3.3.1.1. Tiếp tục tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường may mặc
Nghiên cứu thị trường là nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp nhà quản trị đưa ra một chiến lược phù hợp, do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.
Trong những năm qua, do chưa có phòng ban, cán bộ chuyên trách về nghiên cứu thị trường mà công việc này do phòng kinh doanh XNK đảm nhận. Hơn nữa, nguồn ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường còn hạn chế nên công tác này của Công ty còn chưa đồng bộ và chuyên nghiệp, hiệu quả của hoạt động là chưa cao.
Bởi vậy, trong thời gian tới để hoạt động mở rộng thị trường có hiệu quả hơn thì Công ty nên tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu đánh giá, lựa chọn thị trường. Để hoạt động nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Thành lập phòng Marketing riêng chuyên phụ trách các hoạt động thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường.Phòng Marketing hoạt động chuyên trách trong công tác nghiên cứu thị trường giúp Công ty đưa ra được các quyết định đúng đắn về chính sách sản phẩm, chính sách giá, kênh phân phối cũng như các hoạt động xúc tiến bán và quảng bá sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty trên thị trường thế quốc tế. Tiếp sau khi đã xuất khẩu được sản phẩm, Công ty vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tại các thị trường đó.
- Tăng cường thu thập nguồn thông tin sơ cấp. Nguồn thông tin Công ty sử dụng để đánh giá thị trường hầu hết là nguồn thông tin thứ cấp. Nguồn thông tin này
phổ biến, dễ cập nhật, chi phí thấp nhưng nó lại không cho phép Công ty đánh giá thị trường một cách chính xác. Công ty cần thu thập và tìm kiếm các thông tin sơ cấp để có thể có những nghiên cứu chính xác như các thông tin về:
+ Thông tin về nhu cầu khách hàng, xu hướng tiêu dùng để qua đó có thể sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, củng cố vị trí của mình trên thị trường.
+ Thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm phục vụ cho việc phân tích cạnh tranh. Thu thập thông tin về giá của đối thủ cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào,... nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, tăng lợi nhuận cho mình.
- Tăng cường nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Để có thể tiến hành hoạt động thu thập nguồn thông tin sơ cấp và nghiên cứu đánh giá các thông tin được hiệu quả, Công ty cần có chính sách phân bổ nguồn tài chính cho hoạt động này. Hiện nay, toàn bộ công tác cho hoạt động tìm kiếm thông tin hầu như là không có kinh phí hoặc rất ít. Bởi thông tin được lấy hầu hết là các nguồn thông tin đại chúng, phổ biến. Bởi vậy, chính sách cụ thể về tài chính cần phải được xác lập để tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường.
Như vậy, việc chú trọng nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp Công ty có những nắm bắt chính xác thông tin về khách hàng của mình, nhờ vậy đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, hạn chế được các vi phạm về sản phẩm và các quy định của nước nhập khẩu. Làm được như vậy sẽ giúp Công ty nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
3.3.1.2. Tăng cường công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chú trọng vào kế hoạch sán phẩm, tập trung hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm từ mẫu mã, chất lượng để thu hút được nhiều khách hàng, đầu tư sửa chữa và mua sắm mới trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm
a. Hạ giá thành sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệptrước hết phụ thuộc vào sức cạnh tranh của sản phẩm. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao hơn,
giá cả thấp hơn, dịch vụ bán hàng tiện lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh khác thì doanh nghiệp sẽ giành được thị phần xứng đáng. Để có thể thực hiện hoạt động mở rộng thị trường ngày một hiệu quả đòi hỏi Công ty ngay từ bây giờ phải xây dựng chiến lược giá, định vị giá cả thị trường của mình một cách hợp lý so với đối thủ cạnh tranh và phù hợp với quy định về giá cả thế giới.
Có rất nhiều viện pháp để thực hiện việc giảm giá thành sản phẩm như: Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới cũng là một cách giảm bớt các công đoạn sản xuất, tăng khả năng cung cấp dịch vụ và nhờ đó giảm được chi phí; tiết kiệm chi phí...
Điều kiện để Công ty có thể thực hiện giải pháp này là:
- Cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường,...
- Đồng thời, Công ty cần chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, chất lượng tốt, giả cả phù hợp. Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó tác động trực tiếp tới chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm. Do vậy, việc chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, chất lượng là một việc cần thiết để nâng tính cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty. Hơn thế nữa, nguồn nguyên vật liệu hiện nay ngày càng trở nên khan hiếm nên ổn định được nguồn nguyên vật liệu sẽ giúp Công ty đối phó được với những biến động trên thị trường cung nguyên vật liệu một cách nhanh nhạy, hợp lý và hoàn thành được các kế hoạch đặt ra. Với đầu vào ổn định cũng giúp Công ty đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, có thể giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm về giá. Hiện nay, Công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, hoạt động sản xuất cũng phụ thuộc vào quá trình cung nguyên vật liệu. Để hạn chế tình trạng này thì Công ty nên mở rộng thị trường cung nguyên vật liệu, không chỉ nhập khẩu từ nước ngoài mà còn tìm kiếm thêm nhà cung cấp nguyên vật liệu ở
trong nước.Việc này vừa chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu, vừa tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển đường dài.
Như vậy, với các biện pháp giảm giá thành sản phẩm nhờ đó sản phẩm của Công ty sẽ cạnh tranh tốt hơn cả trên các thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, có khả năng thâm nhập bằng chiến lược chi phí thấp vào các thị trường mới, tiếp tục hoạt động sâu vào các nhóm thị trường cũ.
b. Đa dạng hóa sản phẩm từ mẫu mã, chất lượng để thu hút được nhiều khách hàng
May mặc là một trong những hàng hóa mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi sản phẩm cần có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Sản phẩm càng có tính đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng, chủng loại thì càng dễ dàng thâm nhập sâu, rộng vào các thị trường.
Trong những năm qua, sản phẩm may mặc của Công ty đã có những thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, chủng loại mặt hàng. Tuy vậy, hoat động này vẫn không theo kịp được với tốc độ của các đối thủ cạnh tranh. Mặt hàng áo Jacket và áo khoác của Công ty chỉ thay đổi chút ít về màu sắc còn chất liệu vải, kiểu dáng thay đổi rất, các chủng loại hàng nhiều năm qua hầu như không tăng lên. Do vậy, trong ngắn hạn từ 2 - 3 năm tới Công ty cần tập trung phát triển vào những mặt hàng như áo sơ mi, quần âu, vest... và có những chính sách đổi mới sản phẩm phù hợp với xu thế phát triển của thị trường thế giới.
Các biện pháp Công ty có thể thực hiện để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm của mình là:
- Nâng cao chất lượng hàng may mặc theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đạt chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9000, chứng chỉ về môi trường ISO 1400, chứng chỉ trách nhiệm xã hội SA 8000 để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài đặt ra đối với đơn hàng xuất khẩu. Trong quá trình sản xuất và xuất khẩu, mọi công đoạn thực hiện đều phải tuân theo những quy định và phải được giám sát chặt chẽ theo những tiêu chuẩn thống nhất, hạn chế thấp nhất những sản phẩm lỗi và loại bỏ ngay nhờ hệ thống giám sát ở các công đoạn trong sản xuất
và xuất khẩu. Khách hàng EU rất quan tâm tới hàng may mặc đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế vì có tới 80% tiêu chuẩn chất lượng của EU là dựa trên tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Như vậy, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trở thành một tiêu chí đánh giá gián tiếp chất lượng hàng may mặc và đồng thời là một phương tiện nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Công ty trên thị trường EU.
- Đa dạng hóa chất liệu sản phẩm nhờ vào ý tưởng thiết kế. Để đa dạng hóa chất liệu sản phẩm thì cần dựa vào ý tưởng thiết kế của các nhà thiết kế. Các nhà thiết kế sẽ biết cách sử dụng các chất liệu khác nhau cho những sản phẩm khác nhau, những chất liệu có thể trong nước sản xuất được hoặc phải nhập khẩu. Ý tưởng thiết kế cần được xuất phát từ khả năng sáng tạo của các nhà thiết kế trong Công ty, tránh sao chép hoặc dập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài.
- Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Chủng loại sản phẩm hàng may mặc của Công ty vẫn còn nghèo nàn, trong khi nhu cầu sử dụng hàng may mặc trên thế giới rất đa dạng. Mỗi nhóm khách hàng đều có những nhu cầu khác nhau khi đi mua hàng may mặc với những mục đích sử dụng khác nhau. Thậm chí, những chủng loại hàng khác nhau cần được sản xuất theo nhu cầu của từng khoảng thời gian ngắn theo mùa trong năm như: Sản phẩm may mặc cho đầu mùa hè hoặc cuối mùa hè, đầu mùa thu hoặc cuối mùa thu,... Do đó, Công ty nên đa dạng hóa chủng loại sản phẩm bằng cách cải tiến sản phẩm đã có và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới. Với việc mở rộng và cải tiến dây chuyền sản xuất giúp Công ty sản xuất thêm một số sản phẩm mới, làm phong phú chủng loại sản phẩm, qua đó tăng lợi thế cạnh tranh cho Công ty trên thị trường thế giới.
Bằng cách đa dạng hóa sản phẩm từ mẫu mã, chất liệu, chủng loại dần dẫn hàng may mặc xuất khẩu của Công ty sẽ trở nên hòa nhập hơn với xu hướng thời trang thế giới đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
c. Đầu tư sửa chữa và mua sắm mới trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất
Công nghệ sản xuất là yếu tố cơ bản quyết định tới sản phẩm được sản xuất ra trong một nền kinh tế hiện tại. Hiện nay, yêu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm may mặc ngày càng cao, không chỉ là để thỏa mãn nhu cầu “ăn chắc mặc
bền” như trước nữa mà phải là “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì vậy, muốn phát triển được hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, Công ty cần phải sản xuất ra được những sản phẩm có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, phong phú phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện tại. Không chỉ vậy, do nhu cầu đối với hàng may mặc rất lớn nên đòi hỏi các sản phẩm này phải được sản xuất hàng loạt, kịp thời trong một thời gian ngắn vì chu kỳ sống của sản phẩm rất ngắn. Cho nên việc mua sắm các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ trong sản xuất là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với Công ty. Trang thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất có hiện đại, tiên tiến thì mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Nó cũng giúp nâng cao năng suất lao động và góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.Trong thời gian qua, mặc dù. Công ty đã đầu tư vào trang thiết bị máy móc những vẫn tồn tại một bộ phận máy móc cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Do vậy nó ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất sản phẩm của Công ty, chất lượng sản phẩm còn một số hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của một số khách hàng khó tính.
Bởi thế, để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và tăng năng suất thì trong những năm tiếp theo Công ty nên đầu tư vào hoạt động mua sắm cũng như cải tiến trang thiết bị công nghệ trong dây chuyền sản xuất. Khi đó, Công ty vừa có thể tổ chức sản xuất nhanh chóng, vừa chủ động tìm kiếm được khách hàng và thực hiện được những hợp đồng lớn từ phía đối tác, đặc biệt là các đối tác đến từ Mỹ.
Việc mua sắm trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất là một vấn đề quan trọng và cấp thiết nhưng không thể tiến hành một cách vội vã, thiếu tính toán cụ thể. Giá trị của một dây chuyền công nghệ thường rất lớn, vì vậy Công ty cần cân nhắn kỹ lưỡng một số vấn đề sau trước khi quyết định mua:
- Việc mua sắm cần được tiến hành một cách hợp lý, tránh lãng phí và phải thực hiện theo đúng quyết định của ban lãnh đạo. Đầu tiên, Công ty sẽ xác định trình độ công nghệ mà mình muốn mua ở mức nào và dựa vào thông tin thu thập trực tiếp trên thị trường để điều tra về các nhà cung cấp công nghệ. Sau đó, căn cứ
vào điều kiện của từng nhà cung cấp và khả năng thực tế của Công ty để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất.
- Bên cạnh việc mua sắm mới thì cũng cần tiến hành sửa chữa, cải tiến những thiết bị cũ vẫn còn sử dụng được, tiếp tục đưa vào dây chuyền sản xuất để tránh lãng phí mua sắm không cần thiết.
- Việc mua sắm mới công nghệ yêu cầu Công ty cần phải chú ý tới việc chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng công nghệ mới và bảo hành. Khi tiếp nhận công nghệ mới, Công ty cần hiểu rõ về công dụng và quy trình hoạt động, tránh trường hợp mua máy móc về mà không biết cách vận hành, không khác thác được tối đa giá trị sử dụng của công nghệ gây lãng phí cho Công ty.
Cải tiến được công nghệ trong dây chuyền sản xuất giúp Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm. Nhờ vậy thúc đẩy xuất khẩu, thị trường được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đa dạng hóa các kênh phân phối cả trong nước và quốc tế. Trong nước tiếp tục mở các showroom, cửa hàng phân phối độc quyền. Không chỉ thực hiện tiêu thụ qua hình thức bán hàng trực tiếp mà còn qua điện thoại, email... Đối với kênh phân