Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ hàng may mặc của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 29)

phẩm của doanh nghiệp

1.1.3.1. Các nhân tố khách quan (các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh)

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nghiên cứu các yếu tố này nhằm điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất xu hướng vận động của nó.

a. Các chính sách của Nhà nước

Các chính sách thương mại của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các chính sách đó là một hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội… Chính sách thương mại có tác động đồng bộ đến việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho Doanh nghiệp. Đồng thời cũng thúc đẩy, tạo ra như cầu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp luôn phải phấn đấu giảm chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

b. Môi trường kinh tế quốc dân

* Yếu tố kinh tế

Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu như: tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay, lãi suất tiền gửi ngân hàng, chính sách tài chính… Tất cả các chỉ tiêu này đều có ảnh hưởng tới sức mua hàng hóa của người tiêu dùng, nó còn được ví như máy đo” nhiệt độ” của thị trường. Chính vì vậy mà sự thay đổi các chỉ tiêu kinh tế nói trên đều có thể tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ cho doanh nghiệp. ngành dệt may chịu tác động của tình hình biến động kinh tế

toàn cầu. Các hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong ngành với kinh ngạch xuất khẩu chiếm 80% toognr doanh thu toàn ngành, đồng thời nguyên phụ liệu dệt amy cũng phụ thuộc tới 70% hàng nhập khẩu. Đối với đầu ra sản phẩm, kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có sản phẩm của ngành dệt may

* Yếu tố chính trị, pháp luật

Đây là yếu tố tạo ra khuôn khổ pháp lý của môi trường kinh doanh để doanh nghiệp hoạt động. Chính những khuôn khổ pháp lý buộc các doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm của mình với người tiêu dùng và với các bạn hàng. Các chỉ tiêu thuộc yếu tố chính trị, pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật và hiệu lực thi hành chúng trong nền kinh tế, sự cân bằng trong các chính sách của Chính phủ… Tình hình chính trị ổn định trong nước sẽ tạo sự tin tưởng vững chắc cho việc đầu tư vào ngành, giúp thu hút nhiều vốn đầu tư. Các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn giúp các doanh nghiệp rất nhiều tỏng hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó tình hình chính trị, môi trường kinh doanh của các thị trường xuất khẩu cũng tác động trực tiếp đến đầu ra sản phẩm. Những cơ chế chính sách, các yêu cầu và kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc là những rào cản lớn mà các doanh nghiệp cần quan tâm chú ý.

Muốn thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải nắm bắt, nghiên cứu dự báo được những thay đổi hay biến động trong tình hình chính trị, luật pháp của nước nhà.

* Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Các yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng liên đến chi phí sản xuất kinh doanh và cách thức sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, mức độ ô nhiễm môi trường... Các yếu tố cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, bến bãi, hệ thống thông tin

liên lạc... Tất cả đều có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tiêu thụ của doanh nghiệp.

* Các yếu tố về văn hóa xã hội

Mỗi một dân tộc đều có truyền thống văn hóa riêng, nó chi phối, ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua sắm của con người. Nghiên cứu những vấn đề xã hội như dân số, sự di chuyển của dân cư, thu nhập, tốc độ phát triển của dân số... sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn về tình hình cầu trên thị trường.

* Khách hàng

Khách hàng được hiểu là tập thể hay cá nhân có nhu cầu và có khả năng thanh toán mong muốn được đáp ứng, được thỏa mãn về hàng hóa của doanh nghiệp. Để tiêu thụ được sản phẩm hay bán được hàng đòi hơi doanh nghiệp phải sản xuất những sản phẩm đáp ứng, thỏa mãn được yêu cần của khách hàng về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng và giá cả..

* Nhà cung ứng

Nhà cung ứng được hiểu là những người cung cấp hàng hóa, dịch vụ là đầu vào cho doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Việc lựa chọn nhà cung ứng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó quyết định tới chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp. Việc cung cấp một cách kịp thời và đúng lúc những sản phẩm mà thị trường cần sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa với khối lượng lớn nhất. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. nhà cung ứng, họ cũng là những người kinh doanh, cũng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp phải tạo dựng được mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng để đáp ứng đầu vào cho doanh nghiệp một cách tốt nhất.

* Đối thủ cạnh tranh

Được hiểu là những người cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh là nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu khi ra nhập thị trường. Doanh nghiệp không chỉ sản xuất ra cái mà thị trường cần mà còn phải nghiên cứu xem đối thủ

cạnh tranh của mình là ai, họ mạnh hay yếu hơn chúng ta... Để từ đó có các chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp.

* Các trung gian thương mại

Bao gồm các cá nhân, tổ chức giúp doanh nghiệp trong khâu lưu thông, phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Đó là những người tham gia vào môi giới, vận chuyển, tuyên truyền, tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, dịch vụ... và làm đại lý bán hàng cho doanh nghiệp. Những hoạt động này của trung gian thương mại dựa trên nguyên tắc" đôi bên cùng có lợi", họ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển kênh bán hàng, phân phối lưu chuyển hàng hóa tới người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, qua đó nhận hoa hồng hay tiền công theo hợp đồng. 1.1.3.2. Các nhân tố chủ quan (Nhân tố bên trong doanh nghiệp)

a. Chất lượng sản phẩm

Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có tác động đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự quan tâm của người tiêu dùng không chỉ là giá, mà quan trọng là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt là nhân tố để tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường. Một sản phẩm có chất lượng không chỉ thể hiện ở độ bền của nó mà còn có cả công nghệ, sự tạo được ẩn chứa trong sản phẩm, một sản phẩm chất lượng phải là sản phẩm có kiểu dáng đẹp, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

b. Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng cấu thành nên doanh nghiệp, vận hành các hoạt động của doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do con người thực hiện cho dù máy móc công nghệ có hiện đại tới đâu nhưng vẫn cần bàn tay con người điều khiển. Nó được biểu hiện ở hai mặt là số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng là những người trong độ tuổi lao động và thời gian của họ có thể hay động vào làm việc. Về mặt chất lượng thể hiện ở trình độ khéo léo của công nhân, trình độ quản lý. Ngành may mặc nói riêng và ngành dệt may nói chung có đặc trưng là sử dụng nhiều lao động, quy trình nhiều công đoạn thủ công. Chính vì thể đào tạo nguồn nhân lực có tình quyết định đến sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam. Từ việc phân tích đánh giá, đề ra chiến lược kinh doanh cho tới khi thực hiện đều là các nghiệp vụ do nhân viên của doanh nghiệp làm. Sẽ không có hiệu quả nếu thiếu bàn tay con người trong mọi lĩnh vực nhất là kinh doanh. Vì vậy mà phát triển nguồn nhân lực là một việc làm cần thiết không thể thiếu đối với doanh nghiệp.

c. Nguyên liệu đầu vào

Việc phát triển ngành dệt may cần thiết phải có thị trường cung cấp nguyên liệu, nếu không sản xuất sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trên thực tế, dệt may Việt Nam hiện đang phụ thuộc tới 70% vào nguyên liệu nhập khẩu. Khi đó các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong khai thức những lợi thế từ TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) và FTA (Hiệp định thương mại tự do) với những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ.

d. Thiết bị công nghệ

Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong thời buổi khoa học và công nghệ phát triển từng ngày từng giờ thì mỗi công nghệ mới sẽ thay thế các công nghệ ra đời trước đó. Kỹ thuật công nghệ phát triển cho phép các Doanh nghiệp đẩy mạnh năng suất, cải tiến sản phẩm và luôn cho phép ra đời những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu thị trường. Nó làm thay đổi cả phương thức kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

e. Cơ chế quản lý

Mỗi một doanh nghiệp đều có những cơ chế quản lý khác nhau. nó thể hiện năng lực quản lý và điều hành của người lao động. Cơ chế quản lý tốt, nhân viên lao động trong doanh nghiệp sẽ làm việc hết sức mình. Hoạt động giữa các khâu sẽ được phối hợp một cách nhịp nhàng và chặt chẽ, hàng hóa hay sản phẩm đưa ra thị trường sẽ kịp thời và đúng lúc. Có được một cơ chế quản lý phù hợp là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp hiện nay. Một cơ chế quản lý có thể kể đến trong doanh nghiệp như: Cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý nguồn cung ứng...

f. Các nhân tố khác

Ngoài những nhân tố nêu trên còn có một số nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ sản phẩm như: Nề nếp văn hóa của doanh nghiệp, hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp, xu hướng tiêu dùng sản phẩm. Sự lên ngôi của ngành thời trang tác động mạnh đến xu hướng tiêu dùng của thị trường, từ đó quyết định quá trình phát triển của ngành dệt may toàn cầu. Việc rút ngắn vòng đời sản phẩm của ngành thời trang đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị cũng như thời gian đáp ứng đơn hàng và dệt may Việt Nam không năm ngoài xu hướng này.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ hàng may mặc của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 29)