0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Về thang đo ALCTR trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNMXK

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 -63 )

Thang đo ALCTR nguyên thủy đa hướng với 5 thành phần LLCTR: Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp, sức mạnh mặc cả của khách hàng, sức ép cạnh tranh của đối thủ cùng ngành, sự đe dọa của đối thủ tiềm ẩn, sự đe dọa của sản phẩm thay thế bao gồm 33 biến được rút gọn với 23 biến gồm 4 thành phần LLCTR đặc trưng riêng trong lĩnh vực may xuất khẩu và 3 biến của thang đo về ALCTR được đưa vào bảng khảo sát chính thức với thang đo Likert 5 điểm. Kết quả thu thập dữ liệu qua hỗ trợ phân tích SPSS cho thấy thang đo các thành phần LLCTR trong hoạt động kinh doanh vẫn đa hướng nhưng cĩ sự khác biệt về nội dung, thang đo các thành phần của LLCTR cịn lại 17 biến. Ba thành phần rút trích được từ phân tích nhân tố cho thấy trong hoạt động may xuất khẩu ALCTR của Doanh nghiệp bị chi phối bởi các nhân tố:

(1) DOITHU: đối thủ trong và ngồi nước, do ngành cĩ sức tăng trưởng hấp dẫn và các DN cùng ngành cĩ quyết tâm theo đuổi mục tiêu chiến lược của mình nên tạo một sức ép cạnh tranh mạnh lên ngành. Bên cạnh đĩ, lực lượng lao động dễ tuyển dụng cũng là một sức ép vì lực lượng này cĩ thể di chuyển dễ dàng giữa các DN với nhau dẫn đến tình trạng “Doanh nghiệp này là cơ sở đào tạo cho doanh nghiệp kia”.

(2) KHACHHANG: Các đặc trưng riêng của khách hàng gồm tiềm lực khai thác mở rộng thị trường, sự quan tâm chính của khách hàng: Chất lượng, thời gian giao hàng, uy tín kinh nghiệm của DN, thơng tin về khách hàng,…

(3) GNN: Sự phụ thuộc về nhãn hiệu, thiết kế và kênh phân phối.

Sau khi kiểm tra các giả định hồi qui cho thấy khơng cĩ sự vi phạm, thủ tục hồi qui tiến hành cho kết quả 3 thành phần cĩ ý nghĩa trong mơ hình ALCTR của Doanh nghiệp may xuất khẩu là (1) DOITHU (2) KHACHHANG (3) GNN.

- Thành phần DOITHU: Điều này cĩ thể giải thích là trong lĩnh vực may XK thì yếu tố về đối thủ đĩng vai trị áp lực quyết định đối với DN. Các đối thủ trong cùng ngành càng cạnh tranh, càng tạo sức ép với nhau thì ALCTR của DNMXK càng lớn. Như vậy cần phải cĩ chiến lược kết hợp, liên minh, khơng cạnh tranh đối đầu để tạo sức mạnh chung cho các DNMXK trên trường quốc tế.

- Thành phần KHACHHANG cũng được giữ lại sau khi tiến hành hồi qui cho thấy khả năng, sức mạnh đàm phán của khách hàng rất quan trọng. Sức mạnh này càng lớn thì ALCTR của DNMXK càng lớn, đặc biệt là số lượng khách hàng cũng rất quan trọng, các vấn đề khác như khi họ cĩ nhu cầu mở rộng thì sẽ tìm đến với các DN Việt Nam hay chuyển sang các quốc gia khác, họ quan tâm đến uy tín, kinh nghiệm, chất lượng và thời gian giao hàng nhưng lại khơng quan tâm đến giá cả (loại biến KH10) vì gần như khách hàng quyết định giá, các DNMXK của Việt Nam chỉ xoay sở trong khung

giá họ đưa ra. Do vậy, thành phần KHACHHANG cũng là thành phần tồn tại hợp lý

trong mơ hình.

- Thành phần GNN: Đây là một sức ép tiếp theo làm cho ALCTR của DNMXK càng lớn trên trường quốc tế bởi lẽ cịn nhiều sự lệ thuộc của các DNMXK về nhãn hiệu, thiết kế và kênh phân phối.

Tĩm lại: Thang đo ALCTR khi áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNMXK đã cung cấp thêm một cơng cụ hữu hiệu để các nhà quản trị cĩ căn cứ xem xét xây dựng chiến lược và sách lược phù hợp cho DN mình.

5.1.2 Về mơ hình ALCTR trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp may xuất khẩu: Mơ hình các yếu tố tác động đến ALCTR của doanh nghiệp đối với hoạt động may xuất khẩu được xác lập như sau:

ALCTR= 0.309 + 0.233*KHACHHANG + 0.591*DOITHU + 0.120*GNN (5.1)

Từ mơ hình trên cho thấy, để giảm thiểu ALCTR của DNMXK hiện nay thì tác động vào thành phần DOITHU sẽ đem lại kết quả đáng kể nhất do thành phần này cĩ hệ số ảnh hưởng cao nhất trong 3 thành phần là 0.591. Tác động về các biện pháp liên minh, liên kết với nhau để tạo sức mạnh, khơng nên đối đầu hạ giá để giành đơn hàng như các DN đã từng làm trước đây mà phải cùng nhau để cĩ đơn hàng ổn định sản xuất, nâng cao hình ảnh trên trường quốc tế. Tiếp theo là tác động vào KHACHHANG với hệ số ảnh hưởng lên mơ hình ALCTR là 0.233. Đĩ là việc tạo uy tín trong việc đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng, tìm hiểu thơng tin đầy đủ về khách hàng, khơng để họ di chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác do DN Việt Nam khơng đủ năng lực sản xuất, khơng đủ niềm tin đối với khách hàng,…. Cuối cùng là GNN tuy hệ số nhỏ nhất trong 3 thành phần nhưng việc cải thiện được điều này làm cho các DNMXK của Việt Nam hạn chế được các ALCTR, tạo được vị thế trên trường quốc tế và mang lại giá trị ngày một gia tăng, tạo động lực và gĩp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

5.2 Giải pháp và Kiến nghị:

5.2.1 Các giải pháp hạn chế ALCTR cho các DNMXK tại TP.HCM

5.2.1.1 Cơ sở hình thành giải pháp:

(1) Quyết định 36/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008, phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơng nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Việt

Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành cơng nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Do đĩ, ngành may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển. Cụ thể như sau: Đến 2015: Xuất khẩu 18 tỷ USD/năm, sản lượng: 2,85 tỷ sản phẩm, lao động: 2,75 triệu người;. Đến 2020: xuất khẩu 25 tỷ USD/năm, sản lượng: 4tỷ sản phẩm/năm, lao động: 3 triệu người). [14]

(2) Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT của Bộ Cơng Thương phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp dệt may đến 2015 và định hướng 2020 [1]. Với mục tiêu:

+ Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

+ Đảm bảo cho các DN dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở cơng nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

(3) Mục tiêu của ngành dệt may trong giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%. Doanh thu xuất khẩu tồn ngành vào năm 2015 tăng lên 22,5 tỷ USD và đạt 25 tỷ USD vào năm 2020 [2].

(4) Phù hợp với kết quả đã nghiên cứu ở chương trước. Theo thống kê đánh giá sự hỗ trợ của các hiệp hội, cơ quan ban ngành cho kết quả giá trị trung bình thấp (Mean < 3 điểm) chứng tỏ DN chưa thật sự được hỗ trợ bởi các cơ quan này. Đồng thời cĩ một số ý kiến đĩng gĩp để mở rộng XK cho DN trong thời gian tới như: DN cần được tạo cơ hội tiếp cận với các DN nước ngồi, hỗ trợ kinh phí tham gia giao lưu, tham quan, hội chợ triển lãm; hỗ trợ lãi suất vay vốn; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DN sử dụng nhiều lao động. Vì vậy cần cĩ thêm chính sách hỗ trợ DNMXK để DN cĩ thể

hồn thành được mục tiêu mà ngành may và Chính phủ đã đặt ra để đĩng gĩp vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.

Bảng 5.1: Trung bình thang đo sự hỗ trợ của cơ quan ban ngành đối với DNMXK

Hỗ trợ của Các cơ quan VN ở nước ngòai

Hỗ trợ của Các cơ quan xúc tiến trong nước

Hỗ trợ của Hội dệt may N Valid 120 120 120 Missing 0 0 0 Mean 2.99 2.81 2.91 Minimum 1 1 1 Maximum 5 5 5 Sum 359 337 349

5.2.1.2 Các giải pháp làm giảm ALCTR cho các DNMXK tại TP.HCM (1) DOITHU: (1) DOITHU:

- Cần phải liên minh, liên kết các DNMXK lại với nhau để tạo nên sức mạnh đồn kết, hỗ trợ đơn hàng cho nhau để cùng hồn thành tốt hợp đồng cho khách hàng, giảm được chi phí và ổn định sản xuất bằng cách:

+ Cĩ thể thực hiện gia cơng lẫn nhau các sản phẩm cĩ cùng đặc trưng về mặt thiết kế, trình độ tay nghề cơng nhân hoặc máy mĩc thiết bị tương tự nhau.

+ Liên kết cùng nhau để nhận các đơn hàng lớn ổn định sản xuất trong thời gian dài.

- Ngăn chặn đối thủ xâm nhập bằng cách liên kết, tạo uy tín để khách hàng khơng tìm thêm nơi sản xuất khác ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác khi họ cĩ nhu cầu mở rộng thị trường và nguồn cung cấp sản phẩm.

+ Mở rộng sản xuất phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. + Nghiên cứu phát triển sản xuất phù hợp với khả năng tài chính, nhân lực, vật lực để khơng bị lãng phí nguồn lực của DN.

- Khơng đối đầu, cạnh tranh giành lấy đơn hàng của nhau bằng cách hạ giá thành hoặc các biện pháp làm hạ uy tín của nhau trong nội bộ ngành.

- Khơng lơi kéo cơng nhân, đội ngũ quản lý của nhau dưới những hình thức tiêu cực. + Tránh tình trạng rủ rê, dùng các hành vi khơng minh bạch để lơi kéo cơng nhân của DN khác.

+ Cĩ chính sách lương, thưởng thỏa đáng kết hợp với các biện pháp đối xử cơng bằng và thái độ tốt để giữ chân cơng nhân viên tại DN một cách hiệu quả.

(2) KHACHHANG:

- Tìm hiểu các thơng tin về khách hàng một cách cẩn thận để hiểu được tiềm năng của khách hàng nhằm mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai, hạn chế khả năng khách hàng tìm đến những nơi sản xuất ở các quốc gia khác.

- Nâng cao uy tín, kinh nghiệm của DN để cĩ thể lấn sâu hơn vào thị trường thế giới. - Tìm kiếm thêm nhiều khách hàng ở cùng một thị trường đặc biệt là những thị trường cĩ tiềm năng lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản hoặc cĩ thể tìm thêm khách hàng ở các thị trường khác nhưng vẫn giữ thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản làm chủ đạo để giảm sức ép nếu DN cĩ quá ít khách hàng làm chi phối năng lực sản xuất của DN.

- Khách hàng khơng quan tâm đến giá khi làm việc với các DNMXK vì họ đã cĩ một khung giá, DNMXK khơng cĩ sức mạnh đàm phán giá với họ. Vì lẽ đĩ DNMXK thường xoay sở trong khung giá chung. Vì vậy để tăng hiệu quả thì các DNMXK của Việt Nam phải cĩ những chiến lược thích hợp để cĩ thể đàm phán được giá với họ bằng cách: đảm bảo chất lượng hàng tốt, đúng hạn về thời gian giao hàng để họ cĩ thể tin tưởng và chấp nhận một mức giá cao hơn khung mà họ đã đặt ra như giáo sư Scott Hoeing nhận định: “Thật ra giá cả khơng phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng”[12]. Vì vậy, đối với chất lượng hàng tốt cũng là

yếu tố cĩ thể tạo nên sức mạnh đàm phán giá với khách hàng. Điều này cĩ thể thực hiện được do tay nghề của lao động Việt Nam khéo léo hơn các quốc gia khác.

(3) GNN:

- Tăng cường năng lực thiết kế, năng lực thương mại để tăng giá trị xuất khẩu và tăng lợi nhuận cho DNMXK.

- Xây dựng thêm nhãn hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế thơng qua các chương trình xúc tiến thương mại, nâng cao hình ảnh của thương hiệu Việt đến các bạn bè thế giới bằng cách liên kết hoặc các biện pháp marketing, quảng bá thương hiệu,….

- Tìm kiếm kênh phân phối chủ động cho DNMXK thơng qua website, cổng thơng tin điện tử, hội chợ triển lãm, hội thảo chuyên ngành được tổ chức tại TP.HCM và nước ngồi.

Hiệu quả của giải pháp: Việc làm giảm các ALCTR đang tác động đến các DNMXK hiện nay là việc làm thiết yếu và mang lại hiệu quả cao cho DN. Tùy theo mức độ tác động của các áp lực cạnh tranh mà DN sẽ cĩ các kế hoạch, chiến lược và sách lược phù hợp để kềm hãm các áp lực này, hạn chế tối đa sức ép của các áp lực này để kinh doanh hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho DN phát triển bền vững, từng bước lấn sâu vào thị trường thế giới nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu, mang lại nhiều ngoại tệ gĩp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong xu thế tồn cầu hĩa hiện nay.

5.2.2 Kiến nghị:

5.2.2.1 Đối với Nhà nước:

- Hồn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với thơng lệ của WTO bằng cách hồn thiện hệ thống pháp lý và các chuẩn mực.

- Hồn thiện cơ chế để thực thi các quy tắc kinh doanh trong giai đoạn tồn cầu hĩa hiện nay.

5.2.2.2 Đối vớiChính phủ:

- Tăng cường khuyến khích đầu tư và kêu gọi đầu tư nước ngồi vào sản xuất NPL. Xây dựng TP.HCM thành trung tâm cung cấp dịch vụ về may mặc cho chính mình và các khu vực lân cận gồm: trung tâm cung ứng NPL, xúc tiến thương mại, nơi tập kết hàng hĩa xuất khẩu, trung tâm đào tạo dệt may.

- Tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định tự do thương mại nhằm tạo ra mơi trường thuận lợi cho ngành Dệt may phát triển.

- Hồn thiện mơi trường chính sách, mơi trường đầu tư.

- Cần xây dựng cơ chế tạo động lực phù hợp hơn với ngành dệt may. - Cĩ chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại.

- Chính phủ sớm phê duyệt các chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, tạo điều kiện cho DN khai thác thị trường, khách hàng mới,…..

- Cĩ chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Thu xếp vốn đầu tư phát triển, hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng phát triển, vốn ODA với mức lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ cho các DN đầu tư vào sản xuất dệt may.

- Phê duyệt bổ sung danh mục Sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành Dệt May.

5.2.2.3 Đối vớiHiệp hội:

- Tiếp tục phối hợp với các DNMXK và mạng lưới tham tán thương mại ở nước ngồi để thực hiện tốt cơng tác xúc tiến thương mại.

- Cần phối hợp với các cơ quan liên quan để tìm hiểu thơng tin về nhu cầu thị trường, chính sách thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, .v.v. để từ đĩ phổ biến lại cho các DNMXK.

- Tìm hiểu thơng tin, yêu cầu của phía DN để đề đạt với cơ quan đàm phán, đồng thời tìm hiểu các thơng tin trong quá trình đàm phán cĩ liên quan để phổ biến lại cho DN. - Làm tốt cơng tác tư vấn, tham mưu chính sách cho Chính phủ trong việc xây dựng các chiến lược phát triển, quy hoạch ngành và các đàm phán song phương, đa phương.

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1 Hạn chế: 5.3.1 Hạn chế:

5.3.1.1 Hạn chế về mẫu khảo sát:

- Hình thức lấy mẫu thuận tiện: kết luận khơng thể bao quát hết cho mọi doanh

nghiệp trong ngành trên cả nước.

- Kiến thức và tâm lý của người trả lời khảo sát: Cĩ những mức độ khơng đồng

nhất về trình độ, kinh nghiệm và tâm lý nên kết luận khơng thể bao quát một cách chính xác nhất.

5.3.1.2 Hạn chế khác:

- Các biến quan sát cĩ thể cĩ những ảnh hưởng tiềm tàng mà tác giả đã khơng bao

quát hết trong nghiên cứu này nên cĩ thể cĩ độ lệch.

- Chưa cĩ bằng chứng về việc nghiên cứu các ALCTR dựa theo mơ hình 5 lực lượng

cạnh tranh của M.Porter được phát triển trước đây tại Việt Nam. Do đĩ, nghiên cứu này cung cấp những kết quả đầu tiên mang tính khám phá, xây dựng. Và vì vậy, cần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 -63 )

×