Thơng tin của mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)

- Số lượng mẫu: Phát ra 150 bảng khảo sát các DNMXK tại TP.HCM (với tỷ lệ mẫu thay thế là 10%).

Kết quả sau khi làm sạch cĩ 120 hồi đáp hợp lệ (phụ lục 5), đạt tỷ lệ 80% tổng thể, đáp ứng yêu cầu về kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu.

- Hình thức lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất từ danh sách các doanh nghiệp cĩ hoạt động may xuất khẩu do dịch vụ tổng đài 1080 cung cấp thơng tin. Hiện cĩ khoảng 600 doanh nghiệp (khơng tính doanh nghiệp tư nhân và cơ sở).

- Đặc điểm của mẫu: Đại diện của doanh nghiệp là người phụ trách chính hoặc cĩ am hiểu về cơng ty khơng phân biệt giới tính, độ tuổi, học vị, …

- Hình thức khảo sát: Nghiên cứu chính thức sử dụng kỹ thuật khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức bằng hai cách như sau: cách thứ nhất là phát bảng câu hỏi tận tay các doanh nghiệp và chờ thu lại sau mỗi lần phát và cách thứ hai là gởi bảng câu hỏi qua email và chờ phản hồi thơng tin.

Tĩm tắt chương 3:

- Chương 3 đã trình bày tổng quan ngành may Việt Nam nhằm cĩ cái nhìn tổng quát về thực trạng của ngành để cĩ hướng nghiên cứu và đưa ra các biện pháp để phát triển xuất khẩu cho các DN may tại TP.HCM trong hiện tại và tương lai.

- Chương 3 cũng đã thiết kế nghiên cứu qua hai bước:

+ Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp thảo luận nhĩm tập trung. Thang đo ALCTR được xây dựng từ thang đo ALCTR của mơ hình 5 LLCTR của M.Porter gồm 33 biến ban đầu đã giảm cịn 23 biến cho 4 thành phần LLCTR do đặc tính riêng của ngành may mặc xuất khẩu, và 3 biến đánh giá chung mức độ căng thẳng của cạnh tranh/ALCTR của các DNMXK. Các biến này sẽ được đưa vào khảo sát chính thức. Một mẫu pilot gồm 10 DN cũng được sử dụng để tính độ lệch chuẩn cho biến phụ thuộc của mơ hình nghiên cứu nhằm xác định kích thước mẫu nghiên cứu.

+ Bước 2: Dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát với hình thức lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất để thu thập dữ liệu phân tích. Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để hỗ trợ phân tích dữ liệu cho kết quả thống kê ban đầu về số lượng hồi đáp từ các DNMXK tại TP.HCM. Các kết quả kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp mơ hình và các giả thuyết được trình bày chi tiết trong chương 4.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 tập trung vào trình bày kết quả nghiên cứu định lượng. Bao gồm các nội dung: (1) Kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA, (2) Kiểm định sự phù hợp của mơ hình bằng hồi qui đa biến (3) Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra.

4.1 Đánh giá thang đo:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)