Nhóm giải pháp về nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 100)

3.2.4.1. Căn cứ giải pháp

Hiện tại, độ tin cậy cung cấp điện đang còn thấp, do đó tính an toàn, liên tục và chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng là chưa cao.

Các thông tin trao đổi giữa các điện lực nói riêng và Công ty nói chung với khách hàng sử dụng điện và ngược lại hiện chưa đạt yêu cầu, khách hàng chưa thực sự thấu hiểu tính chất và đặc thù của sản phẩm điện năng.

Sự quan tâm, chăm sóc khách hàng sử dụng điện chưa kịp thời, đâu đó còn mang tính độc quyền.

3.2.4.2. Mục tiêu giải pháp

Không ngừng nâng cao chất lượng điện năng, độ an toàn, liên tục thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ tin cậy cung cấp điện.

Nâng cao khả năng giải quyết, xử lý sự cố lưới điện khi có sự cố xảy ra, thực hiện các công việc trên lưới theo đúng kế hoạch và giảm thiểu thời gian mất điện của khách hàng.

Thông tin kịp thời cho khách hàng khi bị mất điện và các thông tin về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả.

Xử lý các thông tin, sự việc cụ thể, kịp thời khi có yêu cầu của khách hàng. Thay đổi nhận thức và nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển.

3.2.4.3. Nội dung của giải pháp

Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trên lưới điện phân phối, có hai giải pháp chính: Giải pháp giảm sự cố lưới điện và giải pháp giảm thời gian mất điện.

+ Các giải pháp làm giảm sự cố (ngăn chặn sự cố xảy ra):

Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị: Sử dụng các vật tư, thiết bị có chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn. Vật tư, thiết bị phải được kiểm tra, thí nghiệm trước khi đưa vào vận hành và kiểm tra và xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của thiết bị và có tính năng tự động hóa, kết nối thông tin. Lập kế hoạch, lộ trình cụ thể để từng bước thay thế các thiết bị có suất hư hỏng cao bằng các thiết bị mới (Ví dụ: sử dụng cách điện compozit thay thế cho cách điện thủy tinh, gốm ...)

Quá trình thiết kế, mua sắm và lắp đặt cần sử dụng các loại vật tư, thiết bị phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng, miền nhằm giảm bớt các sự cố có tác nhân bên ngoài (Ví dụ: Sử dụng dây bọc cách điện để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố do các vật thể khác tác động vào, hành lang lưới điện; sử dụng cách điện chống nhiễm mặn khi các đường dây đi qua khu vực có khí hậu biển; Lắp đặt tủ RMU đã được nhiệt đới hóa và có quạt hút ẩm; ....)

Tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, thiết bị trên lưới để ngăn ngừa sự cố chủ quan.

Trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ cho công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng như xe thang, thiết bị kiểm tra phát nóng dây dẫn, thiết bị, thiết bị kiểm tra công suất máy biến áp...

Đưa công nghệ sửa chữa điện hot-line vào áp dụng trên lưới điện tỉnh Hưng Yên.

Đào tạo để nâng cao tính kỷ luật, kiến thức và tay nghề cho nhân viên quản lý vận hành lưới điện nâng cao chất lượng cung ứng điện.

+ Các giải pháp làm giảm thời gian mất điện (khoanh vùng và khắc phục sự cố nhanh):

Giảm thiểu các khu vực mất điện bằng cách lắp đặt thêm thiết bị phân đoạn như: Máy cắt điện, cầu giao cách ly, cầu giao phụ tải...

Nhanh chóng khoanh vùng sự cố bằng phương pháp áp dụng công nghệ tự động hóa lưới điện (SCADA/DMS) để tự động phân vùng sự cố.

Xây dựng hệ thống mạch vòng, liên thông và tiến tới xây dựng hệ thống mạch kép (2 mạch) để cấp điện trở lại qua mạch vòng sau khi đã cô lập được sự cố.

Xử lý nhanh sự cố: Xác định nhanh các điểm sự cố bằng các thiết bị chuyên dùng (Ví dụ: sử dụng thiết bị chỉ thị sự cố Phault Indicator); Trang bị các thiết bị chuyên dùng để xử lý sự cố; tăng cường công tác huấn luyện, diễn tập xử lý sự cố với các tình huống mà thực tế có thể xảy ra để nâng cao về trình độ kỹ thuật, an toàn và kỹ năng xử lý sự cố trong mọi điều kiện.

+ Giải phóng hành lang lưới điện và khắc phục các điểm vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để giải quyết các điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về an toàn hành lang lưới điện đến các tổ chức và cá nhân, sử dụng các tài liệu tuyên truyền, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản cam kết không vi phạm an toàn hành lang lưới điện, tờ rơi, phóng sự, tranh ảnh tuyên truyền và các quy định an toàn đối với hành lang lưới điện để người dân nhận thức được mối hiểm họa do vi phạm khoảng cách an toàn điện gây ra và kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng tối thiểu là 01 lần để nắm bắt thông tin từ phía khác hàng để có biện pháp quản lý phù hợp và kết hợp tuyên truyền về công tác sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Thông tin rộng rãi số điện thoại đường dây nóng đến khách hàng để nắm bắt và phản hồi thông tin với khách hàng.

Thông tin đến các khách hàng sử dụng điện biết các trường hợp ngừng cung cấp điện theo quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 để khách hàng thấu hiểu và thông cảm cho ngành điện.

− Khách hàng sử dụng lưới điện đề nghị cắt điện;

− Thiết bị của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn để được khôi phục cung cấp điện;

− Do sự cố thiết bị của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối;

− Do mất điện từ lưới điện truyền tải Quốc gia; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Sa thải phụ tải theo lệnh điều độ vận hành hệ thống điện;

− Ngừng cấp điện khi xét thấy có khả năng gây mất an toàn nghiêm trọng đối với con người và thiết bị trong quá trình vận hành hệ thống điện;

− Do khách hàng sử dụng điện vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện;

− Do các sự kiện bất khả kháng, ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị; Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu lưới điện để nâng cao chất lượng điện năng cho khách hàng, nhất là điện áp;

Thực hiện tốt công tác phát triển khách hàng mới (khách hàng sử dụng điện 1 pha, 3 pha, lắp TBA mới, nâng công suất TBA...) thuận tiện, kịp thời để tăng sản lượng điện thương phẩm, tăng doanh thu và giải đáp kịp thời các yêu cầu từ phía khách hàng đúng quy định.

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV làm công tác giao tiếp khách hàng; lực lượng làm công tác quản lý vận hành, xử lý sự cố lưới điện; đội ngũ quản lý khách hàng luôn hướng tới khách hàng, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng và luôn xem khách hàng là nhân tố đem lại sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Khai thác tối đa các tiện ích chương trình quản lý khách hàng CMIS 2.0, nắm vững thông tin khách hàng, trao đổi và thông tin cho khách hàng khi cần thiết, nhất là việc ngừng cung cấp điện phải được thông báo trước cho khách hàng.

Tiến tới đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống quản lý cung ứng điện, điều hành lưới điện tại phòng điều độ Công ty, tổ trực vận hành điện lực nhằm theo dõi và giám sát chặt chẽ độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng kể cả lưới điện hạ áp. 3.2.4.4. Lợi ích của giải pháp

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đảm bảo việc cấp điện an toàn liên tục và ổn định cho khách hàng. Nâng cao hiệu suất sử dụng đối với các thiết bị điện và tăng doanh thu, lợi nhuận cho đơn vị.

Nâng cao khả năng quản lý hệ thống thông tin khách hàng, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kinh doanh điện năng và quản trị của các cấp quản lý.

Nâng khả năng cạnh tranh, tạo uy tín thương hiệu của doanh nghiệp và xây dựng được hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp, tạo niềm tin đối với khách hàng sử dụng điện.

Tạo ra tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp đối với CBCNV ngành điện trong việc tiêu thụ sản phẩm, thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện hội nhập và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Kết luận chương 3

Nội dung chương 3 là một số giải pháp tăng cường quản lý cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên. Dựa vào kết quả phân tích thực trạng quá trình cung ứng điện và định hướng phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý và đổi mới công nghệ; về nhân sự; giảm tổn thất điện năng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, góp phần ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được xu thế hội nhập nền kinh tế Thế giới, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên.

KẾT LUẬN 1. Phần kết luận

Chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối tại Việt Nam hiện nay đang được nhiều tập thể và cá nhân đã và đang nghiên cứu. Là một cán bộ công tác trong ngành điện lâu năm, tác giả nhận thấy đây là đề tài nóng và mạnh dạn vận dụng những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu trong chương trình cao học Quản lý kinh tế của Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác để nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tăng quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên đến năm 2020 và các năm sau này.

Chương 1 đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các khái niệm về hàng hóa, dịch vụ; cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp; quản lý cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp; đặc điểm hàng hóa “Điện” ảnh hưởng đến công tác quản lý quá trình cung ứng điện; nội dung của công tác quản lý quá trình cung ứng điện; các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý quá trình cung ứng điện; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cung ứng điện làm cơ sở lý luận và căn cứ khoa học cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên.

Chương 2 tác giả đã giới thiệu những nét cơ bản về Công ty Điện lực Hưng Yên, phân tích thực trạng công tác cung ứng điện, qua đó phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác cung ứng điện, phân tích các chỉ tiêu chất lượng quản lý quá trình cung ứng điện và đánh giá chung về công tác quản lý quá trình cung ứng điện.

Tác giả đã tổng kết các tồn tại và nguyên nhân trong công tác cung ứng điện như: Chất lượng nguồn điện, hiện trạng lưới điện, chất lượng của CBCNV làm công tác cung ứng điện, chính sách của Doanh nghiệp đối với người lao động, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác cung ứng điện và khách hàng sử dụng điện. Trên cơ sở các kết quả phân tích, trong chương 3, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp, góp phần tăng cường công tác quản lý quá trình cung ứng điện tại Công ty Điện lực Hưng Yên.

Chương 3 là một số giải pháp tăng cường quản lý cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên. Dựa vào kết quả phân tích thực trạng quá trình cung ứng điện và định hướng phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý và đổi mới công nghệ; về nhân sự; giảm tổn thất điện năng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, góp phần ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được xu thế hội nhập nền kinh tế Thế giới, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên.

1. Các kıến nghị

- Đối với Bộ Công thương: Phê duyệt bổ sung "Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020” và trình Chính phủ phê duyệt để sớm triển khai thực hiện.

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan: Khi phê duyệt quy hoạch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nhất là các tuyến đường giao thông, cần phê duyệt quy hoạch đồng bộ với hệ thống nước sạch, nước thải và có hệ thống ngầm hóa, phục vụ cho việc lắp đặt các hệ thống thông tin, điện lực, truyền hình cáp... và giao cho cơ quan đô thị để quản lý, tránh đào phá nền đường, công trình nhiều lần gây lãng phí và đảm bảo được mỹ quan đô thị, nông thôn mới.

Thông tư số 45/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 18/2010/TT-BCT về thị trường điện lực canh tranh.

2. Bộ Công thương (2010), Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30-7-2010 của Bộ Công thương về quy định hệ thống điện phân phối.

3. Bộ Công thương (2011), Quyết định số 6621/QĐ-BCT ngày 19/12/2011 của Bộ Công Thương, về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020”

4. Chính phủ (2011), Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII).

5. Chính phủ (2011), Quyết định số 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.

6. Công ty Điện lực Hưng Yên (2014), “Kế hoạch, giải pháp giảm chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI nâng cáo độ tin cậy cung cấp độ tin cậy cung cấp điện năm 2014”.

7. Công ty Điện lực Hưng Yên (2014), “Phương án cung ứng điện năm 2015”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Công ty Điện lực Hưng Yên (2015), “Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh năm 2014 mục tiêu, giải pháp thực hiện năm 2015”.

9. Công ty Điện lực Hưng Yên (2015), “Báo cáo tổng kết công tác Đầu tư xây dựng, Sửa chữa lớn, Tài chính kế toán và Công nghệ thông tin năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015”.

10. Công ty Điện lực Hưng Yên (2015), “Báo cáo tổng kết tổng kết công tác Quản lý kỹ thuật - Vận hành - An toàn bảo hộ lao động.

11. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), “Giáo trình Quản trị học” - NXB Giao thông vận tải.

13. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (2004), “Quy phạm trang bị điện”.

14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 và Luật số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

15. Đặng Duy Thái (2011), “Giáo trình Quản trị chiến lược kinh doanh”-Trường Đại học Mỏ-Địa chất.

16. Các trang web:

- Công ty Điện lực Hưng Yên: http://pchungyen.npc.com.vn

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam: http://www.evn.com.vn

STT Nội dung Tên nhóm

Công suất

Thời gian cung cấp điện Dự kiến công suất tiêu thụ lớn nhất (MW) Công suất lớn nhất phân bổ (MW) Công suất thiếu hụt (MW) Tổng 375 356 19

1 Khách hàng quan trọng 1 7 7 0 Không phải tiết giảm khi thiếu điện

2 Khách hàng quan trọng theo mùa vụ 2 19 19 0 Không phải tiết giảm khi thiếu điện

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 100)