Nhóm giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 90)

3.2.2.1. Các căn cứ của giải pháp

- Nguồn nhân lực có chất lượng lao động chưa cao và bố trí công việc chưa thực sự hợp lý.

- Mô hình quản lý sản xuất kinh doanh chưa phù hợp với thực tế, chưa kích thích được người lao động.

- Các chỉ tiêu thực hiện hàng năm chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có, số liệu các chỉ tiêu đạt được còn hạn chế so với mức bình quân trong toàn Công ty.

3.2.2.2. Mục tiêu của giải pháp

- Tạo động lực thúc đẩy CBCNV trong đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, các chỉ tiêu mà Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động. - Tăng thu nhập và cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho người lao động. 3.2.2.3. Nội dung của giải pháp

- Phát triển nguồn nhân lực.

Do nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi ngành điện phải đổi mới và phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, nguồn nhân lực lao động ngày càng tăng và chất lượng lao động đòi hỏi có chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp để phát triển bền vững. Cần thực hiện các nội dung sau:

+ Tổ chức đào tạo lại đối với những lao động trái ngành, trái nghề; Bồi huấn và sát hạch định kỳ về chuyên môn, nghiệp vụ cho các CBCNV tham gia vào công tác cung ứng điện như tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, huấn luyện thực hành thực tế, đào tạo theo chuyên đề, nắm tay chỉ việc ...

+ Tổ chức đào tạo tin học, ngoại ngữ cho CBCNV để đáp ứng yêu cầu đổi mới của hệ thống thông tin quản lý, chú trọng áp dụng các chương trình phần mềm liên quan đến công tác quản lý quá trình cung ứng điện.

+ Xây dựng khu thực hành, mô hình thực nghiệm để tập huấn, đào tạo và sát hạch nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV như: Xử lý nhanh sự cố, sửa chữa điện Hotline...

+ Phân định trách nhiệm và phân công cụ thể khu vực lưới điện quản lý gắn liền với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và cơ chế tiền lương để mỗi CBCNV nêu cao

vai trò và tinh thần trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho cấp dưới để tạo và nâng cao tính chủ động sáng tạo trong công việc đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên nhằm phát hiện các sai sót và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

+ Cải tiến hệ thống phân phối tiền lương, tiền thưởng; phát động các phong trào thi đua để động viên kịp thời các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cá nhân điển hình; điều chỉnh lại mức tiền lương (V2) theo từng lĩnh vực công việc.

+ Xây dựng và ban hành cơ chế bổ nhiệm và luân chuyển CBCNV nhằm động viên khuyến khích CBCNV tích cực tham gia, không ngừng phấn đấu để trưởng thành.

+ Đối với các cán bộ quản lý, ngoài kiến thức về chuyên môn cần được đào tạo thêm kiến thức về quản trị kinh doanh. Đối với công nhân cần bồi dưỡng và cập nhật kịp thời các tính năng tác dụng của các thiết bị mới, các kinh nghiệm thực tế, sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc được giao.

+ Công tác tuyển dụng ban đầu cần thực hiện đúng quy trình để lựa chọn nguồn lao động có chất lượng cao.

+ Có chính sách thu hút nhân tài, nguồn lao động có chất lượng cao bằng các chế độ đãi ngộ, tạo cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của nguồn nhân lực này.

+ Thường xuyên nhắc nhở CBCNV nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành tốt các quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị.

+ Thực hiện chế độ thưởng, phạt, xử lý kỷ luật nghiêm minh và kịp thời để khuyến khích các nhân tố tích cực và răn đe các yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành của đơn vị.

- Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp:

Do điện năng có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mọi hoạt động của xã hội, do đó phải coi sản phẩm điện như các loại hàng hóa khác trên thị trường. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp để phục vụ ngày các tốt hơn và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng sử dụng điện. Cụ thể:

+ Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 trong hoạt động kinh doanh điện năng: Hàng năm các bộ phận trực thuộc phải tự xây dựng cho đơn vị chương trình, mục tiêu và kế hoạch chất lượng để thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện của năm đó; quản lý và lưu trữ hồ sơ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.

+ Thực hiện chăm sóc khách hàng qua điện thoại 24/24h để giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng.

+ Triển khai sâu rộng việc sử dụng hệ thống nhắn tin SMS, để thông báo kịp thời cho khách hàng biết các thông tin mà khách hàng thường quan tâm như: thời gian cắt điện theo kế hoạch, lý do ngừng cấp điện, thời gian dự kiến cấp điện trở lại, sản lượng điện tiêu thụ trong tháng, số tiền điện phải thanh toán, địa điểm nộp tiền điện và đa dạng hình thức để khách hàng lựa chọn phương án nộp tiền điện ...

- Phát huy nội lực.

+ Phát huy truyền thống của đơn vị để khơi dậy tinh thần đoàn kết, sức mạnh trí tuệ tập thể trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

+ Tối ưu hóa chi phí trong toàn Công ty.

+ Phát huy tinh thần sáng tạo, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của CBCNV trong công tác kinh doanh điện năng.

+ Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện để hạn chế khách hàng vi phạm sử dụng điện, tạo sự công bằng cho khách hàng và góp phần giảm tổn thất điện năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sử dụng có hiệu quả các vật tư thiết bị, giảm thiểu vật tư thiết bị và giá trị tồn kho hàng tháng, quý, năm để giảm chi phí mua sắm.

+ Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của kỹ thuật viên an toàn chuyên trách tại Điện lực để tăng cường kiểm tra giám sát an toàn điện. Đồng thời lãnh đạo Điện lực, các phòng chức năng của Công ty tăng cường kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động trên lưới điện nhằm đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong quá trình cung ứng điện.

- Bố trí, phân công công việc hợp lý sẽ phát huy được vai trò trách nhiệm của CBCNV góp phần tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động.

- Tạo động lực và nâng cao ý thức làm việc, tính chủ động, sáng tạo trong công việc của người lao động.

- Người lao động cảm nhận được sự quan tâm, có cơ hội để phát triển, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc để có động cơ làm việc tốt hơn.

- Không ngừng nâng cao chất lượng lao động, chất lượng phục vụ khách hàng, sự ổn định và gắn bó lâu dài của người lao động với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 90)