Phân tích thực trạng công tác quản lý cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên gia

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 30)

Hưng Yên giai đoạn 2010-2014

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý cung ứng điện

Trong nhiều năm qua, Công ty Điện lực Hưng Yên đã có nhiều cố gắng trong công tác cải tạo và nâng cấp lưới điện, nhất là từ năm 2010 trở lại đây Công ty đã tập trung làm tốt công tác chống quá tải và phát triển lưới điện đến 35 kV, đầu tư cải tạo lưới điện tại các xã tiếp nhận lưới điện hạ áp, phát triển khách hàng mới, đặc biệt ưu tiên phát triển các khách hàng lớn, khả năng kinh doanh có lãi như: các khu công nghiệp, các khu vực dân cư tập trung, khu vực các làng nghề truyền thống…

Sản lượng điện thương phẩm năm 2015 dự kiến đạt 2.645 triệu kWh tăng gấp 24,7 lần so với năm 1997 đứng thứ 4 trong Tổng Công ty Điện lực Miền bắc. Tỷ lệ tổn thất điện năng phấn đấu đạt 6,5%. Doanh thu năm 2015 ước đạt trên 3,9 nghìn tỷ đồng tăng hơn 78 lần so với năm 1997; Tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 1997 đến năm 2015 đã giảm 8,55 %; Đây là mức giảm khá lớn trong các Công ty Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, mặc dù đã tiếp nhận và bán điện trực tiếp đến 149/161 xã, phường, thị trấn với 390.584 khách hàng.

Việc tiếp nhận và bán điện trực tiếp tới từng hộ dân nông thôn đã giúp nhân dân trong tỉnh được sử dụng điện an toàn, ổn định và hưởng giá bán điện theo quy định của Chính phủ. Qua đó, đã góp phần không nhỏ vào đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an ninh khu vực nông thôn; tích cực đầu tư, cải tạo, nâng cấp lưới điện, nâng cao chất lượng điện và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. Đặc biệt, Công ty đã trú trọng đầu tư, nâng cấp tối thiểu toàn bộ hệ thống lưới điện nông thôn sau tiếp nhận để đáp ứng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Hiện nay các xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đều đạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn.

a. Kết quả kinh doanh điện năng:

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh điện năng giai đoạn 2010 - 2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Giá (đ/kWh) 961,92 1154,64 1288,63 1406,55 1449,9 Điện thương phẩm (10^6 kWh) 1147,69 1290,04 1512,04 1975,97 2305,67 Doanh thu (10^9 đ) 1103,99 1489,54 1948,47 2779,30 3342,98 Lợi nhuận đạt được (10^9 đ) 8,31 12,82 14,37 18,27 23,44

(Nguồn: Phòng Tổ chức Kinh doanh – Công ty Điện lực Hưng Yên)

Hình 2.2: Kết quả kinh doanh điện năng giai đoạn 2010 - 2014

b. Chất lượng quản lý quá trình cung ứng điện: * Chất lượng điện áp:

- Theo quy định của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Điện áp tại thanh cái trung áp 35kV, 22kV, 10kV tại các trạm biến áp 110kV vào các thời điểm khác nhau trong ngày cần điều chỉnh với giá trị khác nhau cho phù hợp, cụ thể:

+ Từ 10h00-11h00 và từ 17h00-21h00: Thanh cái 35kV điều chỉnh 37,0kV đến 37,5kV; Thanh cái 22kV điều chỉnh 22,5kV đến 23,0kV; Thanh cái 10kV điều chỉnh 10,5kV đến 11,0kV.

+ Từ 23h00 ngày hôm trức đến 05h00 ngày hôm sau: Thanh cái 35kV điều chỉnh 36,0kV đến 36,5kV; Thanh cái 22kV điều chỉnh 22,0kV đến 22,5kV; Thanh cái 10kV điều chỉnh 10,0kV đến 10,5kV.

+ Các giờ còn lại: Thanh cái 35kV điều chỉnh 36,5kV đến 37,0kV; Thanh cái 22kV điều chỉnh 22,0kV đến 22,5kV; Thanh cái 10kV điều chỉnh 10,5kV đến 11,0kV.

Tuy nhiên, thực tế tại thanh cái trung áp 35kV, 22kV, 10kV tại các trạm 110kV tại trạm biến áp 110kV vào một số thời điểm không đạt giá trị điện áp không đạt theo quy định dẫn đến điện áp tại các điểm đấu nối cho các TBA phân phối không đạt điện áp định mức theo qui định. Điều này dẫn đến điện áp trên đường dây hạ áp không đạt điện áp 220V/380V, đặc biệt là các khách hàng ở phía cuối đường dây hạ áp điện áp pha chỉ đạt khoảng 150V đến 180V khi sử dụng vào giờ cao điểm (từ 9h00-11h00; từ 17h00-22h00 hàng ngày). Đặc biệt là vào các tháng mùa hè trong năm.

Nhận xét: Với hiện trạng điện áp như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng của các thiết bị điện và làm tăng tổn thất điện năng trên lưới điện ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của ngành điện, ảnh hưởng đến công tác dịch vụ khách hàng và doanh thu bán điện nói riêng và công tác cung ứng điện nói chung.

* Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối:

Trong các năm 2012, 2013, 2014, Công ty đạt cả 9/9 chỉ số độ tin cậy cung cấp điện do NPC giao. Tuy nhiên các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện vẫn còn ở mức khá cao so với chỉ số độ tin cậy cung cấp điện của toàn Tổng Công ty.

Bảng 2.5: Chỉ tiêu các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện

Chỉ tiêu

Mất điện do sự cố lưới điện phân phối

Mất điện do cắt điện có kế hoạch Tổng hợp các trường hợp mất điện MAIFI (Lần) SAIDI (Phút) SAIFI (Lần) MAIFI (Lần) SAIDI (Phút) SAIFI (Lần) MAIFI (Lần) SAIDI (Phút) SAIFI (Lần)

Năm 2010 Tổng Công ty Điện lực miền Bắc chưa thực hiện Năm 2011 Tổng Công ty Điện lực miền Bắc chưa thực hiện

Năm 2012 2,55 2854,60 15,40 1,07 5387,79 16,65 4,15 9834,83 48,54 Năm 2013 2.60 2328.83 11.68 1.46 4662.87 13.94 5.16 8055.08 34.05 Năm 2014 2.05 1271.90 10.36 1.49 3868.6 16.95 4.17 6187.00 28.90

(Nguồn: Phòng Điều độ - Công ty Điện lực Hưng Yên)

- Đường dây: Năm 2014 xảy ra 86 vụ SCTQ (giảm 25 vụ so với năm 2013). Trong đó 62 vụ có nguyên nhân hoặc do ảnh hưởng của bão; 14 vụ SCTQ trong điều kiện thời tiết bình thường, kiểm tra không phát hiện nguyên nhân, hư hỏng; Xảy ra 76 vụ SCVC (giảm 06 vụ so với năm 2013), trong đó 36 vụ vỡ sứ (26: MLII; 02: VHĐ; 08: HLS); 12 vụ đứt dây; 06 vụ hỏng đầu cáp trung áp; 01 vụ hỏng cáp ngầm do máy xúc; 01 vụ nghiêng cột; 01 vụ do xe ôtô chở vật liệu vi phạm khoảng cách an toàn và 19 vụ do nguyên nhân khác.

-Trạm biến áp:

Năm 2014 xảy ra 75 vụ SCTQ nổ chì MBA phân phối, 12 vụ nổ chì MBA Trung gian (giảm 21 vụ so với năm 2013); xảy ra 68 vụ SCVC chủ yếu do chất lượng thiết bị (giảm 24 vụ so với năm 2013). Trong đó hỏng 01 MBA TG 35/10kV, 15 MBA phân phối (VG: 03, YM: 05, VL: 03, KĐ: 01, PT: 01, KC: 01, MH: 01, 03 MBA trong thời gian bảo hành), giảm 13 vụ hỏng MBA so với năm 2013 (28 máy); hỏng 35 CSV cao thế (08 CSV Areva, 22 CSV Đông Hưng, 05 CSV Cooper), 06 vụ hỏng sứ TBA, 02 vụ hỏng CD, 05 vụ hỏng hàm trên SI và 5 vụ sự cố khác.

-Thiết bị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2014 xảy ra 17 vụ SCTQ nổ chì SI tụ bù (tăng 05 vụ so với năm 2013). Xảy ra 07 vụ SCVC hỏng CSV (Đông Hưng) của bộ tụ bù (giảm 03 vụ so với năm 2013).

* Tổn thất điện năng:

Trong giai đoạn từ năm 2010-2014 Công ty đã thực hiện tốt công tác giảm tổn thất điện năng, năm sau thấp hơn năm trước đồng thời đạt kế hoach Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao.

Bảng 2.6: Chỉ tiêu tổn thất điện năng giai đoạn 2010 - 2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tỉ lệ tổn thất điên năng (%) 8.98 9.06 8.49 7.7 7.14

Hình 2.3: Chỉ tiêu tổn thất điện năng giai đoạn 2010-2014

* Mức độ hài lòng của khách hàng:

Thực hiện chủ trương chung của EVN và Tổng Công ty, ngay từ đầu năm Công ty đã xây dựng Chương trình nâng cao chất lượng công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng năm 2014, rà soát, sửa đổi các quy định nội bộ, đang xây dựng để ban hành mới Quy trình cấp điện sau TBA công cộng. Đồng thời ban hành các quy định, hướng dẫn liên quan để hỗ trợ thực hiện tốt quy trình cấp điện. Bên cạnh đó, Công ty đã nâng cấp Website của Công ty, tổ chức điều tra, đánh giá sự hài lòng của khách hàng…

Năm 2014, toàn Công ty đã gửi được 1.430.370/394.141 tin nhắn, đạt 362,9% kế hoạch Tổng Công ty giao. Đồng thời, năm 2014 Công ty đã cập nhật được số điện thoại của 179.637 khách hàng vào chương trình SMS, nâng tổng số khách hàng đã được cập nhật số điện thoại là 190.548 khách hàng, đạt 49,2% số lượng khách hàng hiện đang quản lý.

2.2.2. Phân tích các nội dung quản lý cung ứng điện

2.2.2.1. Phân tích công tác lập kế hoạch cung ứng điện 2.2.2.1.1. Lập kế hoạch kinh doanh điện năng

Năm 2014, Công ty thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh doanh Tổng Công ty giao, cụ thể:

- Điện thương phẩm đạt 2305.67 triệu kWh - Giá bán điện bình quân đạt 1449.9 đ/kWh

- Doanh thu tiền điện (chưa VAT) đạt 3342.98 tỷ đồng - Thu, nộp tiền điện đạt 100% kế hoạch;

Hàng năm, căn cứ kết quả kinh doanh điện năng thực hiện được trong năm 2014 và chỉ tiêu kinh doanh điện năng do Tổng Công ty giao. Công ty tổ chức lập kế hoạch kinh doanh điện năng cho năm 2015, một số chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra để thực hiện trong kế hoạch kinh doanh là:

- Điện thương phẩm trên 2645 triệu kWh - Giá bán điện bình quân trên 1444.41 đ/kWh - Doanh thu tiền điện (chưa VAT) đạt 3820 tỷ đồng - Thu, nộp tiền điện đạt 100% kế hoạch;

2.2.2.1.2. Lập kế hoạch giảm tổn thất điện năng

Năm 2014, tổn thất điện năng thực hiện là 7,14%, thấp hơn 0,36% so với kế hoạch EVNNPC giao (7,50%) và giảm 0,56% so với cùng kỳ năm 2013 (7,70%). Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn cao và bất thường do một số nguyên nhân chính như:

-Công tác chốt chỉ số các điểm trả chéo chưa có sự phối hợp tốt làm sai lệch kết quả theo dõi tổn thất điện năng giữa các tháng.

-Công tác phân tích, nhận dạng các khu vực có tổn thất điện năng bất thường còn hạn chế, báo cáo nhận dạng, giải trình một số tháng còn chung chung chưa xác định đúng nguyên nhân, còn mang tính đối phó, chiếu lệ.

-Các phòng chức năng Công ty còn phụ thuộc nhiều vào báo cáo, phân tích của các Điện lực. Công tác kiểm tra báo cáo chưa quyết liệt, cả nể, dẫn đến chất lượng báo cáo một số tháng của các Điện lực chưa đạt yêu cầu.

- Ngay từ đầu năm, Công ty và các Điện lực trực thuộc đã lập chương trình giảm tổn thất điện năng cho cả năm và đã được Giám đốc Công ty phê duyệt. Đối với kế hoạch giảm tổn thất điện năng năm 2015, Công ty phấn đấu tỷ lệ tổn thất thấp hơn 7,0 %.

2.2.2.1.3. Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên - Đối với công tác lập kế hoạch xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên: thường được lập và phê duyệt vào tháng 8 đến tháng 10 của năm

trước để thực hiện cho năm sau. Tuy nhiên, việc thực hiện các trình tự thủ tục đầu tư như lập BCKTKT, TKKTTC-Dự toán, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu thường kéo dài từ 4-6 tháng sau đó mới tổ chức thi công và thường vướng vào mùa mưa bão. Công tác GPMB để thi công gặp nhiều khó khăn nhất là lưới điện hạ áp (nguyên nhân chủ yếu là kinh phí đền bù chưa thỏa đáng) nên tiến độ thường quá chậm. Đối với các dự án có tổng mức đầu tư ≤ 5 tỷ đồng, từ khi có danh mục đầu tư đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng mất gần 2 năm; các dự án có quy mô lớn thì thời gian đến 3 năm, thậm chí còn kéo dài hơn khi có thay đổi về quy hoạch, không huy động được vốn hoặc vướng mắc trong công tác GPMB; công tác chống quá tải cho lưới điện, giảm bán kính cấp điện, nâng cao chất lượng điện hàng năm thực hiện chậm. Dẫn đến việc phát huy hiệu quả của dự án không cao trong năm thực hiện kế hoạch.

- Trong năm 2014 Công ty đã thực hiện 58 dự án ĐTXD, trong đó chuyển tiếp từ năm 2013 trở về trước gồm 19 dự án, 39 dự án thuộc kế hoạch năm 2014, với tổng số vốn KH là 158,8 tỷ đồng. Đã đưa vào vận hành được một số dự án trọng điểm như: Cải tạo lộ 482 E28.4 Lạc Đạo lên mạch kép; Chống quá tải lưới điện 10kV lộ 971, 972 Trung gian Nhân Vinh; Lắp đặt tụ bù, Lắp đặt máy cắt Recloser nâng cao độ tin cây lưới điện; Chống quá tải lưới điện khu vực các huyện….Đã xây dựng mới được 44km, cải tạo 12 km đường dây trung thế; Xây dựng mới 59 trạm biến áp phân phối, cải tạo nâng công suất 28 máy biến áp phân phối; Xây dựng mới 27km, cải tạo 2km đường dây hạ thế.

Năm 2014, Công ty đã tổ chức thi công xong 52/52 danh mục SCL. Đã quyết toán 47/52 danh mục với giá trị 34,8/26,829 tỷ đồng. Đã hạch toán vào giá thành SXKD điện 36 danh mục với giá trị 26,822 tỷ đồng, tăng 2,798 tỷ đồng so với năm 2013 (24,024 tỷ đồng). Chuyển tiếp sang năm 2015 là 16 danh mục do thiếu vốn.

Năm 2014, toàn Công ty đã thi công và quyết toán 574 hạng mục SCTX với tổng chi phí 7.470 tr.đồng; tăng 110 hạng mục và tăng 50 tr.đồng so với cùng kỳ năm 2013 (464 hạng mục với tổng giá trị quyết toán đạt 7.420 tr.đồng).

Bảng 2.7: Kế hoạch thực hiện công tác ĐTXD năm 2015

Nội dung Đơn vị tính Năm 2015 Ghi chú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số dự án ĐTXD Dự án 28

Tổng số vốn đầu tư Tỷ đồng 186,25

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý xây dựng - Công ty Điện lực Hưng Yên)

Bảng 2.8: Kế hoạch thực hiện công tác SCL năm 2015

Nội dung Đơn vị tính Năm 2015 Ghi chú

Số hạng mục SCL Hạng mục 62

Tổng số vốn đầu tư Tỷ đồng 38,86

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Kế hoạch đầu tư - Công ty Điện lực Hưng Yên)

Bảng 2.9: Kế hoạch thực hiện công tác SCTX năm 2015.

Nội dung Đơn vị tính Năm 2015 Ghi chú

Số hạng mục SCTX Hạng mục 152

Tổng số vốn đầu tư Tỷ đồng 3,35

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Kế hoạch đầu tư - Công ty Điện lực Hưng Yên)

Những bài học kinh nghiệm trong công tác thực hiện xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên để nâng cao hiệu quả đầu tư:

+ Lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm thi công về lĩnh vực điện năng và có nghiệp vụ để thực hiện việc thanh quyết toán;

+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để hỗ trợ khi triển khai dự án nhất là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để thi công;

+ Đào tạo và tập huấn để nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý, thẩm định, giám sát. Tăng cường công tác giám sát thi công tại hiện trường;

+ Thực hiện việc bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán kịp thời, nhanh chóng, chính xác.

- Kế hoạch sửa chữa thường xuyên (SCTX): Trên cơ sở chi phí giá thành mà Tổng Công ty giao, Công ty Điện lực Hưng Yên giao kế hoạch chi phí sửa chữa thường xuyên cho các Điện lực để thực hiện.

- Căn cứ kế hoạch quí hàng tháng điện lực thực hiện nhận vật tư SCTX và thanh quyết toán vật tư với Công ty từ ngày 25 tháng của tháng kế hoạch đến ngày mồng 05 của tháng liền kề. Tuy nhiên, với nguồn chi phí này là chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu của Điện lực (giao động bình quân từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng/tháng). Vì vậy, các điểm gây mất an toàn và nguy cơ xảy ra sự cố không được khắc phục triệt để, do thiếu vật tư, thiết bị để sửa chữa thay thế, dẫn đến hiệu quả của công tác SCTX không cao làm ảnh hưởng đến các chỉ số tin cậy cung cấp điện. 2.2.2.1.4. Phương án cung ứng điện khi thiếu điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Hàng năm, Công ty phối hợp với Sở công thương lập phương án cung ứng điện khi thiếu điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và trình UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt; lập phương án đảm bảo điện trong các ngày Lễ, Tết; lập phương án cấp điện mùa mưa bão; lập kế hoạch đầu tư xây dựng (ĐTXD), sửa chữa lớn (SCL), sửa chưa thường xuyên (SCTX) lưới điện cho công tác sửa chữa lập kế hoạch sửa chữa lớn; sửa chữa thường xuyên; kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị; kế hoạch giảm tổn thất điện năng; kế hoạch phát quang hành lang tuyến đường dây; kế hoạch kiểm tra định kỳ lưới điện, kế hoạch thí nghiệm định kỳ đường dây, TBA, kế hoạch nâng cao giá bán điện bình quân, kế hoạch thực hiện điện thương phẩm, điện nhận và kế hoạch thu nộp tiền điện và kế hoạch giải pháp nâng cao chỉ số tin cậy cung cấp

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 30)