Kết luận chung về công tác quản lý cung ứng điện tại Công ty Điện lực Hưng Yên

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 72)

Hưng Yên

* Hiện trạng lưới điện phân phối:

- Lưới điện phân phối nói chung, đặc biệt là lưới hạ thế đã vận hành lâu năm nên đường dây quá cũ, chất lượng kém, đường dây dài, bán kính cấp điện đến hộ dân xa mà chủ yếu là dây trần, hành lang lưới điện không đảm bảo dẫn đến chất lượng điện áp thấp và sự cố xảy ra là không tránh khỏi.

- Thực hiện kế hoạch đã đề ra còn chậm, nhất là việc thay thế thiết bị, phát quang hành lang đường dây, thí nghiệm định kỳ thiết bị và MBA... làm ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện và hiệu quả đầu tư thấp.

- Công tác kiểm tra, giám sát chưa thực sự sâu sát làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, đang tồn tại tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện, gây ảnh hưởng đến an toàn cho con người và thiết bị trong quản lý vận hành. Ví dụ:

Hiện tại trên địa bàn thành phố vẫn đang tồn tại 50 điểm vi phạm hành lang lưới điện, chưa khắc phục được điểm nào, mặc dù không có phát sinh thêm.

* Chất lượng nguồn điện:

- Việc lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa lớn để nâng cao chất lượng nguồn điện chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế do hạn chế về nguồn vốn, làm cho chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng chưa đạt theo tiêu chuẩn.

- Công tác phối hợp để điều chỉnh điện áp đầu nguồn tại các lộ xuất tuyến tại 3 trạm 110kV chưa kịp thời, đặc biệt là vào thời gian cao điểm trong ngày.

- Chưa chủ động đề xuất xây dựng thêm các TBA phân phối để san tải, giảm bán kính cấp điện đối với các khu vực trạm biến áp hoặc đường dây quá tải.

* Chất lượng cán bộ và công nhân:

- Do đội ngũ CBCNV tham gia công tác cung ứng điện chưa được đào tạo cơ bản và bồi dưỡng về kiến thức về quản lý cung ứng điện, khả năng sử dụng máy tính còn hạn chế, chưa thực sự chú trọng đến các chỉ số tin cậy cung cấp điện SAIDI, SAIFI và MAIFI.

- Điện lực chưa thực sự chú trọng vào công tác chăm sóc khách hàng, chưa có kế hoạch cụ thể để có thể kết hợp trong thời gian cắt điện để thực hiện nhiều công việc trên lưới.

- Chưa đáp ứng đủ nhân lực, nguồn lực cho khối quản lý vận hành, trực vận hành lưới điện tại các Đội quản lý điện khu vực. Đội ngũ này cần được đào tạo lại, bồi huấn, kiểm tra, sát hạch thường xuyên mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu đề ra của Công ty và Tổng Công ty.

* Chính sách của doanh nghiệp đối với người lao động:

- Việc điều động, luân chuyển CBCNV thời gian qua đã có thực hiện nhưng hiệu quả mang lại là chưa cao, do đó chưa phát huy được hiệu quả nguồn nhân lực làm cho một số người lao động không muốn cống hiến hết khả năng của mình.

- Chưa thực sự nâng cao được vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, tiền lương và thu nhập chưa xứng đáng với công sức và trí tuệ đã cống hiến.

* Khách hàng sử dụng điện:

- Chưa thực sự thấu hiểu và chia sẻ cho công tác kinh doanh bán điện, mà đang tư duy theo hướng điện lực là đơn vị kinh doanh độc quyền; còn vi phạm sử dụng điện và an toàn hành lang lưới điện gây khó khăn trong công tác quản lý vận hành lưới điện, gây nguy cơ mất an toàn và ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện. - Khách hàng chưa nắm được các quy định cơ bản và chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm sử dụng điện. (ví dụ: khách hàng tự tiện nối dây lấy điện trên hệ thống lưới điện; Dùng điện không qua công tơ; Cố ý làm hỏng công tơ để dùng điện; Dùng phương thức thay đổi dây nối dẫn đến công tơ ghi không chuẩn hoặc không ghi để dùng điện ; Tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị khác có liên quan đến đo đếm điện; Áp dụng các phương thức, phương pháp khác để lấy cắp điện; Vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện...)

Khách hàng cần biết qui định của Pháp luật xử lý hành vi trộm cắp điện như sau:

+ Cá nhân, tổ chức có hành vi trộm cắp điện dưới 3.000 kwh phải bồi thường và bị phạt theo qui định.

+ Cá nhân, tổ chức có hành vi trộm cắp điện trên 3.000 kwh hoặc khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

*Nguyên nhân: Do công tác tuyên truyền của nghành điện chưa đến được với khách hàng và chưa nâng cao được chất lượng dịch vụ khách hàng để khách hàng hiểu và chia sẻ với điện lực trong công tác quản lý vận hành lưới điện.

* Công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý vận hành

- Chưa xây dựng kế hoạch để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để áp dụng trong công tác quản lý vận hành, nâng cao hiệu quả và tăng năng suất lao động.

- Việc thực hiện chỉ mới dừng lại ở nội dung sử dụng và khai thác các tiện ích của chương trình, quản lý các chỉ số tin cậy cung cấp điện OMS và chủ yếu cập nhật bằng phương pháp thủ công, chưa có sự gắn kết với các ứng dụng phần mềm khác như PSS, CMIS 2.0 trong Điện lực để thống nhất quản lý và khai thác các thông tin và báo cáo.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 72)