Nhóm giải pháp giảm tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 94)

3.2.3.1. Căn cứ của giải pháp

Năm 2014, tổn thất điện năng thực hiện là 7,14%, thấp hơn 0,36% so với kế hoạch EVNNPC giao (7,50%) và giảm 0,56% so với cùng kỳ năm 2013 (7,70%). Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn cao và bất thường do một số nguyên nhân chính như:

-Công tác chốt chỉ số các điểm trả chéo chưa có sự phối hợp tốt làm sai lệch kết quả theo dõi tổn thất điện năng giữa các tháng.

-Công tác phân tích, nhận dạng các khu vực có tổn thất điện năng bất thường còn hạn chế, báo cáo nhận dạng, giải trình một số tháng còn chung chung chưa xác định đúng nguyên nhân, còn mang tính đối phó, chiếu lệ.

-Các phòng chức năng Công ty còn phụ thuộc nhiều vào báo cáo, phân tích của các Điện lực. Công tác kiểm tra báo cáo chưa quyết liệt, cả nể, dẫn đến chất lượng báo cáo một số tháng của các Điện lực chưa đạt yêu cầu.

3.2.3.1. Mục tiêu giải pháp

Với doanh thu năm 2014 là 3342,98 tỷ đồng, nếu giảm được một 1% giá trị tổn thất điện năng, đồng nghĩa với việc tăng được 416,22 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nó rất có ý nghĩa về mặt hiệu quả kinh tế. Vấn đề đặt ra là phải làm tốt công tác giảm tổn thất điện năng để tăng lợi nhuận cho đơn vị.

- Đạt được chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao và mang tính bền vững.

3.2.3.3. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng lại “cây tổn thất” đúng với thực tế để nhận dạng, khoanh vùng chính xác được tổn thất. Định lượng được tổn thất theo từng cấp điện áp, từng lộ đường dây, từng trạm biến áp, từ đó xây dựng kế hoạch giảm tổn thất điện năng theo từng tháng, quí và năm của lưới điện trên 2 lĩnh vực: giảm tổn thất điện năng (TTĐN) về kỹ thuật, giảm TTĐN về thương mại. Kế hoạch giảm tổn thất điện năng (TTĐN) cần có mục tiêu cụ thể, thời gian thực hiện và tổ chức đánh giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện để rút kinh nghiệm cho những lần thực hiện tiếp theo. Thực hiện theo trình tự: lộ đường dây có tổn thất cao được thực hiện trước, trên lộ đường dây này TBA công cộng có tổn thất cao, sản lượng lớn được thực hiện trước, đông thời kiểm tra và thay thế hệ thống đo đếm điện năng tại các TBA Chuyên dùng trên lộ đường dây này.

- Lập phương án xử lý sự cố và phương án xử lý nhanh sự cố cho từng lộ đường dây, trạm biến áp.

+ Các biện pháp chính để giảm tổn thất kỹ thuật.

- Vận hành lưới điện với lược đồ cấp điện tối ưu. Mức độ mang tải của đường dây trung thế từ 60% đến 70%, các trạm biến áp vận hành ở mức tải 60% đến 70%. Khi tải của MBA đến mức > 70% thì thực hiện hòa để các MBA vận hành song song (đối với TBA có 2 MBA trở lên)

- Điện áp vận hành trên đường dây và trạm biến áp đạt giá trị định mức. - Xen cắm các TBA để giảm bán kính cấp điện; Lắp đặt các tù bù công suất phản kháng để bảo đảm hệ số cosφ > 0,9; Thay thế, luân chuyển MBA non tải, quá tải và lựa chọn các loại MBA có tỷ lệ tổn hao đồng, tổn hao sắt thấp.

- Đo dòng, cân pha lưới hạ thế đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, liên tục. - Xử lý tốt các điểm tiếp xúc trên lưới, vệ sinh công nghiệp các thiết bị, cách điện đường dây.

Trên cơ sở phân tích các số liệu lưới điện, tính toán các chế độ vận hành để vận hành tối ưu lưới điện.

- Kiểm tra và thay thế Ti, công tơ để phù hợp với phụ tải sử dụng thực tế. - Kiểm tra sơ đồ mạch đo, tiếp xúc, chất lượng dây nhị thứ.

- Hệ thống kẹp chì, niêm phong hệ thống đo đếm.

- Những trạm nào mà hệ đo đếm đang để trên mặt MBA thì có phương án chuyển đến tủ hạ thế.

Đối với các TBA đang sử dụng công suất < 30% Sđm thì thỏa thuận với khách hàng để thỏa thuận bồi thường một lượng điện năng do vận hành non tải máy biến áp.

+ Đối với TBA công cộng.

- Kiểm tra và thay thế công tơ, Ti phù hợp với phụ tải thực tế của trạm biến áp. - Kiểm tra sơ đồ mạch đo, tiếp xúc, chất lượng dây nhị thứ.

- Hệ thống kẹp chì, niêm phong hệ thống đo đếm.

- Thay công tơ 3 pha cơ khí loại 30(60)A bằng công tơ 3 pha điện tử 1 biểu giá loại 10(100)A thay xong số lượng công tơ này chậm nhất đến 30/8/2014. Mặt khác kiểm tra lại các công tơ 3 pha cơ khí loại 10(40)A để thay bằng công tơ điện tử 3 pha loại 10(100)A hoặc 3 công tơ cơ khí loại 5(20)A hoặc 3 công tơ cơ khí loại 3(9)A. Nếu không có công tơ điện tử 3 pha 1 biểu giá loại 10(100)A thì chuyển sang phương án sử dụng công tơ điện tử 3 pha 1 biểu giá loại 5(6-10)A đo gián tiếp qua TI để thay thế cho công tơ 3 pha cơ khí loại 30(60)A và công tơ 3 pha cơ khí loại 10(40)A.

- Phát quang hành lang lưới điện trung hạ thế.

- Kiểm tra, rà soát kỹ từng công tơ để có số liệu và đối chiếu (chỉ số đầu nguồn TBA và khách hàng). Chỉ số công tơ ghi thực tế, chỉ số tại sổ ghi chỉ số và trên chương trình Cmis phải đồng nhất.

- Điều chỉnh nấc phân áp máy biến áp phân phối để điện áp đầu nguồn hạ thế đạt định mức.

- Vận động, thương thảo khách hàng có trạm chuyên dùng lắp đo đếm phía trung thế máy biến áp, nếu không thỏa thuận được thì đề xuất với Công ty (P2) cấp vật tư thiết bị để lắp cho các khách hàng này.

+ Các biện pháp chính để giảm tổn thất thương mại.

- Sử dụng công tơ điện tử để đo đếm cho các khách hàng sử dụng điện. - Củng cố và chuẩn hóa hệ thống đo đếm điện năng, Kẹp chì và niêm phong toàn bộ hệ thống đo đếm điện năng đang bán điện. Bổ sung đầy đủ thông tin khách hàng, thông tin về đo đếm điện năng theo yêu cầu của chương trình Cmis 2.0.

- Thực hiện công tác phúc tra ghi chỉ số công tơ đối với các trường hợp đang ghi bằng phương pháp thủ công: Sau mỗi kỳ ghi chỉ số công tơ, cần căn cứ vào số liệu trên phần mềm quản lý CMIC 2.0, lựa chọn ra các khách hàng có sản lượng bất thường, những trạm biến áp có tổn thất cao để thực hiện công tác phúc tra và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát ra sai sót (truy thu, thoái hoàn sản lượng, xử lý các trường hợp an cắp điện, công tơ chết, cháy, kẹt, xử lý các cá nhân vi phạm...). Việc phúc tra số lượng khách hàng tại các Điện lực trực thuộc phải đảm bảo tối thiếu ≥ 2% tổng số khách hàng đang sử dụng điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác quản lý khách hàng sử dụng điện: Do số lượng khách hàng lớn nên các Điện lực cần phân chia việc và giao trách nhiệm quản lý khách hàng theo các tuyến đường dây, TBA cho các cá nhân, tổ, đội quản lý, trên cơ sở đó phân giao các chỉ tiêu tổn thất, hệ số tin cậy cung cấp điện...để làm căn cứ chi trả tiền lương, tiền thưởng. Do tính đặc thù là khách hàng dùng điện trước và trả tiền sau nên phải có phương pháp để quản lý thường xuyên việc thu tiền điện, phát hiện và chống các trường hợp ăn cắp điện, hư hỏng điện kế ... để xử lý kịp thời.

Quản lý tốt khách hàng sử dụng điện giúp cho việc thống kê, phân tích được chính xác, tạo điều kiện cho việc quy hoạch và phát triển lưới điện, giảm tổn thất điện năng, áp đúng giá đối tượng khách hàng sử dụng điện và cải thiện được giá bán điện bình quân.

Ngoài công tác thường xuyên kiểm tra khách hàng sử dụng điện cần tổ chức kiểm tra chéo và tổng kiểm tra khách hàng để phát hiện các sai sót về nghiệp vụ kinh doanh hoặc loại bỏ tình trạng thông đồng với khách hàng sử dụng điện. Khắc phục kịp thời các tồn tại đã phát hiện khi tổng kiểm tra; kiểm tra đến đâu cần khắc phục các tồn tại đến đó, tránh tình trạng làm đi, làm lại nhiều lần gây lãng phí.

Ngoài công tác quản lý khách hàng sử dụng điện theo đúng mục đích sử dụng đã ký kết trong hợp đồng, còn quan tâm đến việc khách hàng vi phạm về công suất sử dụng điện đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải, đặc biệt là giờ cao điểm tối, làm nguy cơ mất an toàn cho hệ thống lưới điện (gây cháy nổ, công tơ bị cháy...), hệ thống bảo vệ tác động gây mất điện trên diện rộng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của khách hàng.

- Tăng cường quản lý chống lấy cắp điện: Ngoài việc khách hàng vi phạm sử dụng điện vẫn có trường hợp nhân viên điện lực móc nối, thông đồng với khách hàng để thu lợi cá nhân, đây được xem là lỗi vi phạm đạo đức nghề nghiệp cần phải phát hiện và xử lý nghiêm để răn đe.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, dưới mọi hình thức ... thông tin đến tận khách hàng để người dân hiểu được việc ăn cắp điện là vi phạm pháp luật.

Thực hiện ký cam kết với 100% khách hàng về sử dụng an toàn, tiết kiệm điện và không vi phạm sử dụng điện.

Phối hợp với các lực lượng Công an, chính quyền địa phương để xử lý kịp thời các vụ vi phạm sử dụng điện, thông báo số điện thoại nóng trực 24/24 giờ trên hóa đơn tiền điện để khách hàng biết và tiện liên hệ với điện lực khi có yêu cầu sửa chữa hoặc thông báo các trường hợp vi phạm sử dụng điện, do khách hàng phát hiện (phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin khách hàng cung cấp) và có mức thưởng hợp lý để người dân tích cực phối hợp tham gia.

Thực hiện công tác phát triển khách hàng mới nhanh chóng, thuận lợi và thời gian tối đa không quá 3 đến 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị mua điện của khách hàng.

Công khai hóa các thủ tục giấy tờ trên mạng intenet, website của Công ty, tại trụ sở UBND các phường, xã, thị trấn và có thể đăng ký mua điện qua mạng, tư vấn cho khách hàng qua đường dây điện thoại nóng của phòng giao tiếp khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng (Khách hàng chỉ cần đến 01 lần nộp hồ sơ gốc và ký vào hợp đồng mua bán điện). Tuyệt đối không để khách hàng giao

dịch với bất cứ nhân viên nào của điện lực mà chỉ giao dịch với phòng giao tiếp khách hàng tại các điện lực, tránh tiêu cực trong việc phát triển khách hàng mới.

+ Các giải pháp để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện:

Việc phân tích đánh giá độ tin cậy cung cấp điện thông qua chương trình OMS đã phản ánh được các nguyên nhân gây ra mất điện từ đó nhận xét, đánh giá được các nguyên nhân chủ quan, khách quan trong công tác quản lý vận hành lưới điện, đề ra được các giải pháp kịp thời như: tăng cường công tác kiểm tra ngày, kiểm tra đêm để phát hiện và ngăn ngừa sự cố; kiểm tra và phát quang hành lang tuyến đường dây.

+ Các biện pháp khác.

Cần khoanh vùng các khu vực có tổn thất cao, nhận dạng nguyên nhân gây ra tổn thất để có biện pháp phù hợp: Tổng kiểm tra đột xuất khách hàng sử dụng điện, cải tạo hệ thống lưới điện, kiểm tra lại số lượng khách hàng sử dụng điện trên phần mềm quản lý CMIS 2.0. Lập danh sách quản lý, theo dõi và tăng cường kiểm tra các khách hàng có sử dụng công suất lớn ≥ 1.000kwh/tháng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc vi phạm sử dụng điện.

Tổ chức họp định kỳ, đột xuất đề xuất các biện pháp chống tổn thất, phổ biến kinh nghiệm chống tổn thất, nghiên cứu xây dựng chương trình giảm tổn thất phù hợp với thực tế.

Thực hiện thay công tơ, TI, TU định kỳ theo quy trình kinh doanh điện năng kết hợp tổng kiểm tra khách hàng sử dụng điện. Thay thế dần công tơ cơ hiện nay bằng công tơ điện tử và công tơ điện tử 3 biểu giá để khuyến khích khách hàng sử dụng điện vào giờ thấp điểm. Giúp cho việc cung ứng điện dễ cân bằng đồ thị phụ tải, hạn chế việc ghi chỉ số công tơ bằng thủ công, tiến tới việc tự động hóa hoàn toàn bằng máy tính. Chuyển hệ thống đo đếm điện năng của khách hàng ra vị trí thuận tiện cho việc quản lý và theo dõi cho cả bên mua và bên bán điện.

Giảm được lượng điện năng thất thoát do các nguyên nhân tổn thất gây ra, góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng chất lượng điện năng, độ an toàn và độ tin cậy cung cấp điện.

Góp phần giảm tỷ lệ tổn thất điện năng hàng năm và mang tính bền vững. Nâng cao đời sống của CBCNV nhờ tăng thu nhập.

Khuyến khích khách hàng sử dụng điện giờ thấp điểm nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện, huy động được các nguồn điện có giá thành thấp.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 94)