PHÂN VÙNG MẶN VÀ NGẬP CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐBSCL

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển đồng bằng sông cửu long theo các kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 53)

3.2.1 Độ sâu ngập

Phân vùng độ sâu ngập đƣợc chia thành 3 cấp: cấp ngập cao (trên 1,5 m), cấp ngập trung bình (từ 0,6 đến 1,5 m) và cấp ngập thấp (dƣới 0,6 m). Nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá ở cấp ngập cao do ở cấp ngập này gây tổn thƣơng lớn cho các hiện trạng canh tác của vùng nghiên cứu.

Phân vùng độ sâu ngập năm cơ sở 2004

Hình 3.2: Độ sâu ngập khu vực các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2004

Ở năm cơ sở 2004, Long An, Tiền Giang và Kiên Giang là các tỉnh có diện tích bị ngập nhiều với độ sâu ngập cao hơn 1,5 m và trong đó tỉnh Long An có diện tích ngập trên 1,5 m nhiều nhất. (Hình 3.10)

Bảng 3.10: Diện tích phân cấp ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2004

(Đơn vị ha) Tỉnh Cấp ngập < 0,6 m 0,6 - 1,5 m > 1,5 m Bạc Liêu 165.432,24 103.275,50 - Bến Tre 130.272,34 79.820,59 125,20 Cà Mau 345.450,63 194.733,60 - Kiên Giang 221.079,17 376.081,84 5.584,90 Long An 117.399,22 166.304,90 192.663,51 Sóc Trăng 193.535,82 121.401,39 228,28 Tiền Giang 84.259,36 109.452,63 46.069,50 Trà Vinh 180.276,78 43.613,25 15,67

Diện tích ngập trên 1,5 m của tỉnh Long An khoảng 192.663,51 ha, Tiền Giang là tỉnh có diện tích bị ngập trên 1,5 m cao thứ 2 sau tỉnh Long An với diện tích khoảng

46.069,50 ha. Bên cạnh đó diện tích bị ngập trên 1,5 m cũng xuất hiện ở các tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Chỉ có 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau thì chƣa thấy xuất hiện độ ngập trên 1,5 m. (Bảng 3.10)

Cấp ngập từ 0,6 đến 1,5 m thì xuất hiện ở tất cả các tỉnh, trong đó tỉnh Kiên Giang có diện tích ngập cao nhất khoảng 376.081,84 ha và thấp nhất là tỉnh Trà Vinh với 43.613,25 ha. Cấp ngập dƣới 0,6 m cũng chiếm phần lớn diện tích các tỉnh và tỉnh có diện tích ngập dƣới 0,6 m cao nhất là Cà Mau với 345.450,63 ha.

Phân vùng độ sâu ngập đến năm 2030

Hình 3.3: Độ sâu ngập khu vực các tỉnh ven biển ĐBSCL đến năm 2030

Đến năm 2030, Long An là tỉnh có diện tích tổn thƣơng do ngập trên 1,5m cao hơn so với các tỉnh khác trong vùng và hầu nhƣ phân bố hầu hết diện tích của tỉnh (Hình 3.3)

và diện tích tổn thƣơng do ngập cũng tăng hơn so với năm 2004. Kế đến là Tiền Giang, tỉnh cũng xuất hiện điểm tổn thƣơng do ngập trên 1,5 m nhƣng với diện tích ít hơn tỉnh Long An và phân bố rãi rác trên địa bàn tỉnh. Các tỉnh còn lại đều có diện tích ngập trên 1,5 m, tuy nhiên phân bố không nhiều.

Theo kịch bản năm 2030 thì diện tích bị ngập trên 1,5 m ở tỉnh Long An và Tiền Giang đều cao hơn năm 2004, với diện tích bị ngập lần lƣợt là 203.440,51 ha và 58.381,06 ha. Các tỉnh còn lại đều có xuất hiện điểm tổn thƣơng do trên 1,5 m nhƣng thấp hơn so với 2 tỉnh Long An và Tiền Giang. (Bảng 3.11)

Bảng 3.11: Diện tích ngập ở các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2030 (Đơn vị ha) Tỉnh Cấp ngập < 0,6 m 0,6 - 1,5 m > 1,5 m Bạc Liêu 126.031,72 142.544,02 132,00 Bến Tre 118.904,98 90.841,55 471,59 Cà Mau 243.946,26 296.181,97 56,00 Kiên Giang 111.154,37 483.594,08 7.997,46 Long An 101.161,25 171.765,87 203.440,51 Sóc Trăng 159.762,48 153.574,33 1.828,68 Tiền Giang 79.941,78 101.458,66 58.381,06 Trà Vinh 173.704,49 49.963,55 237,66

Còn ở cấp ngập từ 0,6 đến 1,5 m thì cũng phân bố trên tất cả các tỉnh, trong đó Kiên Giang vẫn là tỉnh có diện tích ngập cao hơn so với các tỉnh còn lại với khoảng 483.594,08 ha và tỉnh có diện tích ngập ít nhất là Trà Vinh với khoảng 49.964,55 ha. Ở cấp ngập dƣới 0,6 m cũng phân bố trên hầu hết tất cả các tỉnh, trong đó Cà Mau là tỉnh có diện tích ngập nhiều nhất khoảng 234.946,26 ha.

Phân vùng độ sâu ngập đến năm 2050

Đến năm kịch bản 2050 thì diện tích điểm nóng do ngập trên 1,5 m xuất hiện ở tất cả các tỉnh và diện tích ngập này phân bố hầu hết địa bàn tỉnh Long An và một phần ở tỉnh Tiền Giang. (Hình 3.4)

Cấp ngập trên 1,5 m thì Long An và Tiền Giang vẫn là 2 tỉnh có diện tích ngập nhiều nhất với các diện tích là 215.105,24 ha và 68.266,73 ha và tỉnh Trà Vinh là có diện tích ngập ít nhất với 977,20 ha. (Bảng 3.12)

Bảng 3.12: Diện tích ngập ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đến năm 2050

(Đơn vị ha) Tỉnh Cấp ngập < 0,6 m 0,6 - 1,5 m > 1,5 m Bạc Liêu 60.010,11 206.634,23 2.063,40 Bến Tre 108.492,26 97.782,48 3.943,38 Cà Mau 159.117,03 378.730,78 2.336,42 Kiên Giang 51.025,56 538.057,71 13.662,64 Long An 87.234,60 174.027,79 215.105,24 Sóc Trăng 122.041,15 186.708,42 6.415,92 Tiền Giang 76.169,56 95.345,21 68.266,73 Trà Vinh 167.514,87 55.413,63 977,20

Còn ở cấp từ 0,6 đến 1,5 m thì cũng nằm trên tất cả các tỉnh, Kiên Giang vẫn là tỉnh có diện tích bị ngập nhiều nhất với 538.057,71 ha. Trong khi đó cấp ngập dƣới 0,6 m cũng phân bố trên tất cả các tỉnh và Cà Mau có diện tích cao nhất với 159.117,03 ha.

Kết luận

Đề tài chọn phân cấp ngập cao nhất của 3 kịch bản để đánh giá và so sánh mức độ tổn thƣơng của các tỉnh, vì ở cấp ngập này sẽ gây ra thiệt hại lớn nhất so với 2 cấp ngập thấp hơn (dƣới 1,5 m).

Hình 3.5: Diện tích ngập trên 1,5 m của các tỉnh theo các kịch bản BĐKH

0 50000 100000 150000 200000 250000

Bạc Liêu Bến Tre Cà Mau Kiên Giang Long An Sóc Trăng Tiền Giang Trà Vinh Diện tích (ha)

Trên Hình 3.5 cho thấy, độ sâu ngập trên 1,5 m của các tỉnh ven biển ĐBSCL đã tăng dần qua các kỳ kịch bản và đặc biệt đến năm kịch bản 2050 thì mức độ tổn thƣơng do ngập là cao nhất so với các năm 2004 và năm 2030, trong đó Long An là tỉnh có diện tích ngập cao hơn so với các tỉnh còn lại trong vùng với diện tích khoảng hơn 200.000 ha (năm 2050), kế đến là tỉnh Tiền Giang với khoảng hơn 50.000 ha (năm 2050).

3.2.2 Độ mặn

Cũng giống nhƣ yếu tố ngập, phân vùng độ mặn cũng đƣợc chia thành 3 cấp: cấp mặn cao (trên 8‰), cấp mặn trung bình (từ 4 đến 8‰) và cấp mặn thấp (dƣới 4‰). Nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá ở cấp mặn cao (trên 8‰) do ở cấp mặn này sẽ gây tổn thƣơng lớn cho các hiện trạng canh tác của vùng nghiên cứu.

Phân vùng các cấp mặn năm cơ sở 2004

Các tỉnh ven biển ĐBSCL ở năm cơ sở 2004 đều bị ảnh hƣởng mặn với độ mặn lớn hơn 8‰, diện tích tổn thƣơng này phân bố nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và ven biển của các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre. Trong khi đó 2 tỉnh Long An và Tiền Giang có phần lớn diện tích bị nhiễm mặn dƣới 4‰. (Hình 3.6)

Hình 3.6: Bản đồ các cấp mặn khu vực các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2004

Trong đó, diện tích mặn trên 8‰ tại tỉnh Cà Mau chiếm nhiều nhất với 429.160,51 ha, kế đến là 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu với các diện tích lần lƣợt là 192.763,06 ha và

190.861,68 ha. Các tỉnh còn lại đều có điểm tổn thƣơng mặn trên 8‰, trong đó Tiền Giang và Long An là 2 tỉnh có diện tích mặn ít nhất với 17.220,98 ha và 31.978,68 ha. (Bảng 3.13)

Bảng 3.13: Diện tích mặn ở các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2004

(Đơn vị ha) Tỉnh Cấp mặn < 4‰ 4 - 8‰ > 8‰ Bạc Liêu 71.675,17 6.170,89 190.861,68 Bến Tre 127.073,69 12.212,02 70.932,42 Cà Mau 102.261,78 8.761,94 429.160,51 Kiên Giang 370.806,02 39.176,82 192.763,06 Long An 411.444,36 32.944,60 31.978,68 Sóc Trăng 203.854,90 21.040,06 90.270,52 Tiền Giang 209.265,38 13.295,13 17.220,98 Trà Vinh 107.610,47 22.754,03 93.541,20

Đối với cấp mặn từ 4 đến 8‰ phân bố ở tất cả các tỉnh, trong đó Kiên Giang là tỉnh có diện tích nhiều nhất với 39.176,82 ha, trong khi đó cấp mặn thấp hơn 4‰ đƣợc phân bố ở tỉnh Long An với diện tích nhiều nhất là 411.444,36 ha.

Phân vùng các cấp mặn đến năm 2030

Đến kịch bản năm 2030, diện tích bị tổn thƣơng bởi độ mặn trên 8‰ phân bố không khác biệt nhiều so với năm 2004, trong đó Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu vẫn là 3 tỉnh chịu tổn thƣơng cao nhất và các tỉnh còn lại đều có xuất hiện diện tích mặn trên 8‰. Hai tỉnh Long An và Tiền Giang có phần lớn diện tích bị nhiễm mặn dƣới 4‰.

(Hình 3.7)

Bảng 3.14: Diện tích các cấp mặn ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đến năm 2030

(Đơn vị ha) Tỉnh Cấp mặn < 4‰ 4 - 8‰ > 8‰ Bạc Liêu 70.665,07 4.388,48 193.654,19 Bến Tre 126.417,79 12.661,86 71.138,48 Cà Mau 103.133,54 14.516,60 422.534,09 Kiên Giang 363.486,36 42.601,63 196.657,92 Long An 411.751,60 33.065,21 31.550,82 Sóc Trăng 201.258,88 23.476,90 90.429,71 Tiền Giang 208.654,48 13.784,03 17.342,98 Trà Vinh 104.897,45 24.258,79 94.749,46

Trong đó, Cà Mau vẫn là tỉnh có diện tích mặn trên 8‰ cao nhất, tuy nhiên thấp hơn năm 2004 khoảng 6.626,42 ha và 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu có diện tích là 196.657,92 ha, 193.654,19 ha, tăng hơn so với năm 2004. Tiền Giang và Long An là 2 tỉnh có diện tích mặn trên 8‰ ít nhất với các diện tích lần lƣợt là 17.342,98 ha và 31.550,82 ha.

Đối với cấp mặn từ 4 đến 8‰ thì tỉnh Kiên Giang có diện tích nhiều nhất với 42.601,63 ha và phần còn lại phân bố ở hầu hết địa bàn của tất cả các tỉnh. Ở cấp ngập dƣới 4‰ cũng phân bố trên địa bàn của tất cả các tỉnh, trong đó nhiều nhất là tỉnh Long An với 411.751,60 ha. (Bảng 3.14)

Phân vùng các cấp mặn đến năm 2050

Đến kịch bản năm 2050, tất cả các tỉnh đều xuất hiện diện tích mặn trên 8‰, phân bố phần lớn diện tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kế đến là 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu. Các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre có diện tích mặn trên 8‰ phân bố ở ven biển, trong khi đó Long An và Tiền Giang là 2 tỉnh có phần lớn diện tích bị nhiễm mặn dƣới 4‰. (Hình 3.8)

Hình 3.8: Bản đồ các cấp mặn khu vực các tỉnh ven biển ĐBSCL đến năm 2050

Diện tích mặn trên 8‰ của tỉnh Cà Mau là 422.425,51 ha, kế đến là 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu với các diện tích lần lƣợt là 202.708,07 ha và 193.472,82 ha, trong khi đó Tiền Giang và Long An vẫn là 2 tỉnh có diện tích mặn trên 8‰ ít nhất với 17.562,43 ha, 30.157,88 ha. (Bảng 3.15)

Bảng 3.15: Diện tích các cấp mặn ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đến năm 2050

(Đơn vị ha) Tỉnh Cấp mặn < 4‰ 4 - 8‰ > 8‰ Bạc Liêu 64.450,57 10.784,35 193.472,82 Bến Tre 125.085,51 13.673,84 71.458,77 Cà Mau 103.177,41 14.581,31 422.425,51 Kiên Giang 346.625,21 53.412,61 202.708,07 Long An 412.603,13 33.606,62 30.157,88 Sóc Trăng 189.656,15 34.389,98 91.119,36 Tiền Giang 207.738,67 14.480,39 17.562,43 Trà Vinh 87.764,65 33.911,12 102.229,93

Ở 2 cấp mặn còn lại thì phân bố ở hầu hết tất cả các tỉnh, trong đó cấp mặn từ 4 đến 8‰ thì tỉnh Kiên Giang có diện tích bị nhiễm mặn nhiều nhất với 53.412,61 ha và ở cấp mặn dƣới 4‰ thì Long An là tỉnh có diện tích nhiều nhất với 412.603,13 ha.

Kết luận

Đề tài chọn phân cấp mặn cao nhất (trên 8‰) của 3 kịch bản để đánh giá và so sánh mức độ tổn thƣơng của các tỉnh, vì ở cấp mặn này sẽ gây ra thiệt hại lớn nhất so với 2 cấp mặn thấp hơn (dƣới 8‰).

Hình 3.9: Diện tích các cấp mặn trên 8‰ các tỉnh theo các kịch bản BĐKH

Trên Hình 3.9 cho thấy, diện tích nhiễm mặn trên 8‰ ở vùng ven biển ĐBSCL có xu hƣớng tăng dần qua các kỳ kịch bản, tuy nhiên mức độ nhiễm mặn chênh lệch không nhiều giữa các năm, chủ yếu phân bố trên các huyện ven biển, và trong đó Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu là 3 tỉnh bị tổn thƣơng nhiều nhất.

3.3ĐÁNH GIÁ VÙNG DỄ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.3.1 Phân vùng dễ bị tổn thƣơng do mặn và ngập theo các kịch bản

Phân vùng tổn thương năm 2004

Trên Hình 3.10, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre có xuất hiện các vùng có độ mặn trên 8‰ và độ sâu ngập từ 0,6 đến 1,5 m nằm dọc theo bờ biển.

Khu vực tỉnh Long An có diện tích có độ sâu ngập trên 1,5 m và độ mặn thấp hơn 4‰, phân bố nhiều nhất ven tỉnh Đồng Tháp, các vùng tiếp giáp với biển có độ mặn trên 8‰ nhƣng độ sâu ngập dƣới 1,5 m. Các tỉnh còn lại gồm Kiên Giang và Tiền Giang phần lớn diện tích đất bị nhiễm mặn nhỏ hơn 4‰ và độ sâu ngập nhỏ hơn 1,5 m.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000

Bạc Liêu Bến Tre Cà Mau Kiên Giang Long An Sóc Trăng Tiền Giang Trà Vinh Diện tích (ha)

Hình 3.10: Bản đồ phân vùng dễ tổn thƣơng do mặn và ngập năm 2004

Theo kết quả chồng lắp cho thấy ở năm cơ sở 2004, Sóc Trăng và Trà Vinh là 2 tỉnh có xuất hiện điểm tổn thƣơng do mặn trên 8‰ và ngập trên 1,5 m, và Sóc Trăng có diện tích dễ tổn thƣơng cao hơn tỉnh Trà Vinh. Các tỉnh còn lại không có điểm tổn thƣơng của cả 2 yếu tố mặn và ngập. (Hình 3.11)

Hình 3.11: Diện tích vùng tổn thƣơng năm 2004 của các tỉnh ven biển ĐBSCL

228 16 50 100 150 200 250 Sóc Trăng Trà Vinh Diện tích (ha)

Phân vùng tổn thương do mặn và ngập năm 2030

Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh là những tỉnh có hầu hết diện tích bị nhiễm mặn trên 8‰ và có độ sâu ngập từ 0,6 đến 1,5 m. Trong đó, tỉnh Cà Mau có phần lớn diện tích có độ mặn trên 8‰, độ sâu ngập dƣới 1,5 m và các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh thì có phần diện tích ven biển bị nhiễm mặn trên 8‰. (Hình 3.12)

Các vùng ven biển của Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và Kiên Giang có diện tích bị nhiễm mặn ở độ mặn trên 8‰ và độ sâu ngập nhỏ hơn 1,5 m, trong đó tỉnh Long An và Tiền Giang là 2 tỉnh có phần lớn diện tích bị ngập trên 1,5 m và độ mặn dƣới 4‰, phần diện tích này phân bố ở những vùng tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh Kiên Giang thì có phần lớn diện tích bị nhiễm mặn dƣới 4‰, độ sâu ngập dƣới 1,5 m (vùng tiếp giáp với tỉnh Cà Mau thì có độ mặn trên 8‰ và độ sâu ngập dƣới 1,5 m).

Đến năm kịch bản 2030, các vùng tổn thƣơng của yếu tố độ mặn và độ sâu ngập đã tác động đến 5 trên tổng số 8 tỉnh ven biển ĐBSCL gồm Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang và Trà Vinh. (Hình 3.13)

Hình 3.13: Diện tích vùng tổn thƣơng năm 2030 của các tỉnh ven biển ĐBSCL

Trong đó tỉnh Sóc Trăng có diện tích bị tổn thƣơng cao nhất, tỉnh có diện tích bị tổn thƣơng cao thứ 2 là Trà Vinh và Tiền Giang là tỉnh có diện tích bị tổn thƣơng ít nhất. Các tỉnh còn lại nhƣ Bến Tre, Kiên Giang, Long An không có xuất hiện điểm tổn thƣơng của cả 2 yếu tố mặn và ngập.

Phân vùng tổn thương đến năm 2050

Hình 3.14: Diện tích vùng bị tổn thƣơng năm 2050 của các tỉnh ven biển ĐBSCL

Hầu hết các tỉnh ven biển ĐBSCL đều có vùng dễ tổn thƣơng (trừ tỉnh Kiên Giang) dựa trên kịch bản BĐKH năm 2050 của 2 yếu tố mặn và ngập, trong đó Sóc Trăng là

132 56 1.829 20 238 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Bạc Liêu Cà Mau Sóc Trăng Tiền Giang Trà Vinh

Diện tích (ha) 2.063 208 2.336 125 6.400 148 977 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Bạc Liêu Bến Tre Cà Mau Long An Sóc Trăng Tiền Giang Trà Vinh

tỉnh có diện tích tổn thƣơng của cả 2 yếu tố mặn và ngập cao nhất với diện tích khoảng 6.400 ha. Kế đến Cà Mau và Bạc Liêu là 2 tỉnh có diện tích tổn thƣơng do mặn và ngập sau tỉnh Sóc Trăng với các diện tích lần lƣợt là 2.336 ha và 2.063 ha. Kiên Giang là tỉnh duy nhất không có xuất hiện diện tích điểm tổn thƣơng của cả hai yếu tố mặn và ngập. (Hình 3.14)

Từ Hình 3.15 cho thấy, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng có phần lớn diện tích bị

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển đồng bằng sông cửu long theo các kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)