TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CÁC TỈNH VEN BIỂN

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển đồng bằng sông cửu long theo các kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 47)

ĐBSCL

Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 8 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang với chiều dài bờ biển 700 km, chiếm 23% so với cả nƣớc. Vùng ven biển còn có hệ thống sông ngòi tự nhiên và nhân tạo dày đặc thuận lợi cho việc thông thƣơng với các tỉnh khác và các quốc gia láng giềng.

Theo Vũ Lê Kiểm Tú (2011), thì với tổng diện tích các huyện ven biển là 18.066 km2

, chiếm gần 46% diện tích của toàn ĐBSCL, dân số 10,88 triệu ngƣời vào năm 2010 chiếm 50% dân số của vùng. Kinh tế vùng ven biển này chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và thủy sản chiếm 53% GDP của ĐBSCL. Đây là vùng thấp nên sẽ chịu nhiều ảnh hƣởng do biến động của BĐKH toàn cầu. Vào mùa khô nƣớc mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân.Vào mùa mƣa làm cho diện tích đất sản xuất bị ngập úng.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của các tỉnh ven biển ĐBSCL

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Long An

Long An có đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với diện tích 304.666 ha chiếm 91,96% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Long An

Hiện trạng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Đất trồng cây hàng năm 304.666 91,96

Đất vƣờn tạp 18.918 5,71

Đất trồng cây lâu năm 6.193 1,87

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 12 -

Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 1.497 0,45

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000)

Cây hàng năm ở đây chủ yếu là trồng cây lúa, tập trung ở các vùng trũng Đồng Tháp Mƣời và vùng Hạ, nằm trên địa bàn các huyện Tân An, Châu Thành, Bến Lƣ́c, Cần Giuô ̣c, Cần Đƣớc, Tân Tru ̣ và Đƣ́c Hòa .Vùng Hạ ít khi bị ngập lụt , có thể khai thác phục vụ sản xuất 2 - 3 vụ lúa/năm trong khi vù ng Đồng Tháp Mƣời thƣờng bi ̣ ngâ ̣p lu ̣t 4 - 5 tháng/năm nên sản xuất lúa gă ̣p nhiều khó khăn hơn . Bên cạnh đó còn có một diện tích khá lớn chƣa đƣợc quy hoạch và sản xuất chƣa ổn định với gần 19.000 ha đất vƣờn tạp.

Đất nuôi trồng thủy sản của tỉnh tâ ̣p trung chủ yếu ở ven các con sông lớn gần cƣ̉a sông. Chính vì vậy, nơi này dễ bị ảnh hƣởng bởi triều cƣờng, và đặc biệt gặp nhiều khó khăn hơn khi phải ứng khó với ảnh hƣởng của BĐKH.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng và tƣơng đối thấp so với mặt nƣớc biển. Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc theo sông Tiền, thuận lợi nguồn nƣớc ngọt, từ lâu đã đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vƣờn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh.

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang

Hiện trạng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Đất trồng cây hàng năm 112.832 62,16

Đất vƣờn tạp 8.491 4,68

Đất trồng cây lâu năm 57.505 31,68

Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 2.677 1,47

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000)

Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu là canh tác các loại cây hàng năm với 112.832 ha chiếm 62,16% và cây lâu năm với 57.505 ha chiếm 31,68%. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là vƣờn tạp và đất nuôi trồng thủy sản.

Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32 km, vị trí này rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Nhìn chung địa hình tỉnh tƣơng đối thấp so với mực nƣớc biển và có vị trí tiếp giáp với biển nên rất dễ bị ảnh hƣởng của BĐKH, nhất là đối với các vùng gần cửa sông có thể làm đất bị nhiễm mặn do bị triều cƣờng xâm nhập.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bến Tre

Bến Tre nằm ở hạ lƣu sông Mê Kông, giáp với biển Đông, với mạng lƣới sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc phát triển các cây nông nghiệp ngắn ngày và lâu năm. Hệ thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đƣờng thủy, nguồn thủy sản phong phú, nƣớc tƣới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đƣờng bộ, cũng nhƣ việc cấp nƣớc vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đƣa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chƣớng.

Bến Tre là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, chủ yếu đƣợc dùng để canh tác các loại cây lâu năm (71.612 ha) và cây hàng năm (70.978 ha). Bên cạnh đó còn có một diện tích khá lớn đất vƣờn tạp chƣa đƣợc quy hoạch với 1.640 ha.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre

Hiện trạng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Đất trồng cây hàng năm 70.978 42,43

Đất vƣờn tạp 1.640 0,98

Đất trồng cây lâu năm 71.612 42,80

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3 -

Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 23.068 13,79

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000)

Bến Tre là tỉnh ven biển nên có diện tích đất nuôi trồng thủy sản khá lớn chiếm 13,79%, tuy nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn khi ảnh hƣởng của BĐKH trong thời gian tới.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh có tổng diện tích đất khoảng 229.20 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích (87,21%), chủ yếu là đất trồng cây hàng năm (120.968 ha) và một phần đất trồng cây lâu năm (37.796 ha).

Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh

Hiện trạng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Đất trồng cây hàng năm 120.968 66,45

Đất vƣờn tạp 2.035 1,12

Đất trồng cây lâu năm 37.796 20,76

Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 21.251 11,67

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000)

Bên cạnh diện tích đất trồng cây hàng năm và lâu năm, tỉnh Trà Vinh còn có diện tích đất nuôi trồng thủy sản khá lớn (21.251 ha) và một phần đất chƣa đƣợc tỉnh quy hoạch, chủ yếu là đất vƣờn tạp (2.035 ha).

Diện tích nuôi trồng thủy của tỉnh Trà Vinh khá lớn chiếm 11,67, trong đó phát triển nhất là các mô hình nuôi tôm, cá, cua và nghêu. Cũng giống nhƣ các tỉnh ven biển khác tỉnh Trà Vinh gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với BĐKH.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng

Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu nhƣ hành, tỏi và các loại cây ăn trái nhƣ bƣởi, xoài, sầu riêng...

Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng

Hiện trạng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Đất trồng cây hàng năm 208.882 79,17

Đất vƣờn tạp 22.955 8,70

Đất trồng cây lâu năm 21.257 8,06

Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 10.737 4,07

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000)

Đất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng cho canh tác lúa, cây hàng năm khác và diện tích đất còn lại dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái, ngoài ra cũng có nhiều diện tích đất tự nhiên chƣa đƣợc sử dụng. Sóc Trăng còn có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể, thuận lợi trong phát triển thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển.

Tuy nhiên điều kiện tự nhiên trong địa bàn tỉnh nhìn chung cũng đang gặp phải khó khăn nhƣ thiếu nƣớc ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Cà Mau là vùng đất thấp, thƣờng xuyên bị ngập nƣớc. Hiện nay đang có hiện tƣợng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây.

Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau

Hiện trạng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Đất trồng cây hàng năm 186.298 53,02

Đất vƣờn tạp 7.260 2,07

Đất trồng cây lâu năm 44.699 12,72

Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 113.087 32,19

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000)

Đất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau chủ yếu là các loại cây trồng hàng năm, chiếm 53,02% đất nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó diện tích đất dành nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích khá lớn 113.087 ha, ngoài ra diện tích đất trồng cây lâu năm (44.699 ha) và đất vƣờn tạp (7.260 ha).

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu có địa hình chủ yếu là đồng bằng, đất phần lớn là trồng cây hàng năm, bên cạnh đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm,…

Bảng 3.7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu

Hiện trạng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Đất trồng cây hàng năm 133.905 63,59

Đất vƣờn tạp 16.189 7,69

Đất trồng cây lâu năm 14.930 7,09

Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 45.553 21,63

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000)

Cây hàng năm của tỉnh chiếm 63,59% diện tích đất nông nghiệp với 133.905 ha, kế đến là diện tích đất nuôi trồng thủy sản (45.553 ha), đất vƣờn tạp chƣa đƣợc quy hoạch (16.189 ha) và phần còn lại là đất trồng cây lâu năm với 14.930 ha. Bên cạnh đó, Bạc Liêu là một tỉnh ven biển nên rất có tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc Tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo thuộc hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải.

Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang

Hiện trạng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Đất trồng cây hàng năm 327.468 81,33

Đất vƣờn tạp 29.271 7,27

Đất trồng cây lâu năm 37.101 9,21

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3 -

Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 8.801 2,19

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000)

Trong đó đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên chủ yếu là trồng cây hàng năm với 327.468 ha và đất trồng cây lâu năm với 37.101 ha. Ngoài ra tỉnh còn nhiều diện tích đất sản xuất chƣa ổn định với hơn 29.000 ha vƣờn tạp và diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản (8.801 ha). Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nƣớc, đất canh tác không tập trung nhƣng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm các huyện.

Nhìn chung, địa hình các tỉnh ven biển ĐBSCL chủ yếu có nền đất thấp, có nhiều sông, kênh rạch gần các cửa biển nên nƣớc biển dễ dàng xâm nhập sâu vào trong nội đồng nhất là vào mùa khô, làm cho đất ngày càng bị nhiễm mặn và lấn sâu vào bên trong. Thêm vào đó, nƣớc lũ trên thƣợng nguồn đổ về vào mùa mƣa làm cho diện tích canh tác nông nghiệp của các tỉnh ven biển ĐBSCL càng bị ảnh hƣởng nặng nề hơn, ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống sản xuất và sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân

nơi đây. Do đó, các Sở, Ban, Ngành các tỉnh ven biển cần có các chính sách và hành động cụ thể để ứng phó với các tác động của BĐKH, và chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân trong việc thích ứng với các tổn thƣơng do BĐKH gây ra.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực ven biển ĐBSCL năm 2013

Theo Hình 3.1 cho thấy, ở các tỉnh ven biển ĐBSCL chủ yếu canh tác các mô hình trồng lúa và mô hình nuôi tôm, trong đó hiện trạng lúa phân bố chủ yếu ở các tỉnh Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh, còn mô hình nuôi tôm phân bố tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và ven biển của các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Ngoài các mô hình trên thì ở các tỉnh cũng xuất hiện các mô hình canh tác thổ quả, mía, màu, rừng ngập mặn, rừng tràm và khóm.

Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2013

Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực các tỉnh ven biển ĐBSCL chủ yếu là các cơ cấu canh tác lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, nuôi tôm, thổ cƣ thổ canh, thổ quả, tôm lúa, tôm rừng, rừng ngập mặn, rừng tràm. (Bảng 3.1)

Bảng 3.9: Hiện trạng sử dụng đất các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2013

Hiện trạng Diện tích (ha) Hiện trạng Diện tích (ha)

Khóm 26.555,00 Rừng ngập mặn 35.468,36

Lúa 1 vụ 1.583,20 Rừng tràm 162.719,32

Lúa 2 vụ 605.846,67 Thổ cƣ thổ canh 304.854,16

Lúa 3 vụ 620.985,71 Thổ quả 208.648,04

Lúa màu 2.587,06 Tôm lúa 186.714,78

Màu 25.737,49 Tôm rừng 62.698,86

Mía 25.745,64 Nuôi tôm 565.854,35

Trong đó, lúa 2 vụ và 3 vụ chiếm diện tích nhiều nhất với 605.846,67 ha và 620.985,71 ha, chủ yếu phân bố trên địa bàn các tỉnh Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau và Tiền Giang. Các mô hình lúa 1 vụ, lúa màu và tôm lúa thì chiếm diện tích ít hơn, với các diện tích lần lƣợt là 1.583,20 ha, 2.587,06 ha và 186.714,78 ha.

Mô hình nuôi thủy sản chiếm phần lớn diện tích các tỉnh ven biển ĐBSCL chủ yếu tập trung ở các huyện ven biển với phần lớn diện tích nuôi thủy sản tập trung nhiều nhất tại tỉnh Cà Mau, với diện tích nuôi tôm là 565.854,35 ha và tôm rừng là 62.698,86 ha. Bên cạnh đó, các mô hình thổ cƣ thổ canh và thổ quả cũng có diện tích khá lớn với 304.854 ha và 208.648,04 ha, trong đó thổ cƣ thổ canh thì phân bố rải rác ở tất cả các tỉnh trong khu vực, và thổ quả thì chủ yếu tập trung ở 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Diện tích trồng màu, khóm và mía có diện tích lần lƣợt là khoảng 25.737,49 ha, 26.555 ha và 25.745,64 ha, và phần lớn diện tích màu, mía tập trung ở địa bàn tỉnh Long An và khóm tập trung nhiều ở 2 tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang.

Ngoài ra, rừng tràm đƣợc trồng nhiều ở Long An và Cà Mau với diện tích là 162.719,32 ha, và diện tích rừng ngập mặn là 35.468,36 ha phân bố chủ yếu ở ven biển tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển đồng bằng sông cửu long theo các kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)