Địa hình

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển đồng bằng sông cửu long theo các kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 35)

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng Châu Thổ rộng lớn, địa hình thấp, độ cao trung bình khoảng 2 m, đỉnh lên tận Pôm Pênh, cách bờ biển 300 km. Đồng bằng sông Cửu Long không có hệ thống đê ven sông nhƣ ở Bắc Bộ, vì vậy nƣớc lũ làm tràn

bờ và ngập nhiều vùng vào mùa mƣa. Vùng bị ngập có thể lên tới 3 m nƣớc, chiếm diên tích 50.000 ha đi từ Long Xuyên – Cao Lãnh – Campuchia. Vùng bị ngập vừa (từ 0,4 – 1 m) bao gồm đất đai thuộc Sa Đéc, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bắc Sóc Trăng và Tây Bắc Mỹ Tho. Vùng không bị ngập do đất đƣợc bồi đắp cao từ lâu gồm Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Dọc cửa biển từ cửa sông Đồng Nai đến tận Hà Tiên là một dãy đất mặn rộng lớn. Ngoài ra, về phía Đông Bắc Châu Thổ còn có một vùng trũng rộng 500.000 ha, đó là vùng Đồng Tháp Mƣời với đất phèn chua, bùn lầy, bùn lầy nƣớc đọng. Tuy cao trung bình 2 m nhƣng Đồng Tháp Mƣời vẫn bị ngập lũ trong mùa mƣa từ 0 – 0,5 m, lên cao có thể trên 3 m tùy nơi

(Nguyễn Văn Be, 2000).

Hình 1.1: Bản đồ hành chính của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

Theo Tôn Sơn (2010), ĐBSCL do có địa hình thấp và khá bằng phẳng nên thoát lũ chậm vào mùa mƣa, đôi khi còn làm ngập úng cả một vùng rộng lớn hàng chục nghìn km2 và gây nhiều thiệt hại cho mùa màng. Ngƣợc lại vào mùa khô, nƣớc biển có điều kiện xâm nhập sâu vào trong đất liền từ 20 – 65 km, ảnh hƣởng đến hơn 1 triệu ha đất ven biển.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn (2001), chia vùng ĐBSCL ra làm 6 vùng: vùng ven và giữa sông Tiền và sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mƣời, vùng Tây sông Hậu, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bán đảo Cà Mau và vùng ven biển Đông. Trong đó các vùng bị ảnh hƣởng mặn chính là:

Vùng Bán đảo Cà Mau: diện tích tự nhiên khoảng 946.000 ha, trong đó diện tích đang đƣợc sử dụng là 676.000 ha, gồm các loại đất: đất mặn và đất phèn mặn. Yếu tố chính ảnh hƣởng đến sản xuất của vùng là thiếu nƣớc ngọt và ảnh hƣởng bởi mặn, chính vì vậy các mô hình sản xuất chính của vùng bao gồm: lúa 1 vụ, lúa 2 vụ, nuôi thủy sản, rừng ngập mặn, lúa - tôm và rừng – tôm.

Vùng ven biển Đông: diện tích tự nhiên khoảng 1.073.000 ha, trong diện tích đang sử dụng là 844.000 ha, gồm các loại đất nhƣ đất phù sa, đất mặn và đất cát giồng. Yếu tố chính ảnh hƣởng đến sản xuất của vùng là ảnh hƣởng bởi mặn, thiếu nƣớc ngọt và không ngập lũ. Các mô hình sản xuất chính của vùng là: lúa 1 và 2 vụ, nuôi thủy sản, cây ăn trái, lúa – tôm và rừng – tôm.

Diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ: chỉ tập trung ở 8 tỉnh ven biển của vùng

ĐBSCL gồm: Long An, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển đồng bằng sông cửu long theo các kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)