Giới thiệu

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển đồng bằng sông cửu long theo các kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 34)

Theo Trương Chí Hải (2005), ĐBSCL trải dài từ vĩ độ 8030’ đến 110 Bắc và từ kinh độ

04030’ đến 1070 Đông, hình thành cách nay trên 10.000 năm nhƣng chỉ khai thác cách nay 300 năm, giai đoạn khẩn hoang bắt đầu từ năm 1907. Đồng bằng sông Cửu Long hứng nguồn phù sa từ sông Mê Kông dài khoảng 4.000 km chảy qua các nƣớc Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan và Campuchia, với diện tích khoảng 39.000 km2. Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh , Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ và An Giang. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng ĐBSCL đƣợc hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nƣớc biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển.

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha, chiếm 12% diện tích của cả nƣớc, trong đó sản xuất nông nghiệp khoảng 2,9 triệu ha, đất sản xuất lâm

nghiệp là 430.770 ha, đất khác chiếm 277.000 ha và đất chuyên dùng khoảng 262.682

ha (Nguyễn Ngọc Anh, 2005).

Theo Trần Thanh Cảnh (1998), vùng ĐBSCL có các nhóm đất chính sau:

 Đất phù sa có diện tích khoảng 1.180.000 ha, chiếm 30,1% diện tích toàn vùng.  Đất phèn mặn chiếm diện tích khoảng 1.600.000 ha, ƣớc tính chiếm 40,7% diện

tích của toàn vùng.

 Đất mặn có diện tích là 744.000 ha, chiếm 18,9% và có độ phì nhiêu cao nhƣng bị nhiễm mặn nên việc tăng vụ, tăng năng suất trong sản xuất bị hạn chế.

 Đất xám có diện tích khoảng 134.656 ha, chiếm 3,4% và bao gồm đất xám trên phù sa cổ, đất xám đọng mùn gley trên phù sa cổ.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển đồng bằng sông cửu long theo các kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 34)