Tính chất của sự nổi loạn

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh, khái hưng và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette (KL07172) (Trang 55)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3. Tính chất của sự nổi loạn

Tuyết trong Đời mưa gió là một cô gái giang hồ có lối sống lẳng lơ, phóng

đãng, ăn chơi trác táng và có những quan niệm hết sức “mới mẻ” về tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Quan niệm sống và lối sống của Tuyết khắc hẳn với những người phụ nữ đương thời, thậm chí đó là một lối sống “lạc loài”, bởi vì cách sống

đó chưa bao giờxuất hiện trong cái xã hội nhỏ bé thời bấy giờ. Xây dựng nhân vật Tuyết, Nhất Linh đã chú ý đi sâu khai thác sốphận của một cô gái giang hồvới triết lý sống hưởng lạc cá nhân có nhiều tính chất tiêu cực.

Vốn là một cô gái xinh đẹp, có học vấn nhưng lại vướng vào sợi dây oan nghiệt của lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, Tuyết bị ép gả cho một người mà cô không yêu cũng không hề biết mặt. Theo lễ giáo phong kiến về ứng xửcủa người phụ nữ khi đi lấy chồng thì phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Thế nhưng Tuyết lại đi ngược lại với những chuẩn mực đó. Khi phải lấy một người chồng mà mình không yêu, Tuyết đã không “an phận thủ

thường” nhưđa sốphụnữ thời đó vẫn cam chịu mà cô đã “nổi loạn” để thoát khỏi cuộc sống cầm tù bởi “tam tòng tứ đức”. Cô đã phản ứng dữ dội, đó là hành động bỏ nhà đi theo tình nhân và sống một cuộc đời mưa gió. Nếu như cô đi theo tình nhân, chung thủy với một người và có ý thức làm lại cuộc đời thì đó là sự “nổi loạn” của một cô gái biết vượt lên hoàn cảnh, khẳng định quyền cá nhân trong xã hội cũ. Nhưng đây cô lại chọn cho mình lối sống phóng túng, ăn chơi trác táng, chấp nhận dấn thân vào cuộc đời mưa gió, sống phiêu bạt giang hồ. Lối sống mà Tuyết chọn cho mình là lối sống cực đoan, lấy cái “tôi” làm trung tâm, lấy lạc thú

làm chuẩn mực cao nhất, sống hôm nay không cần biết đến ngày mai, sống sung sướng cho mình mà không cần biết đến ai khác. Tuyết chính là một kiểu nhân vật có tính chất thách đố, đầy ngang trái.

Lối sống hưởng lạc của Tuyết được Nhất Linh tái hiện rất rõ trong từng hành

động, lời nói của cô. Ngay trong lần đầu tiên gặp Chương khi Chương ra tay cứu khỏi đòn đánh của gã nhân tình, quen thói lẳng lơ, Tuyết đã xin đến nhà Chương ngủnhờ: “Hay anh cho em vềnhà anh ngủ nhờmột tối” [13; tr. 29]. Câu nói này đã bộc lộ bản chất không đứng đắn của một cô gái khi mới gặp lần đầu. Mặc dù Chương không đồng ý nhưng Tuyết đã tìm đến tận nhà Chương để cảm ơn và tìm cách lôi kéo anh vào vòng tình ái mà theo Tuyết nói “em định ghẹo anh, vâng, ghẹo anh một tí thôi … chứnào em có yêu gì anh” [13; tr.67]. Có thể nói cách sống lẳng lơ, buông thả đã dạy cho Tuyết biết cách thu phục đàn ông, đặc biệt là những người thụ động, nhút nhát như Chương.

Dù đã sống bên Chương, trở thành nhân tình của Chương nhưng Tuyết vẫn không thểtừ bỏ được lối sống giang hồ, phóng khoáng. Nhũng lần rời bỏtình nhân

đi lặp đi lặp lại của Tuyết đã chứng minh điều đó. Khi đang sống cùng Chương, chán nản Tuyết đã bỏ đi theo “tiếng gọi ở cõi xa xăm, nàng dứt ra đi, đi tìm một người tình nhân cũ mà nàng vụt cảm thấy nàng yêu” [13; tr.62]. Chính vì thế, cô không thể nào sống một cuộc sống quá đỗi chật hẹp trong tổ ấm mà Chương cố

công gây dựng. Tuyết đã tự tạo cho mình một lối sống hết sức phóng túng, tự do buông thả đến mức trơ trẽn mà chính cô cũng thừa nhận điều đó: “Anh chưa biết em là ai đấy. Em chỉ là một đứa giả dối, man trá, hơn nữa em là một con ác phụ bỏ

chồng, bỏcon theo trai. Em là một con đĩ khốn nạn, đê hèn. (..) Em sẽlừa dối người em yêu, vì em đã trở nên một đứa vứt đi, tiêm nhiễm hết mọi nết xấu của loài người” [13; tr.70]. Và đúng như vậy, ít lâu sau, cô lại bỏ đi với nhân tình cũ. Không quan tâm đến một ai và bất cứ điều gì, cho nên cuộc sống của Tuyết là chuỗi ngày

ăn chơi, phá phách, thác loạn: Tuyết cười hát nhưđiên, đắm mình trong khỏi thuốc phiện, say sưa với rượu sâm panh và thú nhục dục, “cầm rọc tẩu thuốc phang mạnh vào cái chụp đèn thuốc phiện mà bắt chước tiếng pháo đùng” rồi gục xuống đi văng

thiếp đi… Đó là niềm vui sống mà Tuyết tạo ra cho mình, cuộc sống với cô chỉ là

để hưởng lạc. Với cô, sống là phải tự do, phóng túng cả về tâm hồn lẫn thể xác. Sống chung thủy, yêu một người hay gia đình dường như là những khái niệm quá xa vời với cô gái này. Vì thế, Tuyết không yêu ai thật lòng bao giờ, cô đến với nhân tình để thỏa mãn nhục dục, chán thì lại lặng lẽbỏ đi. Tuyết thấy việc cô bỏChương

đi theo những người khác cũng dễ dàng như khi cô bỏ người khác để đến với Chương, cho nên cô không hề cảm thấy áy náy hay ân hận gì. Trong bức thư gửi Chương, chính cô đã thú nhận: “Em đã như con chim lạc đàn nay đây mai đó, đang quen sống cái đời phiêu bạt giang hồ, thì anh cũng chẳng nên lưu luyến em làm chi” [13; tr.69]. Có thể nói, một người như Tuyết thì không cần đến tình yêu và sĩ diện, mà Tuyết cũng không hềcó hai thứ ấy. Lần cuối cùng Tuyết trởvề bên Chương là vào ngày mùng Một Tết với thân hình đã “tàn tạ như đóa hoa rã rời sau ngày mưa gió”, nhưng rồi cô vẫn chọn cách giải thoát cho mình là sựra đi, bởi “một gái giang hồcó thểnào tránh được cái đời vô định”. Như vậy, cho đến cuối cùng, lối sống tự

do phóng đãng ấy vẫn không hềthay đổi.

Tuyết tiêu biểu cho một quan niệm sống và một lối sống cực đoan. Đặt trong hoàn cảnh xã hội đương thời,đây thực sự là một sự “nổi loạn” ghê gớm và không thể chấp nhận được. Lối sống của Tuyết cũng đã dần trởthành một xu hướng thấm nhiễm vào lớp thanh niên thời đại: “Xin ai nấy uống cạn với tôi một cốc rượu. Còn như câu chuyện cô Tuyết nào đó của hai anh đây thì xin hai anh xếp mau lại cho. Sống ngày nay nhớ chi ngày xưa, tưởng chi đến ngày mai. Cô Tuyết ấy có chết đi

đã có cô Tuyết khác đẹp, xinh tươi hơn phải không các em?” [13; tr.175]. Đó không chỉlà lối sống của riêng Tuyết mà lối sống ấy đã ăn sâu vào một bộphận thanh niên trẻ tuổi. Nhân vật Tuyết là sản phẩm tiêu biểu nhất của phong trào Âu hóa “vui vẻ

trẻ trung” có tính chất trụy lạc của thanh niên trí thức tư sản thành thị. Xây dựng hình tượng nhân vật này, tác giả đã thểhiện một hiện tượng xã hội phức tạp không chỉtồn tại trong quá khứmà còn dựbáo tính phổbiến của nó trong đời sống xã hội. Kết cục của cuộc đời Tuyết đã cho thấy đây là lối sống lầm lạc, sa ngã mà chúng ta cần phải lên án, loại bỏ.

Cũng như Tuyết trong Đời mưa gió, sự “nổi loạn” của Juliette Hardy trong

Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng thể hiện khát vọng vượt thoát ra khỏi những khuôn phép, lềlối trói buộc người phụnữbấy lâu. Song, ởnhân vật này không có tư tưởng hưởng lạc, sống tự do phóng túng, phá phách như nhân vật Tuyết mà qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Juliette Hardy và đặc biệt là qua sự “nổi loạn” của nhân vật này, Simone Colette đã nhằm bộc lộ khát vọng tình yêu, giải phóng con người cá nhân, con người bản năng và đồng thời thách thức lại những quan niệm truyền thống bảo thủtrong xã hội đương thời.

Từ việc ý thức rất rõ về giá trị bản thân và với cá tính mạnh mẽ, người phụ

nữ hiện đại đã chủ động kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc cho mình. Juliette yêu Antoine và sẵn sàng bỏ nhà đi theo tiếng gọi của tình yêu. Nhưng đáp lại tình yêu chân thành của nàng là sựlừa dối, hèn nhát và ích kỉcủa Antoine. Đau khổ, Juliette miễn cưỡng nhận lời cầu hôn của Michel – em trai của Antoine – vì muốn được ở

lại St.Tropez và vì cảm kích sựdũng cảm của anh. Michel yêu nàng, coi trọng nàng, nhưng tiếc thay, Michel hoàn toàn không có khả năng chinh phục con người bản năng trong nàng. Trong khi đó, con người bên trong Juliette vẫn khao khát được hòa hợp với Antoine – người đàn ông mà nàng yêu. Cuộc giao hoan giữa nàng và Antoine trên bờbiển đã đem đến cho nàng sựthỏa mãn cảvềtình yêu và con người bản năng. Nó vượt qua cả những tư tưởng đạo đức luân lí đương thời. Nếu không xét vềsự đúng sai, thì sựnổi loạn này đã cho thấy sựgiải phóng của người phụnữ ở

phương diện con người bản năng. Phụ nữ cũng cần được bình đẳng như nam giới, cũng có những nhu cầu về mặt tình cảm và bản năng tất yếu, đòi hỏi cần phải được giải tỏa.

Vốn là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống những Juliette lại không được đáp trảbằng yêu thương thật lòng. Nàng bịchính người mình yêu lừa dối, bịngười khác khinh thường, bị hiểu lầm, và dù cố gắng giải thích bao nhiêu thì cũng không có một ai hiểu cho nàng. Ngay cả người đàn ông mà nàng yêu cũng vứt bỏ nàng sau khi cơn dục vọng đã được thỏa mãn. Tất cảuất ức, cuồng vọng không được giải tỏa, nàng trút vào điệu Mambo ma quái. Ở đây, có thểthấy, giữa Tuyết trong Đời mưa

gió và Juliette Và chúa đã tạo ra đàn bà không chỉ khác nhau vềtính chất nổi loạn mà trong sự nổi loạn của hai nhân vật này còn mang đặc trưng dấu ấn từng quốc gia. Trong Đời mưa gió, những chi tiết miêu tảnhân vật Tuyết đắm mình trong khói thuốc phiện, tụtập đàng điếm, đánh tổtôm, rượu say rồi đập phá… là hình ảnh tiêu biểu cho kiểu văn hóa phương Đông, nhất là ởxã hội thành thịViệt Nam thếkỉXX. Còn trong Và chúa đã tạo ra đàn bà, điệu nhảy Mambo của Juliette (chính là điệu ChaChaCha sau này) là đặc trưng cho kiểu văn hóa phương Tây. Điệu nhảy ấy như

thểhiện khao khát được tự do, khao khát cởi trói khỏi những lề thói, định kiến kìm kẹp người phụ nữ. “Nàng vung tít hai tay lên và hất đầu, mái tóc dài của nàng hất qua hất lại như bờm con ngựa cái hoang. Nàng theo sau người cầm trống, bắt chước bước đi của anh ta, được tiếng trống liên hồi dẫn dắt vào một cơn phấn khích bạo liệt. Nàng ngừng lại một thoáng, cởi mấy cúc váy để cho đôi chân dài của mình

được tự do tung hoành hơn” [3; tr.220]. “Juliette chắp hai tay lên đầu và tung váy hởtoang ra, nhảy thoắt lên, nhảy, rồi lại nhảy”, “váy nàng rơi xuống sàn”, “Nàng đá văng đôi xăng đan đi” [3; tr.221]. Trông thấy bộ dạng ấy của Juliette, Michel vô cùng tức giận, song, bằng trái tim nhân hậu của mình, anh tiến một bước về phía nàng và nhẹnhàng đặt tay lên hai vai nàng, anh nói: “Em không phải khóc nữa đâu. Giờ thì em không phải khóc nữa” [3; tr.229]. Môi anh nở một nụ cười, sau đó “Juliette nắm lấy tay anh, và các ngón tay anh liền dịu dàng đan vào các ngón tay nàng”, cả hai cùng ra khỏi quán Bar des Amis xuống phố. “Michel Tardieu đang

đưa vợ mình về nhà” [3; tr.229]. Có thể hiểu rằng, sau những đau khổ và cuồng vọng “nổi loạn” đấu tranh thì cuối cùng Juliette cũng đã được cảm thông. Có lẽtừ đây, nàng sẽcó một cuộc đời hạnh phúc bên người chồng của mình, một người thực sự yêu thương trân trọng nàng mà nàng cũng thực sự mong muốn đem đến hạnh phúc cho người đàn ông ấy. Nếu như Tuyết trong Đời mưa gió buộc phải ra đi bởi không có cách nào cô có thể trởvề sống một cuộc đời bình thường được nữa thì ở đây, kết thúc tác phẩm, Juliette được tha thứ và trởvề nhà cùng chồng mình. Cách kết thúc mở đã gợi ra những điều tốt đẹp dành cho cô gái này. Sau những đấu tranh,

người khác, tìm thấy hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Đến đây, chúng ta có thể

thấy rõ thêm sựkhác biệt giữa Juliette và Tuyết trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng đã nói ởtrên.

Qua việc xây dựng nhân vật kiểu nữ nhân vật nổi loạn, Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền bình đẳng của người phụ nữ. Song, việc xây dựng nhân vật trong mỗi tác phẩm không hoàn toàn giống nhau bởi mỗi nhà văn có một cảm quan nghệ thuật riêng. Trong Đời mưa gió, Nhất Linh và Khái Hưng đã khắc họa nhân vật Tuyết với triết lý sống hưởng lạc cá nhân. Sự nổi loạn của nhân vật này gắn liền với sự phá phách, ăn chơi thác loạn, tựdo phóng túng theo chủnghĩa cá nhân cực đoan. Khác với đó, Simone Colette trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà lại thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Juliette Hardy, đã thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng giải phóng con người cá nhân, con người bản năng. Đồng thời qua đó, nhà văn cũng cất lên tiếng nói bênh vực cho giới của mình, khẳng định vai trò vịtrí của nữ giới trong đời sống xã hội. Chính sự khác nhau này đã tạo nên sự độc đáo, riêng biệt của từng tác phẩm.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu, đối sánh kiểu nhân vật nữ “nổi loạn” trong hai tác phẩm

Đời mưa gió của Nhất Linh và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette trên

đây, chúng tôi rút ra được một sốkết luận như sau:

1. Đời mưa gió của Nhất Linh là tác phẩm đi sâu khai thác số phận của một cô gái giang hồvới triết lí sống hưởng lạc cá nhân. Mang trong mình những nét tân tiến văn hóa mới cho nên Tuyết không cam chịu an phận như những người phụ nữ

truyền thống, cô đã “nổi loạn”, vượt thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến để sống theo ý thích của riêng mình. Tuy nhiên, sự “nổi loạn” ấy lại mang nhiều tính chất tiêu cực cho nên Tuyết đã rơi vào bi kịch không lối thoát như một

điều tất yếu.

2. Trong cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, thông qua sự “nổi loạn” của Juliette Hardy, hình tượng người phụ nữ hiện đại hiện lên như một chủ thể tự ý thức, tự tin khẳng định vẻ đẹp và giá trị của bản thân mà không còn phụ thuộc hay trông chờ vào cái nhìn hay sự phán xét từ người khác dành cho mình. Tuy nhiên, dù mạnh mẽ, cá tính nhưng người phụnữvẫn luôn bộc lộ cái "tôi" cá nhân với những xúc cảm về tình yêu và những khát khao tìm kiếm hạnh phúc thật sự. Cũng qua đây, Simone Colette đã làm nổi bật hình tượng người phụ nữhiện đại tựtin đứng lên đấu tranh phá bỏnhững quan niệm truyền thống lỗi thời, lạc hậu, khẳng định giá trịcủa người phụnữbằng nhiều quan điểm tiến bộ.

3. Khi nghiên cứu về kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong hai tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy, dù không có ảnh hưởng hay tác động trực tiếp giữa hai nhà văn nhưng cảhai đều có những điểm tương đồng, gặp gỡtrong việc xây dựng nhân vật. Tuyết và Juliette đều là những cô gái xinh đẹp trẻtrung, họmang trong mình những tư tưởng tiến bộ, luôn chủ động tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc, nhưng, do hoàn cảnh xã hội còn tồn tại những tư tưởng đạo đức cốhữu nên sự“vượt thoát” của họ

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh, khái hưng và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette (KL07172) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)