7. Cấu trúc của khóa luận
3.1. Sự miêu tả ngoại hình nhân vật
Đời mưa gió là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời một cô gái giang hồ với quan niệm sống, lối sống có phần cực đoan, cho nên, ngòi bút Nhất Linh không chủ đích đi sâu miêu tả ngoại hình nhân vật mà chú trọng, nhấn mạnh vào số phận, bi kịch của cô gái này. Tuy không được miêu tả tỉ mỉ về phương diện ngoại hình nhưng nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió chỉqua một vài nét điểm xuyết vềnét mặt, ánh mắt, vẫn hiện lên trước mắt bạn đọc với một vẻ đẹp của người phụnữÁ Đông. “Tuyết vừa nói vừa liếc mắt long lanh hoạt động nhìn Chương một cách rất tình tứ. Cặp môi bôi sáp hình trái tim nhách lên một nụ cười làm lúm hai đồng tiền ở hai bên má mơn mởn như tuyết trái đào Lạng Sơn hồng mới hái” [14; tr.32]. Chỉvới nét phác họa như vậy, người đọc cũng có thể hiểu, Tuyết tuy là gái giang hồ nhưng
đồng thời cũng là một cô gái rất đẹp. Một vẻ đẹp kết hợp cả nét truyền thống lẫn hiện đại trong đó. Cũng chính vẻ đẹp ấy cùng với kinh nghiệm trong trường tình đã giúp cô dễ dàng trong việc thu phục đàn ông. Chương yêu Tuyết cũng bởi vẻ đẹp mê đắm đó. Hình ảnh đôi mắt, cặp môi của Tuyết được phác họa qua cái nhìn của Chương: “Đôi mắt ướt và dịu dàng của Tuyết bảo cho chàng biết rằng chàng nghĩ
lầm. Cặp môi nhách một nụ cười, nụ cười đau đớn nhưng âu yếm nói với chàng rằng Tuyết vẫn yêu chàng” [14; tr.111]. Lúc ấy, dù đang tức giận vì Tuyết đã bỏ đi, nay trở vềvới vẻ mặt buồn rầu mệt mỏi, nhưng khi nhìn vào đôi mắt đó, nhìn vào
nụcười đó, Chương quên hết thảy mọi thứ, trong lòng chàng lúc này chỉcòn lại tình yêu vô bờbến đối với nàng mà thôi. Đôi khi, Tuyết ngắm mình trong gương, ngoại hình của cô cũng chỉ hiện lên mờ nhạt trong dòng tâm tư “khi trang điểm xong và nhìn vào gương thấy nhan sắc đổi khác hẳn, nàng mơ màng nhớngay tới quãng đời sung sướng. Cô thiếu nữ đứng trong gương đối với nàng như người xưa hiện về, một người chết sống lại, và một làn không khí mịt mù, huyền bí” [14; tr.119]. Dù hình thù không được rõ ràng nhưng ta vẫn thấy hiện lên một cô Tuyết xinh đẹp và
đương sung sướng, bởi lúc này Tuyết đang háo hức chuẩn bị để cùng bạn đi chơi, những cuộc chơi mà lâu lắm rồi Tuyết đã quên lãng. Tuyết rời bỏChương để đi tìm những thú vui khoái lạc, những cảm xúc mới mẻtựdo cho đến khi thân xác rã rời, không ai đoái hoài tới nữa thì Tuyết lại trởvềtìm Chương sau hai năm xa cách. Lần trởvềnày, khi nhìn thấy Tuyết mà Chương như không tin vào mắt mình nữa. Nhan sắc của nàng lúc này được Nhất Linh miêu tả cận cảnh, tỉ mỉ hơn qua cái nhìn của Chương: “Cặp mắt sắc sảo, long lanh nay đã mờ đã xạm như mất hết tinh thần, chôn trong hai cái quầng đen sâu hoắm. Lớp phấn không đủ dày để che đôi má hóp và những nếp nhăn trên trán. Màu son thắm bôi môi càng làm rõ rệt nỗi điêu linh của bộ mặt nhợt nhạt, xanh xao. Cái nhan sắc diễm lệ thuở xưa giờ đã tàn tạ như đóa hoa rã rời sau những ngày mưa gió” [14; tr.163]. Miêu tảcái ngoại hình tiều tụy, rã rời ấy của nhân vật Tuyết, Nhất Linh muốn cho thấy rằng đó là kết cục tất yếu của một cô gái giang hồlẳng lơ, đa tình. Và đó cũng chính là kết cục tất yếu của những ai có lối sống buông thả, phóng đãng như cô.
Cũng không tập trung miêu tả ngoại hình nhân vật, mà chỉ bằng vài nét bút thoáng qua có tính chất chấm phá nhưng Simone Colette trong Và chúa đã tạo ra đàn bà đã tái hiện, dựng lên chân dung nhân vật nữchính một cách rất rõ nét trước mắt người đọc. Thế nhưng, khác với Nhất Linh miêu tả nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió, ở đây Simone Colette đã miêu tả ngoại hình nhân vật Juliette Hardy là có dụng ý rõ ràng. Đểtừchân dung đó, người đọc có thểnhìn thấu một cách sinh động, trọn vẹn tính cách nhân vật, qua đó bộc lộý thức nữquyền mạnh mẽcủa nhà văn.
Juliette mang trong mình một vẻ đẹp tươi tắn, tràn đầy sức sống làm mê đắm lòng người, đặc biệt là những người đàn ông ở thị trấn St.Tropez đều bị quyến rũ
bởi những đường nét trên cơ thể nàng. Ngay từmở đầu tác phẩm, để miêu tảngoại hình của Juliette, Simone Colette đã không ngần ngại đểcho nhân vật của mình tắm nắng theo kiểu "au naturel" (hoàn toàn tựnhiên). Juliette xuất hiện trước mắt người
đọc mà không cần đến một mảnh vải trên cơ thể. Hình ảnh này không chỉ thể hiện sựtáo bạo trong cách xây dựng nhân vật của tác giảmà còn tạo ra hiệu ứng đặc biệt thểhiện tính cách táo bạo của Juliette. Nó khiến cho bản thân mỗi người đọc không khỏi bất ngờvà cảm nhận được sựnóng bỏng toát ra từcô gái này. Nàng đã tựmình phô ra cơ thể của bản thân trước mắt người đọc, không một chút che đậy, không một chút giấu giếm hay e ngại. Ngược lại, nàng làm điều này với một tâm thế hoàn toàn tựtin. Juliette đẹp và có sức hút đến mức, mới chỉ nhìn thấy đôi chân trần của nàng, Eric Carradine cũng cảm thấy sung sướng, muốn khoảnh khắc chiêm ngưỡng nó kéo dài mãi: “Một đôi chân trần, gót hướng lên trời, đung đưa uể oải từ sau ra trước dưới ánh nắng. Đôi chân rám nắng có ánh vàng, với những ngón chân nhỏxíu như chân trẻ con” [3; tr.9]. Eric Carradine thốt lên: “Em có đôi chân của một nữ
thần” [3; tr.10]. Juliette cũng ý thức rất rõ vềvẻ đẹp của mình. Chính vì ý thức được giá trị của bản thân nên nàng rất tự tin khi “khoe” cơ thể của mình và tự tin nói chuyện với Eric qua một khoảng cách vô cùng ngắn, đó là tấm chăn ga. Vẻ đẹp cơ
thể của nàng được tác giả phô ra một cách táo bạo nhất. Nó xuất hiện ởtrạng thái
đẹp nhất, viên mãn và trọn vẹn nhất: “Tắm đẫm trong nắng đẹp tựa vàng mười” [3; tr.12]. Không những thế, sựtinh tếcủa Simone Colette nằm ởchỗkhông nhọc công trong việc miêu tảtỉ mỉngoại hình của Juliette mà chỉcần đểcho một nhân vật nào
đó trên xe buýt thốt lên: “Chao là cặp mông! Như cảmột bài ca” [3; tr.29] thì đã đủ đểnói lên được tất cả sự quyến rũ của vẻ đẹp đầy nhục cảm toát ra từcơ thể nàng. Những dòng miêu tả ngoại hình của Juliette tuy không nhiều nhưng đủ cho người
đọc thấy được vẻ đẹp của nàng, vẻ đẹp của sựtáo bạo, của một thực thể hoang dại quá đỗi tựnhiên. Ngoại hình người phụnữ được Simone Colette miêu tảkhông một chút dè dặt. Ngược lại, ngòi bút của nhà văn hết sức táo bạo. Nếu như những người
phụ nữ thuộc thế hệ cũ ở thị trấn St.Tropez có cái nhìn không mấy thiện cảm về
Juliette thì việc miêu tả ngoại hình Juliette của nhà văn có tác dụng tôn lên vẻ đẹp hấp dẫn và quyến rũởcon người nàng. Không những thế, việc miêu tả vẻ đẹp hình thể tròn đầy, viên mãn của một cô gái đương tuổi mười tám như một đòn khiêu khích đối với cái nhìn đầy miệt thịvề đàn bà và nhục dục, nó đảphá, lột trần bộmặt
đạo đức giả của xã hội châu Âu thời hậu chiến, mà nhất là cánh đàn ông từgià đến trẻ đều là những kẻbất toàn, chạy theo bản năng.
Sự miêu tả trực diện vẻ đẹp nhục thể trong Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng cho thấy cái nhìn cởi mởtrong văn hóa phương Tây. Simone Colette miêu tả, ngợi ca vẻ đẹp nhục thểcủa người phụ nữ đểrồi “bung ra” một cô gái với cá tính mạnh mẽ, qua đó nhằm bộc lộ ý thức nữ quyền của nhà văn. Ngược lại, trong Đời mưa gió, người phụ nữ phương Đông, dù là gái giang hồ phóng đãng nhưng vẫn được miêu tả với vẻ đẹp truyền thống, kín đáo, chỉ điểm xuyết qua nét mặt hay ánh mắt. Nó cho thấy cảm quan của người phương Đông vẫn hạn chếkhi nói đến vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ. Từ đó có thể thấy rằng, văn hóa Đông – Tây đã chi phối rất lớn đến cảm quan của người sáng tác. Mỗi nhà văn lại chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa khác nhau, cho nên nó dẫn tới việc xây dựng hình tượng nhân vật cũng khác nhau.