7. Cấu trúc của khóa luận
2.4. Thủ pháp đối lập trong miêu tả nhân vật
Nhằm làm nổi bật tính cách của nhân vật, các nhà văn Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette cùng sử dụng thủ pháp đối lập trong việc xây dựng hình tượng nhân vật ởmỗi tác phẩm, góp phần thểhiện sự đối chọi gay gắt giữa cái cũ và cái mới, từ đó lý giải nguyên nhân dẫn tới bi kịch cuộc đời của nhân vật.
Trong Đời mưa gió, Nhất Linh khắc họa nhân vật Tuyết là một cô gái lẳng lơ, đa tình với một lối sống hưởng lạc, ăn chơi trác táng. Đểlàm nổi bật sựnổi loạn cũng như lối sống cực đoan của nhân vật này, tác giả đã dựng lên chân dung nhân vật Chương mang tính chất trái ngược, đối lập hoàn toàn với nhân vật Tuyết. Tuyết lẳng lơ, phóng đãng, ăn chơi bao nhiêu thì Chương lại nề nếp, mực thước, nhu mì, thụ động bấy nhiêu. Trong khi Tuyết luôn tìm cách ve vãn Chương thì anh luôn sợ
hãi giữ mình, bởi anh là “một người ghét phụ nữ một cách cay độc”. Thế nhưng, trước sựchủ động của Tuyết, Chương đã ngã vào vòng ái tình của cô.
Không chỉ đối nghịch nhau về tính cách mà trong quan niệm về tình ái của Chương và Tuyết cũng khác nhau. Với Tuyết, tình ái chỉlà “sự gặp gỡcủa hai xác thịt”. Nàng sống vì nhục dục, vì những lạc thú ở đời. Tuyết luôn sống theo câu châm ngôn ghê gớm “không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời là vị thuốc
trường sinh”. Ngược lại với quan niệm ghê gớm đó, với Chương, ái tình là “sựgặp gỡcủa hai tâm hồn”. Ái tình sẽ là vô nghĩa nếu như tâm hồn của con người không gặp nhau, không đồng điệu với nhau. Chính vì hai tính cách khác nhau, hai quan niệm tình yêu khác nhau nên sựbiểu hiện trong tình yêu của Chương và Tuyết cũng khác nhau.
Là một cô gái đa tình, lẳng lơ, Tuyết chưa bao giờbằng lòng với thực tại, cô chưa bao giờ biết đến tình yêu đích thực và càng không nghĩ đến việc gắn bó suốt
đời với một người. Cùng một lúc, Tuyết có thể yêu rất nhiều người, chung chạvới rất nhiều đàn ông miễn sao người đó có thể đáp ứng được nhu cầu về nhục dục và tiền bạc cho cô. Tuyết tự do đi tìm hết lạc thú này đến lạc thú khác, cô đắm mình trong những cuộc phiêu lưu tình ái, thứái tình xác thịt, tìm những cảm xúc mới mẻ
khác nhau. Chương thì ngược lại hoàn toàn. Với Chương, một khi chàng đã yêu thì sẽyêu hết mình, dâng hiến hết mình và luôn mong mỏi được sống cùng người mình yêu đến trọn đời trọn kiếp. Vì điều này mà Tuyết ví chàng như “một cô thiếu nữ, hơn nữa như một cô gái đồng trinh” [13; tr.62]. Đó là một sự trái ngược, một sự
tương phản hoàn toàn với Tuyết, chính cô cũng đã thừa nhận điều đó: “cái đời của một ông giáo đạo mạo càng ngày càng thấy trái ngược với đời nàng”, đời của một cô gái giang hồphóng đãng, ăn chơi [13; tr.62].
Sống cùng Chương sáu ngày, cuộc sống quá đỗi bình yên trong vai một người vợngoan đã khiến cho Tuyết “cảm thấy tâm hồn chán nản”. “Thân thể nàng
đau đớn mà tinh thần nàng cũng mỏi mệt” [13; tr.63]. Vốn là cô gái theo tôn chỉtự
do, Tuyết không thểnào sống trong một bầu không khí đơn điệu, tẻnhạt như vậy. Ở
chiều sâu bản thể, cô luôn khao khát những cảm xúc mới mẻ, cuồng nhiệt, trong khi
đó Chương là một anh giáo nề nếp, mực thước, không thể nào đáp ứng được thể
nguyện của cô. Sự ngột ngạt ấy khiến cho Tuyết chán nản và càng thôi thúc nhân vật “nổi loạn” để tự do đi tìm những cảm xúc mới, đạt được những khát vọng của bản thân. Tuyết rời bỏChương hết lần này đến lần khác mỗi khi thấy chán nản, rồi khi nhớnhung thì lại quay về. Lần nào Chương cũng tha thứbởi tình yêu của chàng quá đỗi thiêng liêng và vị tha. Nhưng cho đến cuối cùng, tình yêu của Chương
không thể nào níu giữ được bước chân của một kẻ lãng du, ngay cả lí trí của kẻ ấy cũng không đủ tỉnh táo để ở lại: “Tuyết muốn rời bỏ Chương ngay mà đi, lăn lộn với cuộc đời mưa gió. Tiếng gọi chốn xa xăm, huyền bí hình như lại đến làm rung
động tâm hồn phiêu lưu của nàng” [13; tr.141].
Tuyết và Chương, hai con người với hai tính cách, hai quan niệm sống trái ngược nhau lại gặp nhau và sống cùng nhau. Xây dựng cặp nhân vật này, Nhất Linh
đã làm nổi bật sự đối lập giữa một bên là tư tưởng tựdo với những cảm xúc mới mẻ
và một bên là những quy chuẩn, mực thước, đơn điệu, tẻ nhạt. Với tư tưởng tựdo, nhân vật luôn có xu hướng vùng thoát ra khỏi những khuôn phép, những lề thói cổ
hủ đã kìm kẹp người phụ nữ đểgiải phóng cá nhân, vươn tới thỏa mãn những khát vọng tất yếu của con người. Quá trình ấy chính là sự vượt thoát, nổi loạn của nhân vật.
Cũng tương tự như vậy, trong Và chúa đã tạo ra đàn bà, Simone Colette cũng xây dựng cặp nhân vật đối lập đểnhằm nổi bật hình tượng người phụnữ hiện
đại với những khát vọng giải phóng. Đó là cặp nhân vật Juliette – Michel và cặp Juliette – bà Morin.
Juliette là một cô gái có cá tính mạnh mẽ, dám làm, dám sống với con người thật của mình, ởnàng là hình ảnh của một người phụnữhiện đại. Ngược lại, Michel – chồng nàng – là một chàng trai hai mươi mốt tuổi. “Cậu có những đường nét cổ điển, gần như mảnh mai tinh tế, kiểu ngoại hình thường gặp ởnhững nhà thơ hay giáo sư đại học, chứkhông phải ở một người sống bằng nghề sửa thuyền đánh cá” [3; tr.36]. Michel được nhận định là người đàn ông nhân hậu nhưng thiếu lý trí. Michel yêu Juliette nhưng lại không dám bày tỏ tình cảm đó với cô. Tuy vậy, khi biết Juliette bị ép phải quay trở lại viện mồ côi thì chính Michel lại là người duy nhất sẵn sàng cưới Juliette để cô có thể ở lại thị trấn St.Tropez (trong khi Eric Carradine không dám và Antoine không muốn cưới Juliette). Michel biết rõ Juliette không hềyêu anh nhưng anh vẫn cưới cô. Anh hi vọng mình có thểlàm cho Juliette hạnh phúc và đến một ngày nào đó nàng có thể đáp lại tình cảm của anh. Juliette cũng vì cảm kích điều này mà nhận lời lấy Michel. Song, Michel không làm sao
thỏa mãn được con người bản năng của nàng. Anh là một người chồng nhân hậu, vị
tha, sẵn sàng làm tất cả để mang lại niềm vui cho Juliette, nhưng Michel lại quá chân thực, anh không đủ tinh tế để nhận ra những mâu thuẫn, những xung đột tâm lý bên trong con người Juliette hay những đối chọi ngầm giữa cô và Antoine. Hơn nữa, với cá tính mạnh mẽ, thứ mà Juliette kiếm tìm là sự mạnh bạo, lôi cuốn từ
người đàn ông. Tâm hồn hoang dại của nàng luôn vùng vẫy, luôn khát khao được hòa hợp trong tình yêu và cả trong đời sống tình dục, thế nhưng chồng nàng chưa bao giờ làm được điều ấy. Nàng nói với Michel: “Sống hạnh phúc thật khó” [3; tr.142]. Câu nói mà chỉbản thân nàng mới hiểu hết được ý nghĩa của nó. Chỉkhi ở
bên Antoine thì con người bản năng và cả những khát khao tình yêu của Juliette mới được thỏa mãn, nàng mới được sống trọn vẹn, đúng nghĩa với con người thật của mình. Chính vì vậy, dù đã cố kìm nén nhưng con người bên trong Juliette vẫn luôn khao khát được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân.
Nếu cặp nhân vật Julitte – Michel với hai cá tính trái ngược nhau thì cặp nhân vật Juliette – bà Morin được Simone Colette xây dựng đại diện cho sự đối lập giữa cái cũ và cái mới. Trong đó Juliette là hình tượng người phụ nữ hiện đại, còn bà Morin hay người thiếu phụ ở viện mồ côi và những người phụ nữ khác là đại diện cho những tư tưởng truyền thống. Bắt gặp Juliette đứng nới chuyện với Eric khi đang tắm nắng kiểu “hoàn toàn tự nhiên”, không một mảnh vải trên cơ thể, bà Morin đã chửi mắng Juliette là “đồ gái hư đốn”. Trong cái nhìn của bà và những người phụ nữ ở thị trấn St. Tropez thì nàng là một người đàn bà lẳng lơ và không thể chấp nhận được. Bà Morin liên tục thao giảng về những đạo đức, luân lý cổ hủ
nhưng chưa một lần nào Juliette chú ý lắng nghe hay làm theo, nàng luôn “phớt lờ
lời độc thoại của bà”. Khi người thiếu phụ ở viện mồcôi yêu cầu nàng đến gặp bác sĩ “đểngười ta viết giấy chứng nhận” “chứng minh cháu chưa làm gì vô luân cả” [3; tr.86] thì nàng đã bật cười. “Tiếng cười của Juliette nghe hơi giống nhưđộng kinh” [3; tr.86]. Người ta nghĩ rằng chỉ một tờ giấy là có thể chúng minh được trinh tiết cũng như đạo đức của một con người. Juliette cười nhạo vào điều vô lý đó. Điều này cho thấy, người phụnữhiện đại không trông chờvào một tờgiấy “chứng nhận”
hay đểcho bất cứmột ai phán xét vềmình, mà chính họsẽlà người khẳng định con người thật của bản thân.
Có thể nói, thủ pháp đối lập đã đặt nhân vật trong thế đối sánh với những nhân vật khác, thậm chí là đối chọi với thếlực khác. Những mâu thuẫn, xung đột ấy
đã thúc đẩy nhân vật vượt thoát, vươn đến sự giải phóng con người cá nhân. Ở cả
hai tiểu thuyết, Đời mưa gió và Và chúa đã tạo ra đàn bà, thủ pháp này được sử
dụng như một “chiếc đòn bẩy” nhằm làm nổi bật hình tượng người phụ nữhiện đại với những khát vọng giải phóng vượt ra khỏi lềthói kìm kẹp người phụnữ.
Như vậy, cảhai nhân vật Tuyết trong Đời mưa gióvà Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà đều là những cô gái xinh đẹp trẻ trung, mang trong mình những nét tân tiến mới và ý thức đấu tranh mạnh mẽ. Những tư tưởng tiến bộ trong tình yêu, trong hôn nhân, gia đình, trong lối sống, quan niệm sống và ý thức đấu tranh đểthực hiện những tư tưởng ấy đã biến người phụnữthành những người “nổi loạn”. Họ đã vượt thoát khỏi những thành kiến trói buộc người phụ nữbấy lâu, chủ động tìm kiếm hạnh phúc cho mình, sống thật với con người mình. Tuy nhiên, trong khi những quan niệm truyền thống bảo thủ vẫn còn bủa vây chặt chẽ, thì những tư
tưởng tiến bộ, táo bạo của người phụ nữ hiện đại không được chấp nhận. Những người phụ nữa ấy đều rơi vào bi kịch, song sự“nổi loạn” của họ đã thểhiện ý thức nữquyền rõ rệt, bộc lộkhát vọng trong đời sống tình cảm của người phụnữ. Phụnữ
cũng là con người, họ không phải là nô lệ, cũng không phải là thánh nhân. Do vậy, họ cũng có đầy đủ mọi khát vọng chính đáng về tình yêu và hạnh phúc cho riêng mình.
CHƯƠNG 3
SỰKHÁC BIỆT GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮNỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH – KHÁI HƯNG
VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE
Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette đều là các nhà văn có tư tưởng tiến bộnhưng mỗi nhà văn lại có một cảm quan nghệthuật riêng. Hơn nữa, hai tác phẩm ra đời trong hai bối cảnh văn hóa – xã hội khác nhau cho nên việc xây dựng kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong mỗi tác phẩm mang những nét riêng đặc thù. Sự
khác biệt ấy được thểhiện ởnhững phương diện cơ bản sau: