Phương thức miêu tả mặt bản năng dục tính

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh, khái hưng và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette (KL07172) (Trang 49)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Phương thức miêu tả mặt bản năng dục tính

Nhưđã nói ởtrên, cảhai tác phẩm Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette đều bộc lộ ý thức nữ quyền, tiến tới giải phóng người phụ nữthông qua việc khắc họa hình tượng người phụ nữvới bản năng tính dục. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có cách thức miêu tả nhân vật theo những cảm quan riêng.

Trong Đời mưa gió, Tuyết là một cô gái giang hồvới lối sống ăn chơi, phóng

đãng. Với cô, sống là phải tựdo, phóng túng cảvề tâm hồn lẫn thểxác, cho nên, cô sống buông thả, ăn chơi trác táng, sống với sởthích riêng, lý tưởng riêng và không cần biết đến ngày mai. Tuyết lao đi tìm những lạc thú trong thứái tình trụy lạc, chạy

theo những cuộc tình không chút mệt mỏi bởi cô cho rằng “lạc thú ở đời như một vị

thuốc trường sinh” mà ái tình chính là “sựgặp gỡcủa xác thịt”. Điều này khác với thứ tình yêu lãng mạn trong trẻo thường thấy trong sáng tác của Tự lực văn đoàn. Chính vì thế, nhân vật Tuyết đã trở nên khác lạ so mới mô hình chung trong kiểu nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Tuy xét đến cùng, đây vẫn là một nhân vật lãng mạn nhưng nhân vật này rất gần với con người thực ở phương diện bản năng dục tính. Mặc dù Nhất Linh miêu tảkhông quá nhiều nhưng vẫnđủ đểlàm nổi bật lối sống ăn chơi trác táng, ngày đêm mê đắm trong thú vui nhục dục của cô gái này. Khi Tuyết trơ trẽn đến ởnhà Chương, “Luôn một tuần lễ, hai người yêu nhau. Chương để mặc ái tình nhục dục lôi kéo đi, chàng như mê man, không kịp suy xét (…). Còn Tuyết, Tuyết sung sướng, sung sướng như vừa mới biết yêu và mới được

được yêu lần này là một” [13; tr.53]. Vậy mà khi chán chường, Tuyết bỏChương đi theo “tiếng gọi ởcõi xa xăm, nàng dứt áo ra đi, đi tìm một người tình nhân cũ mà nàng vụt cảm thấy nàng yêu” [13; tr.62]. Ở đây, không phải Tuyết bỏ đi theo tiếng gọi của tình yêu thực sự, mà cô đi tìm cho mình những cảm xúc mới mẻ trong ái tình nhục dục để thỏa mãn nhu cầu của thểxác mà thôi. Tuyết say sưa trong khoái lạc, đua đòi ăn chơi trác táng cùng chúng bạn cho đến khi nhận ra: “mấy hôm nay nàng chơi bời thái quá, thức đêm khuya quá, uống rượu nhiều quá. Thân thể nàng

đau đớn mà tinh thần nàng cũng mỏi mệt” [13; tr.63].

Có thể thấy, Nhất Linh và Khái Hưng chỉ miêu tả lướt qua nhưng cũng vẫn làm nổi bật lối sống tự do phóng đãng của cô gái này. Đặt trong bối cảnh khi mà Nho giáo vẫn còn kiềm tỏa người phụnữ với “công dung ngôn hạnh”, “đoan trang phẩm tiết” thì việc nhắc đến đàn bà và nhục dục là điều cấm kị. Đương thời, với tư

tưởng tiến bộ, hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng đã mạnh dạn đả động tới những chuyện mà người ta thường hay né tránh. Tuy nhiên, dù đã khắc họa hình tượng người phụ nữ ở phương diện bản năng dục tính nhưng sự miêu tả ấy cũng không trực tiếp, trực diện. Những xúc cảm dục tính chỉ được miêu tả thoáng qua một vài cử chỉ của Tuyết hoặc qua những ý nghĩ gián tiếp của Chương. Tuyết “lại gần lấy tay quàng vai Chương nũng nịu, nằn nì”, chỉ mới đó mà “Chương đã như điên

cuồng, trong lòng như nước sôi, như lửa cháy” [13; tr.48]. Một cái “nháy mắt” của nàng mà khiến “Chương như người mất linh hồn, Tuyết lôi đi đâu thì đi đấy” [13; tr.49]. Vốn là người lãnh cảm với phụ nữ, thậm chí là khinh ghét đàn bà nhưng trước vẻ đẹp diễm lệ, yêu kiều của một cô gái đôi mươi, Chương không ngăn nổi con người bản năng của mình. “Tình yêu nhục dục thứ nhất trong đời ngây thơ của chàng” đã khiến chàng “đắm đuối, mê man”. Nó cũng làm cho chàng trởnên vui vẻ, khoan khoái, “chàng tận tụy vào việc dạy học, nào soạn bài, nào chấm bài”, “chàng nói nhiều hơn”, “giảng rất hay” [13; tr.54]. Khi Tuyết bỏ đi, Chương đã “cảm thấy rõ sựthiếu thốn trong đời chàng”. Chàng nhận ra ái tình, vật dục là những thứ bản năng của con người; nó cũng như nhu yếu bản năng của con vật, cũng như sự ăn, sự

uống. Tuy có miêu tả những cuộc ái ân, những khoái lạc nhục dục nhưng tác giả

cũng không đi sâu cụ thể. Bởi, nhà văn muốn nhấn mạnh đến sự tự do trong tình yêu và sự giải phóng con người cá nhân, chứ không phải là khắc họa nhân vật ở

phương diện bản năng tính dục. Ở đây có thểhiểu sựgiải phóng những nhu cầu bản năng của con người nằm trong sự giải phóng, tự do cá nhân. Mặt khác, thông qua việc xây dựng hình tượng người phụ nữ nổi loạn, hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng đã lên tiếng chống lại lễ giáo phong kiến, đòi quyền lợi bình đẳng, dân chủ

cho người phụnữ. Vì đây là nhà văn nam bênh vực, “nói hộ” cho nữgiới, cho nên, thế giới đầy phức tạp và bí ẩn ởtầng sâu bản thể của người phụ nữ vẫn chưa được bộc lộrõ nét.

Nếu như Đời mưa gió là nhà văn nam viết về sự nổi loạn của người phụ nữ

thì tiểu thuyết Và chúa đã tạo ra đàn bà lại được viết bằng chính cảm quan của một người phụnữ. Bằng kinh nghiệm của bản thân, nữnhà văn Pháp Simone Colette đã thoải mái bộc lộ đời sống của người phụ nữ ở tầng sâu bản thể thông qua những trang viết đầy nữ tính. Ở đó, người phụ nữ hiện đại đã tự mình khẳng định giá trị

của bản thân, khẳng định cá tính mạnh mẽ của mình, thậm chí có khi thách thức cả

những giá trịquan đang tồn tại.

Nếu như người phương Đông coi trọng sựkín đáo, tế nhịthì phương Tây lại rất phóng khoáng, tựnhiên. Trong nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nho giáo

thì thân thể đàn ông, đàn bà là phải kín đáo. Phô bày thân hình đàn bà, đàn ông lõa thểlà xúc phạm đến thuần phong mỹtục và làm giảm giá trịcủa con người – nhất là

đối với đàn bà. Ngược lại, người phương Tây rất cởi mởvà ưa giải phóng hình thể. Mở đầu tác phẩm, Simone Colette đã đểcho Juliette xuất hiện không một mảnh vải trên cơ thể, tắm nắng theo kiểu “au naturel”(hoàn toàn tựnhiên). Nàng đã tựmình phô ra những đường nét gợi cảm ngay trước mắt người đọc, mà không một chút che

đậy, không một chút giấu giếm hay e ngại. Chỉ qua một tấm chăn ga, vẻ đẹp cơ thể

của nàng được tác giả phô ra một cách táo bạo nhất. Nó xuất hiện ở trạng thái đẹp nhất, viên mãn và trọn vẹn nhất: “Tắm đẫm trong nắng đẹp tựa vàng mười” [3; tr.12]. Lúc ởtrên bờbiển, quần áo ướt dán chặt vào cơ thể đã khiến cho từng đường cong, từng chỗ hõm trên người nàng đều nổi rõ. “Bộ ngực căng phồng” và “đôi chân nàng vô tình lộ ra trần trụi” [3; tr.185] càng khiến cho cơn dục vọng của Antoine tăng lên. Với quan điểm tiến bộvà cái nhìn cởi mở, Simone Colette miêu tả

trực diện vẻ đẹp nhục thể của người phụ nữ, qua đó nhằm làm nổi bật hình tượng người phụnữhiện đại tựtin khẳng định vẻ đẹp và giá trịbản thân. Vẻ đẹp ấyđến từ

sự độc lập, tựchủtrong chính con người họ.

Để chuyển tải ý thức nữ quyền một cách sâu sắc nhất, Simone Colette tiếp tục xây dựng các hành động tình dục diễn ra lần lượt giữa Juliette với Michel và Antoine. Vượt qua tất cả những dè dặt, rào cản kiểm duyệt và dám đối mặt với tiêu chuẩn đạo đức xã hội đương thời, Simone Colette đã đưa tất cả những “bí mật phòng the” vào tác phẩm. Cuộc ân ái giữa Michel và Juliette được nhà văn miêu tả

thật cụthểnhưđang là người trong cuộc: “Từ đâu đó rất sâu bên dưới một cơn sóng dồi vĩ đại dâng lên, nâng nàng lên càng lúc càng cao, quăng nàng về phía Michel. Nàng mở mắt thấy khuôn mặt Michel kề sát bên mặt nàng, ngời sáng, mỉm cười, bầm giập. Trong một khoảnh khắc nàng đẩy anh ra, một cơn hốt hoảng bất thần chiếm lĩnh nàng… Anh rụt người lại, ánh sáng phai đi khỏi mặt anh, và nàng không chịu nổi điều ấy. Nàng kéo mặt anh về phía mặt nàng và giúp anh. Cùng nhau họ

cưỡi trên ngọn sóng rồi thì rơi hẫng xuống, mệt nhoài” [3; tr.116]. Chính giọng kể

quyền rõ rệt. Rõ ràng khi đọc những lời văn miêu tảnày, người đọc có thểcảm thấy rõ thế chủ động trong tình dục của người phụnữ. Nó vừa thểhiện sựmãnh liệt của người phụnữvừa thểhiện sựmạnh bạo của người kểtrong chuyện riêng tếnhị.

Lúc nào, Antoine cũng coi Juliette “như con điếm” và mỗi khi nói về nàng

đều bằng thái độrẻrúng nhưng chính con người bên trong hắn ta lại luôn khao khát chiếm đoạt được thể xác nàng. Khi nghe “những âm thanh mềm mại ở phòng bên, những tiếng cười khúc khích ngắn và trong của Juliette” [3; tr.149] với Michel, Antoine tỏ ra bực tức và không thể tập trung chơi bài với người em út Christian. Con người giả tạo của hắn nhọc công che giấu thoáng chốc bị Christian lật tẩy và hắn toan đánh cậu em đểche đi cảm xúc thật của mình.

Cơn dục vọng ởtrong lòng Antoine luôn luôn trào lên mỗi khi gặp Juliette, mặc dù, anh đã cố gắng kiềm chế. Trong khi đó, Juliette luôn muốn gắn bó, khao khát hòa hợp với Antoine. Bởi chỉ có ở cạnh Antoine, con người bản năng của Juliette mới thực sự được sống trọn vẹn và đúng nghĩa. Nhưng nàng không muốn làm cho chồng nàng, Michel – một người đàn ông tốt bụng – phải đau khổ. Bởi vậy nàng cũng luôn phải che giấu con người thật của mình. Chỉ khi đứng giữa sự sống và cái chết thì con người thật bản năng của họ mới thật sự được biểu lộ. Đó là lúc Juliette và Antoine bịsóng biển hất tung ra khỏi chiếc thuyền thì Antoine mới dám sống thực với con người của chính mình. Anh lo lắng cho Juliette và cốhết sức giúp Juliette bơi vào bờ khi nàng hoàn toàn kiệt sức. Khi cả hai đã vào đến bờbiển an toàn cũng là lúc mà cơn dục vọng trong lòng Antoine và Juliette bùng cháy mãnh liệt nhất. Họthoát khỏi sựkiểm soát của lí trí và sống thật với bản năng của mình: “Không nói một lời, anh nhảy bổlên trên nàng như con bò mộng. Những làn sóng triều dục vọng cuộn trào lên ập qua nàng. Juliette không cưỡng lại nổi nữa, liền đáp lại sự bạo liệt của anh bằng bạo liệt của chính nàng, đòi kéo dài từng khoảnh khắc lạc thú một, chuồi ra khỏi anh chỉ để tựxé toang váy áo mình ra” [3; tr.186]. Tất cả

những xung năng tính dục dồn nén bấy lâu nay trong bản thân Juliette là căn nguyên lí giải vì sao nàng “đáp lại sự bạo liệt của anh bằng bạo liệt của chính nàng” [3; tr.186]. Juliette đã tự nguyện để cho Antoine chiếm đoạt mình. Lúc này, những

khao khát tình dục bản năng trong con người Juliette cũng được đáp ứng đầy đủ

nhất: “Anh đưa nàng đến tột đỉnh đam mê cho đến khi nàng thấy mình sắp nổ bùng tới nơi rồi sau đó họ cùng nhau lao tuột xuống một triền dốc dài dằng dặc, tiếng vọng sựlàm tình của họdềnh lên hạxuống chậm rãi, âm vang trong từng thớcơ của thểxác nàng” [3; tr.187]. Tất cảnhững khoái cảm được miêu tảbằng những từngữ

hết sức bạo liệt, lan tỏa, tưởng như nó đang tan chảy ra theo sự viên mãn nhất. Trong đầu Juliette xuất hiện những ý nghĩ: “Mình bị hủy diệt rồi, nàng nghĩ. Nàng nhắm mắt lại với cảm giác biết ơn, trong một nỗi kiệt sức và khoan khoái mênh mông” [3; tr.187]. Theo dõi toàn bộ cuốn tiểu thuyết, chúng ta có thểdễ dàng nhận thấy cuộc giao hoan giữa Antoine và Juliette là hành động tình dục mãnh liệt và cuồng bạo nhất trong tác phẩm. Đồng thời, nó cũng chính là hành động tình dục thể

hiện ý thức nữ quyền rõ nhất. Giọng kể thản nhiên không chút mặc cảm phận nữ

của nhà văn đã đả phá và lột trần bản chất giả tạo của người đàn ông chạy theo bản năng.

Đã có nhận định, tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette giống như một liều thuốc độc ngọt ngào dành cho độc giảhậu chiến. Nhà văn không cần nhọc công tìm cách biện giải cho vấn đề đạo đức mà chỉcần trưng ra một cô gái

đẹp làm sững sờ tất thảy qua những chi tiết miêu tả đầy khoái cảm. Qua đây, Simone Colette cũng bộc lộ quan niệm nhân văn về người phụ nữ: Đàn bà cũng là con người, họcũng có đủ mọi nhu cầu và khát vọng chính đáng về tình yêu và tình dục. Người đàn ông hãy yêu và trân trọng họ như chính con người họ chứ không phải chỉ ởvẻ đẹp nhục cảm bềngoài của thểxác họ.

Bằng việc sử dụng hành động tình dục giống như là một biểu tượng về nữ

quyền, Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette đã cùng lên tiếng đòi giải phóng cho người phụnữ, nhất là giải phóng con người bản năng, đòi quyền bình đẳng như

nam giới. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có cách thức miêu tảnhân vật ởphương diện con người bản năng khác nhau. Sự khác nhau trong cảm quan của mỗi nhà văn chính là bởi tính đặc thù của văn hóa vùng miền. Hít thởtrong bầu không khí văn hóa phương Đông vốn coi trọng sự kín đáo, tế nhị, Nhất Linh và Khái Hưng trong

Đời mưa gió chỉmiêu tả điểm xuyết đời sống trụy lạc, đắm mình trong thú nhục dục của cô Tuyết, có khi nó chỉ được nhắc đến qua dòng hồi tưởng của nhân vật khác. Ngược lại, cảm quan của người phương Tây có phần cởi mở hơn qua việc nữ nhà văn Simone Colette ngợi ca vẻ đẹp nhục thểcủa người phụnữtrong Và chúa đã tạo ra đàn bà. Sự khác nhau này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của nhân vật trong từng tác phẩm.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh, khái hưng và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette (KL07172) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)