Hình tượng người phụ nữ nổi loạn như là một phương tiện biểu hiện tư

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh, khái hưng và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette (KL07172) (Trang 29)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Hình tượng người phụ nữ nổi loạn như là một phương tiện biểu hiện tư

2.2.1. Người ph n vi khát vng vượt thoát khi nhng c l, giáo điu hà khc

Tuyết trong Đời mưa giólà một cô gái tân thời, có lối sống phóng khoáng và những quan niệm hết sức “mới mẻ” vềtình yêu, hạnh phúc cá nhân. Vốn xuất thân là con nhà quý phái, lại được gia đình cho học hành tửtế, lại sớm được tiếp xúc với văn hóa Pháp hiện đại nơi thịthành. Khi còn là một cô gái mười sáu tuổi ngây thơ

cô cũng có rất nhiều ước mơ, hy vọng về tương lai, về một cuộc đời hạnh phúc với người bạn trăm năm. Thế nhưng mọi thứbỗng chốc tiêu tan khi mười bảy tuổi, gia

đình buộc cô phải thôi học để lấy chồng, một người mà cô không yêu cũng không hề biết mặt. Xét ở góc độ này, Tuyết cũng giống như những người phụ nữ khác, cũng là nạn nhân của xã hội cũ. Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã cướp

đi tương lai, ước vọng tốt đẹp của cô.

Có thể thấy ban đầu Tuyết là một cô gái nề nếp, ngoan ngoãn, và đồng thời mang trong mình cả những nét tân tiến văn hóa mới. Chính điều này đã khiến cho Tuyết không cam chịu sốphận. Vốn là một người có học vấn, lại ý thức được vềgiá trịbản thân, Tuyết không thểcùng chung sống với một người chồng “đã mười bảy, mười tám tuổi đầu mà vẫn còn ngây ngốc như một thằng bé con lên mười” và “chỉ được mỗi một nết là con cưng của một nhà quan”. So với trước kia, chồng cô chẳng bằng một phần của các trang công tử đã từng theo đuổi. Không những thế, đối với Tuyết, cuộc sống gia đình sau khi lấy chồng như là một tù ngục giam hãm: “ởvới cha mẹ, hai vợ chồng ăn bám lại còn nuôi vú, nuôi bõ là đằng khác. Chồng thì bỏ

học vô nghệ (…), vợthì hầu hạmẹ chồng như con ở. (…) Lại thêm cha mẹchồng cổlỗ, bắt khoan bắt nhặt con dâu từng li từng tí” [13; tr.71]. Đây chính là hình ảnh

đại diện cho những gia đình phong kiến trong xã hội Việt Nam đương thời. Lúc bấy giờ, khi mà hệ thống tư tưởng Nho giáo được là chuẩn mực đạo đức của xã hội thì người phụ nữ bị xem nhẹ vai trò, bị khinh miệt, suốt đời bị lệ thuộc và phải phục tùng. Nho giáo kìm chân người phụ nữbên chiếc cối xay, trong xó bếp, sau những

lũy tre làng bởi “tam tòng tứ đức”. Quan niệm trọng nam khinh nữ theo thời gian, dần ăn sâu vào tâm thức người dân phương Đông. Thực tế, Nho giáo không chỉbiến phụnữthành món đồsởhữu của nam giới, trởthành những “con ở” không công mà còn hạ thấp phẩm giá, năng lực của người phụ nữ bằng những quy định hà khắc: không cho phép phụ nữ đi học, thi cử, không được tham gia vào các công việc xã hội như nam giới, không được quyền tựdo yêu đương, hôn nhân thì bị sắp đặt theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và rất nặng nề vấn đề trinh tiết. Bằng chứng là Tuyết đã phải thôi học để về lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình, mà về nhà chồng thì bị “bắt khoan bắt nhặt từng li từng tí”. Cuộc sống không hạnh phúc và cũng không cam chịu cầm tù như vậy, chán nản, Tuyết ngoại tình với một cậu láng giềng và cuối cùng đã bỏ nhà, bỏ con đi theo tình nhân. Hành động “bứt phá” này

đã đưa Tuyết dấn thân vào “đời mưa gió” và trởthành gái giang hồ từ đây. Cô cũng dần thay đổi cả quan niệm sống lẫn lối sống của mình. Với Tuyết, sống là phải tự

do, phóng túng cả vềtâm hồn lẫn thểxác, cho nên, cô sống buông thả, ăn chơi trác táng, sống với sởthích riêng, lý tưởng riêng và không cần biết đến ngày mai. Quan niệm sống, lối sống này của Tuyết hoàn toàn khác ngược với tư tưởng vềngười phụ

nữtruyền thống, nó cũng hoàn toàn đi ngược lại với những chuẩn mực quy tắc đạo

đức trong xã hội đương thời. Sự“nổi loạn” của Tuyết đã cho thấy “sựcởi trói” cho mình ra khỏi những luật lệ, giáo điều xưa nay đã kìm kẹp người phụnữ. Không phải là một người phụnữ“tam tòng tứ đức” hay yên phận theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, Tuyết đã dám làm, dám sống, dám theo đuổi hạnh phúc, chủ động kiếm tìm những thứ mà bản thân mình mong muốn. Tuy nhiên, cô lại để cho bản thân mình quá đà sa ngã, đểmặc dòng đời xô đẩy, dấn thân vào đời ô trọc mà vốn biết nó nhục nhã, ê chề. Cô trở nên “lạc loài”, bị người đời khinh rẻ bởi xã hội đương thời không chấp nhận một người phụ nữ “nổi loạn” nhưvậy trong khi tư tưởng đạo đức Nho giáo vẫn còn bủa vây chặt chẽ.

Cũng như Tuyết trong Đời mưa gió, sự “nổi loạn” của Juliette Hardy trong

Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng thể hiện khát vọng vượt thoát ra khỏi những khuôn phép, lề lối trói buộc người phụ nữ bấy lâu. Điều này được bộc lộ qua sự khẳng

định giá trị bản thân, khát khao giải phóng người phụ nữ và thách thức lại những quan niệm truyền thống bảo thủtrong xã hội đương thời.

Khác với những người phụnữtrong thịtrấn St. Tropez, Juliette là một cô gái có cá tính mạnh mẽ, luôn có ý thức vềgiá trị của bản thân. Chính vì vậy, nàng luôn sống theo cá tính của mình, làm những gì mà bản thân được thoải mái nhất. Nàng tắm nắng theo kiểu “au naturel”, đi chân đất trong cửa hàng sách để thuận tiện cho việc phục vụkhách hàng, hay khi đi khiêu vũ Juliette đã chủ động tìm đến đểnhảy cùng Antoine – người đàn ông mà nàng yêu. Tất cả những hành động của nàng bị

mọi người soi mói, rồi người ta kết tội nàng là người đàn bà lẳng lơ và không thể

chấp nhận được. Để dựng lên thành trì của những giáo điều lạc hậu bao quanh người phụ nữ mang tư tưởng tiến bộ, Simone Colette đã xây dựng hình tượng các bà mẹ đại diện cho những quy tắc đạo đức cũ, qua đó làm nổi bật hình tượng người phụ nữhiện đại thách thức lại những quan niệm truyền thống cốhữu, lỗi thời. Tiêu biểu trong tác phẩm này là bà Morin - mẹ nuôi Juliette và người thiếu phụ đến từ

viện mồcôi.

Khi bà Morin bắt gặp Juliette đang tắm nắng “hoàn toàn tự nhiên” và đứng nói chuyện với Eric Carradine thì “Một vẻbàng hoàng uất giận khiến cho đường nét khuôn mặt bà như hóa đá, tuồng như bà không quyết được nên lại gần để kiểm chứng mối nghi ngờ của mình hay nên tiếp tục cái tư thế của kẻ đoan trang phẩm hạnh đang nổi cơn công phẫn” [3; tr. 14]. Bà chửi mắng Juliette là “đồgái hưđốn” bởi ở người phụ nữ này luôn bị ám ảnh những tư tưởng đạo đức cố hữu, bà ta cho rằng hành động của Juliette là đáng xấu hổ, là lẳng lơ và không thểchấp nhận được. Nhưng đáp lại thái độ hằn học của bà Morin là thái độ thờ ơ của nàng. Juliette không thanh minh hay cốgắng nói cho bà Morin hiểu, bởi nàng biết chẳng ích gì vì bà là một người đàn bà bảo thủ. “Nàng đi vào nhà với dáng đi rõ thong dong rồi

đóng sập cửa lại” [3; tr. 15]. Điệu bộ ấy của Juliette như thách thức lại với thái độ

của bà Morin. Khi bà ta liên hồi giảng giải, quát mắng nàng vềnhững thứ đạo đức, luân lí cổ hủ, lạc hậu mà bà ta cho đó là chuẩn mực thì nàng “vờnhư bà không có

treo trên tường. Nàng cầm lược trong tay, vẫn tiếp tục lẳng lặng chải tóc” và “phớt lờbài độc thoại của bà” [3; tr.18]. Bà Morin một mặt ép buộc Juliette phải tuân theo những quy tắc đạo đức cố hữu nhưng mặt khác lại tìm cách lấp liếm cho những hành động xấu xa của chồng mình - ông Morin. Bà bắt quả tang ông Morin rình trộm Juliette tắm nắng nhưng bà không nghe ông ta thanh minh, thay vào đó, là tiếng quát: “Thôi ông im đi” [3; tr.18]. Juliette chứng kiến từ đầu đến cuối bộ mặt giả tạo của hai người. Vì thế, nàng “không ghìm nổi để đừng phá lên cười nữa, thế

là tiếng cười nàng bật ra” [3; tr.18]. Đây chính là tiếng cười đả phá vào những thứ

giả tạo mà vẫn cố tình che giấu, cốtình đội lốt cái mặt nạ“đạo đức truyền thống”. Juliette cũng mặc cho bà Morin mắng chửi mình là “đồ gái hư đốn” [3; tr.14], “đồ đĩ thõa”, “đồchó cái” [3; tr.19]. Nàng không quan tâm và cũng không đểcho những tiếng mắng chửi của bà làm ảnh hưởng đến mình. Trước thái độ ấy của nàng, cuối cùng, bà Morin phải chịu thua trong nỗi uất giận.

Xã hội cũ không chỉdựa vào tư tưởng lạc hậu của những bà mẹ đểtrói buộc, lấn át tư tưởng tiến bộcủa người phụ nữ mà để chắc chắn rằng, sẽ không có bất cứ điều gì có thể làm thay đổi những quy tắc đạo đức đó, họ còn mượn đến sự can thiệp của sức mạnh nhà thờ, sức mạnh của tôn giáo. Trong khi đang bán hàng tại hiệu sách, Juliette gặp người thiếu phụ trẻ đến từviện mồ côi. Người thiếu phụ đó

đã mắng nàng một cách không thương tiếc: “Tôi đã dò hỏi về cô, là vì Giám mục nhờtôi, và tôi đã phát hiện ra là người ta có thấy cô đi cùng với ông Carradine, cô

đã đến thuyền của lão ta, cô đã lấy mình ra làm trò cười, cô lang chạ với những kẻ

tư cách chảra gì và cô nhảy nhót tới gần sáng” [3; tr.84]. “Cô là nỗi ô nhục đối với Viện, (..). Thật ô nhục, thật vô ơn” [3; tr.85]. Trước những hiểu nhầm của người thiếu phụ, Juliette đã tìm cách giải thích cho bà ta hiểu: “Tôi chỉ muốn vui một tí thôi. Tôi không làm gì sai hết cả, chỉ là bà ấy (bà Morin) có những ý nghĩ bẩn thỉu nên bà ấy luôn luôn mong điều tệ hại nhất từtôi” [3; tr.85]. Qua lời giải thích này, chúng ta có thểcảm nhận được sựbất lực và bế tắc của Juliette. Nàng muốn người ta hiểu cho mình nhưng không có ai cả. Những hành động của nàng trong mắt họ

khuôn mẫu mà họ đã định sẵn. Nếu Juliette vượt khỏi đường biên của khuôn mẫu

đó thì họcho rằng chuyện nàng làm không thểchấp nhận được. Người thiếu phụ đại diện cho viện mồcôi yêu cầu nàng đến gặp bác sĩ “đểngười ta viết giấy chứng nhận cho”, “đểchứng minh cháu chưa làm gì vô luân cả” [3; tr.86]. Nghe đến đây, “tiếng cười của Juliette nghe hơi giống như động kinh” [3; tr.86]. Người ta cho rằng chỉ

cần một tờgiấy của bác sĩ có thểchứng minh được trinh tiết cũng như đạo đức của cả một con người. Juliette cười nhạo vào những điều vô lí đó. Họ không sống thật với con người của chính họ mà cần phải mượn đến một tờgiấy để chứng minh con người thật của bản thân. Đối với Juliette, điều đó là không cần thiết, nàng cũng không đểcho người khác đánh giá, phán xét mình chỉqua một tờgiấy như vậy.

Có thể thấy, sự khác biệt, nổi loạn của Juliette trong Và chúa đã tạo ra đàn đã bộc lộ ý thức nữ quyền để nhằm chống trả lại những định kiến, quan niệm truyền thống đối xử bất công với người phụ nữ. Qua đó nổi bật lên là hình tượng người phụnữhiện đại với một cái tôi độc lập, tự chủ, tự ý thức về giá trịbản thân mình, thể hiện tư tưởng vượt thoát ra khỏi những lề lối trói buộc người phụ nữ và khát khao hạnh phúc thật sựcho mình.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh, khái hưng và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette (KL07172) (Trang 29)