7. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Tính cách hồn nhiên, tươi trẻ
Tuyết và Juliette đều là những cô gái hiện đại với những tư tưởng hết sức mới mẻtrong tình yêu, trong hôn nhân, gia đình, trong lối sống, quan niệm sống. Ở
họcó sựhồn nhiên, tươi trẻcủa những cô gái mười tám, đôi mươi.
Tuyết trong Đời mưa gióvốn xuất thân là con nhà quý phái, giàu có, cô được học chữPháp từnhỏ và được gia đình rất mực cưng chiều. Năm mười bốn tuổi đậu
tốt nghiệp, được gia đình cho ra Hà Nội theo học trường nữcao đẳng tiểu học, sống giữa Thủ đô hoa lệ, chẳng bao lâu Tuyết cũng “theo được ngay các cách lịch sự nơi thị thành” [13; tr.70]. Lúc ấy, có biết bao trang công tử tuấn tú trẻ trai ngày ngày theo đuổi cô gái diễm lệ, tươi tắn đương độ xuân thì. Tâm hồn ngây thơ của một cô gái mười sáu tuổi khi ấy cũng chứa biết bao ước mơ, hy vọng về tương lai, vềmột cuộc đời hạnh phúc với người bạn trăm năm.
Lần đầu tiên đến nhà Chương nhưng Tuyết hết sức tự nhiên, đó cho thấy hình ảnh của một cô gái trẻ trung, đầy tự tin và yêu đời: “Chương toan lên gác, thoảng nghe có tiếng khúc khích cười trong buồng khách. Chàng đứng lắng tai nghe: giọng khàn khàn ai hát, se sẽvà sai điệu một bài hát tây quen quen. (…) Vừa bước vào buồng khách, Chương giật mình. Một người thiếu nữ đứng xây lưng ra phía ngoài, đang cắm những cành hoa” [13; tr.31]. Khi nói chuyện với Chương, cô cũng luôn cười nói vui vẻ, thi thoảng còn chọc ghẹo anh:
“Chương bĩu môi, bảo Tuyết:
- Cô có biết dơ dáng đại hình không?
Tuyết đứng dậy ra ngắm trước gương bầu dục rồi trởlại chỗcũ trảlời: - Không anh ạ. Hình dáng em vẫn xinh như thường.
Chương mỉm cười:
- Sao cô hay dùng chữ“như thường” thế?
- Vâng em nói chữ “như thường” như thường” [13; tr.49]. Tính cách vui vẻ, hài hước ấy của Tuyết khiến cho Chương “không ngờ lại có người thiếu phụ ngộ
nghĩnh đến như thế”.
Dẫu cuộc đời trải qua nhiều giông gió nhưng thực tâm bên trong con người Tuyết vẫn là một cô gái hồn nhiên, đẹp dịu dàng ởtuổi đôi mươi. Cái vẻhớn hởcủa Tuyết chạy ra mởcổng khi Chương đi dạy học về đã cho chàng thấy rõ sự“yêu mến mong đợi của nàng, (…). Không thế, sao chợt thấy bóng chàng, Tuyết lại vứt cảcây ra đó mà chạy lại âu yếm trò chuyện với chàng, hầu như nàng quên bẵng nàng
đương làm gì” [13; tr.59]. Lần trở về quê cùng Chương, khi “nàng rẽ xuống bờ
mơn mởn non tươi” hay khi nàng “rình chộp con châu chấu”, Chương mỉm cười ngắm nghía nàng “chạy nhảy như một đứa trẻ”[13; tr.125].
Tưởng như những ngày tháng lăn lộn với cuộc đời mưa gió đã làm chai lì những cảm xúc ở một cô gái giang hồ nhưng không phải vậy. Tận sâu trong con người Tuyết vẫn luôn tồn tại bản tính nữ, chẳng qua nó đã bị cuộc đời mưa gió che khuất mà thôi.
Giống như Tuyết trong Đời mưa gió, Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng là một cô gái vừa bước vào tuổi mười tám với bao khát khao, mơ ước về một tình yêu đích thực. Ở cô gái này cũng nổi bật lên sự hồn nhiên, trẻ trung, hiện đại.
Khi Eric Carradine mang chiếc xe ô tô Simca màu đỏ đến cho Juliette, dù bị
ngăn cách bởi mớ đồphơi nhưng Eric có thểthấy rõ sựháo hức, thích thú qua giọng nói của nàng: “Ông có chiếc ô tô cho em thật sao? Ông mua rồi à? (…) Loại gì vậy?” [3; tr.11]. Nàng háo hức đến độ, dù đang tắm nắng ởkiểu “au naturel”(hoàn toàn tự nhiên), trên người không có một mảnh vải nhưng nàng vẫn cố “nhón chân lên cao hơn tấm ga đang phơi, cố nhìn cho được chiếc xe chuyển đổi công năng màu đỏ”. Eric khá bất ngờvà “không nghĩ rằng nàng lại háo hức đến thế” [3; tr.12]. Nhưng khi biết rằng đó chỉlà một chiếc ô tô đồchơi, “Cặp mắt của Juliette tối sầm
đi vì thất vọng và giận dữ”. Tuy nhiên, cơn giận đó cũng mau chóng qua đi. Nàng xoa cằm, “Nào thì đưa em xem chiếc ô tô ông đem đến nào. (..) Nàng ngắm nghía món đồchơi thật kĩvà nói "Đẹp lắm"” [3; tr.13]. Có thể thấy, sựháo hức của nàng cũng giống như sựháo hức của một đứa trẻ được quà vậy. Tuy rằng thất vọng vì đó chỉlà một món đồchơi nhưng nàng cũng mau quên và nhanh chóng vui vẻtrởlại.
Không chỉ hồn nhiên như con trẻ, Juliette còn là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống. Căn phòng nhỏ xíu của nàng với dăm ba thứ đồ đạc nhưng lại không hề đơn điệu. Nàng có một con chim có tên Minuit vẫn hay “ríu rít trò chuyện với nàng”, một con mèo nũng nịu “cà lưng vào đôi chân trần của nàng” mỗi khi nàng về
nàng được bà Morin gọi là “một chuồng thú” nhưng kì thực nó đã giúp cho nàng có những người bạn đểtrò chuyện, sẻchia mọi điều trong cuộc sống.
Là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống, cho nên, những điều phiền toái chẳng bao giờ khiến Juilette phải bận tâm. Khi bà Morin chửi mắng nàng là “đồ gái hư đốn” và liên tục đi theo nàng đểgiải giảng vềnhững quy tắc đạo đức, luân lí cổhủ, lạc hậu mà bà ta cho đó là chuẩn mực thì nàng “vờ như bà không có đó. Nàng dúi con thỏ xuống gối rồi đi ra ngoài phòng khách, ở đó có cái gương nứt treo trên tường. Nàng cầm lược trong tay, vẫn tiếp tục lẳng lặng chải tóc” và “phớt lờbàiđộc thoại của bà” [3; tr.18]. Nàng không quan tâm và cũng không để cho những tiếng mắng chửi của bà làm ảnh hưởng đến mình. “Hôm nay trời đẹp quá chừng, làm sao nàng có thể đểbà Morin khiến nàng tức lên được cơ chứ. Nàng duỗi dài dưới nắng.
Đã đến lúc vào phốrồi đây” [3; tr.21]. Chính vì thế, nàng bới tóc lên, chọn trong tủ
một cái áo mỏng mùa hè bằng vải bông và một đôi xăng đan, đoạn rồi nàng đẩy xe
đạp xuống ngõ, vừa đẩy vừa ngồi lên yên. “Cha-cha-cha, cha-cha-cha, nàng ngâm nga theo nhịp đều đều của nhịp pê đan nàng đạp” [3; tr.22]. Quả thật, Juliette hoàn toàn khác hẳn với những người phụnữ ởthị trấn St. Tropez, ởnàng toát lên một vẻ đẹp khác biệt: “Juliette là một tia lửa đang lớn dần lên thành ngọn lửa đàn bà viên mãn nên nếu nàng có sựkhiêm nhường nào thì đó là sựkhiêm nhường vềtính ngây thơ, còn nếu nàng có sựtinh tếnào thì đó là sựtinh tếcủa nhan sắc yêu kiều diễm lệ
chứkhông phải của sự đoan trang phẩm hạnh” (lời của Eric Carradine) [3; tr.16]. Có thể thấy rằng, cả Tuyết và Juliette đều là những cô gái trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời. Chính tính cách này đã khiến cho cả hai cô gái luôn ý thức về bản thân mình rất rõ và luôn khao khát được giải phóng khỏi những giáo điều trói buộc người phụnữ đểvươn tới tựdo cá nhân.
2.2. Hình tượng người phụ nữ nổi loạn như là một phương tiện biểu hiện tư tưởng nữquyền