Khái quát kết quả kinhdoanh giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long giai đoạn 20112013 (Trang 45)

Giai đoạn 2008-2013, kinh tế toàn cầu khủng hoảng nghiêm trọng, ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các NH trong đó có NH TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển VN-chi nhánh Vĩnh Long. Bảng 3.1 thể hiện sự giảm sút rõ rệt về mặt kinh doanh trong giai đoạn này.

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013

đvt:triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 93.077 86.915 89.991 (3.086) (3,32) (6.162) (6,62) Tổng chi phí 85.659 83.396 86.268 609 0,71 (2.263) (2,64) Lợi nhuận 7.418 3.519 3.723 (3.695) (49,81) (3.899) (52,56)

BIDV-VL là NH lớn tại Vĩnh Long, thời gian qua NH đã không ngừng chứng minh vị thế của mình. Bảng 3.1 cho thấy khối lƣợng tiền tệ mà NH kinh doanh rất lớn. Hoạt động kinh doanh của NH có sự biến động về thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong giai đoạn 2011-2013. Nhìn chung lợi nhuận vẫn khá cao, phần lớn sự biến động của lợi nhuận là do ảnh hƣởng của thu nhập và chi phí. Giai đoạn 2011-2013, kinh tế Việt Nam tăng trƣởng chậm, tỉ lệ nợ xấu ngành NH tăng cao trong khi tăng trƣởng tín dụng thấp, điều này ảnh hƣởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. So với năm 2011, tổng thu nhập năm 2013 giảm 3,32%, tƣơng ứng với 3.086 triệu đồng. Năm 2013, lợi nhuận giảm khá mạnh so với năm 2011, lợi nhuận giảm 49,81%, điều này làm NH thất thu 3.695 triệu đồng. Trong khi cả doanh thu và lợi nhuận sụt giảm thì chi phí lại tăng thêm 609 triệu đồng, góp phần làm cho lợi nhuận sụt giảm. Tuy nhiên, năm 2013 lại có lợi nhuận cao hơn năm 2012, năm có kết quả hoạt động kinh doanh thấp nhất trong giai đoạn 2011-2013.

Năm 2012 là năm kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng GDP thấp nhất từ trƣớc đến nay, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tăng trƣởng tín dụng thấp. Theo báo cáo của Sở kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Vĩnh Long, năm 2012 số doanh nghiệp tại Vĩnh Long nộp đơn xin giải thể là 42 DN, số doanh nghiệp nộp đơn xin ngừng hoạt động là 49 DN. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến kinh tế tỉnh nhà, qua đó gián tiếp kéo giảm lợi nhuận của NH. Năm 2012, lợi nhuận BIDV-VL giảm 52,56%, tƣơng ứng với 3.899 triệu đồng. Cả doanh thu và chi phí trong năm 2012 đều giảm so với 2011 ứng với 6,62% và 2,64%. Năm 2012, kinh tế không riêng Vĩnh Long, mà cả nƣớc đều sụt giảm nghiêm trọng, cán cân thanh toán thâm hụt, lãi suất đƣợc hạ thấp nhƣng các doanh nghiệp trong tỉnh lại dè chừng, đợi thời điểm thích hợp để vay vốn, trong khi vốn NH lại tồn đọng dẫn đến cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều sụt giảm.

Về doanh thu

Doanh thu qua 3 năm của NH có sự thay đổi rõ nét, so với năm 2011, năm 2013 doanh thu sụt giảm 3,32%, cụ thể qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Doanh thu BIDV-VL giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Thu lãi cho vay 73.833 70.598 71.896 Thu phí bảo lãnh 11.019 8.508 8.916 Thu lãi tiền gửi 2.012 2.012 2.268 Kinh doanh ngoại tệ 336 359 516 Thu dịch vụ 5.012 5.169 5.697 Thu khác 865 269 698 Tổng doanh thu 93.077 86.915 89.991

Nguồn: Phòng tài chính-kế toán, 2014

Doanh thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của NH, khoảng 79,32% - 81,23%, vì cho vay là hoạt động chủ yếu của NH. Tuy nhiên, kinh tế trì trệ, hoạt động cho vay của NH gặp nhiều khó khăn. Thu từ lãi cho vay chủ yếu là từ doanh nghiệp, nhƣng thời gian qua, hàng loạt các doanh nghiệp tại Vĩnh Long đệ đơn xin phá sản, sản xuất tại nhiều doanh nghiệp lại đình trệ, đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm thất thu nguồn thu nhập từ lãi cho vay. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động thu phí bảo lãnh chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu của NH, khoảng 9,79% đến 11,84%. Ngoài ra, một khoản thu khác chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong tổng doanh thu là phí dịch vụ , khoảng 5,38% - 6,24%. Giai đoạn này lạm phát cả năm tăng cao, năm 2012 cũng là năm giá vàng biến động rất phức tạp, liên tục đạt kỷ lục về giá. Điều này làm cho nhiều khách hàng chuyển sang đầu tƣ vào thị trƣờng vàng. Các NH thƣơng mại gặp khó khăn trong huy động vốn nên thay phiên nhau chạy đua lãi suất làm lãi suất huy động tăng cao, có lúc lên đến 18%. Bên cạnh đó, do phải thực hiện đồng thuận lãi suất của NH Nhà nƣớc nên NH phải thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các khoản vay nên đã góp phần tăng thêm nguồn thu nhập của NH.

Về chi phí

Chi phí hoạt động của NH tăng qua từng năm, giai đoạn 2011-2012 là giai đoạn hoạt động cho vay của NH không khả quan trong khi đó, chi phí cứ tăng đều qua từng năm, cụ thể chi phí kinh doanh năm 2013 so với 2011 tăng thêm 0,53%. Bên cạnh đó, chi phí trả cho nhân viên cũng tăng một lƣợng đáng kể là 2,26%

Bảng 3.3: Chi phí kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính-kế toán, 2014

Nguyên nhân chủ yếu là do NH tăng chi phí cho việc đầu tƣ trang thiết bị và đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, chi phí ngoài lãi còn tăng do phải chi trả các chi phí khác nhƣ tiền lƣơng nhân viên, tiền điện, tiền nƣớc và các khoản chi để cải thiện cơ sở hạ tầng, …

Về lợi nhuận

So với năm 2011, năm 2012 và năm 2013 lợi nhuận sụt giảm rất đáng kể, cụ thể, năm 2012 là năm có lợi nhuận sụt giảm nhiều nhất là 52,56% tƣơng đƣơng với 3.899 triệu. Theo báo cáo ngành NH của công ty chứng khoán Phƣơng Nam tổng lợi nhuận toàn ngành năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các NH. Hầu hết các NH đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh. Ngay cả những NH lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank,…cũng không tăng trƣởng đáng kể so với năm trƣớc, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trƣởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng.

Tiêu chí 2011 2012 2013

Chi phí KD 78.040 75.728 78.453

Nộp thuế 125 109 128

Chi nhân viên 6.958 7.016 7.119

Chi phí khác 536 543 568

Nguồn: Phòng tài chính-kế toán, 2014

Hình 3.2 Lợi nhuận ngân hàng giai đoạn 2011-2013

Sang năm 2013, kinh tế có sự chuyển biến tích cực hơn, các chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát của NH nhà nƣớc đã phát huy tác dụng. Điều này góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn, hoạt động của NH cũng tiến triển tốt hơn. Cụ thể năm 2013, lợi nhuận của BIDV-VL là 3.723 triệu đồng, tăng 5,8% so với năm 2012. Mặc dù lợi nhuận tăng so với năm 2012, nhƣng so với năm 2011, lợi nhuận vẫn thấp hơn đến 3.659 triệu đồng, tƣơng ứng với 49,81%. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động của toàn hệ thống NH trong vẫn chƣa có những chuyển biến tích cực so với năm 2012. Thanh khoản vẫn ổn định, lãi suất giảm nhƣng không nhiều vì vậy nguồn vốn vẫn chƣa đến với doanh nghiệp có nhu cầu. Vốn tín dụng cấp vào khu vực sản xuất vẫn chƣa có nhiều cải thiện so với cuối năm 2012, điều này phản ánh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trong tỉnh còn yếu. Bức tranh lợi nhuận năm 2013 của NH không khả quan. Nợ xấu vẫn là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến lợi nhuận NH, doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, hàng tồn kho vẫn chƣa giải quyết đƣợc, việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ trong năm 2013 khiến lợi nhuận tiếp tục giảm. NH cũng hạn chế cho vay để giảm gánh nợ xấu nên tăng trƣởng tín dụng trong năm 2013 vẫn thấp. 7418 3519 3723 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long giai đoạn 20112013 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)