Tác dụng không mong muốn của NNC1

Một phần của tài liệu Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng thuốc bôi Klenzit-C (Trang 43)

- Đặc tính

5

3.2.1.4. Tác dụng không mong muốn của NNC1

Bảng 3.15: Tỷ lệ tác dụng không mong muốn

Triệu chứng Sau 4 tuần

n, % Sau 8 tuần n, % Đỏ da 7 (22,6) 5 (16,1) Khô da 7 (22,6) 4 (12,9) Tróc vảy 2 (6,5) 1 (3,2) Rát 5 (16,1) 2 (6,5) Tăng nhạy cảm ánh nắng 3 (9,7) 1 (3,2) Khác 0 (0) 0 (0) Nhận xét:

- Sau 4 tuần điều trị: đỏ da và khô da chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,6%,

tiếp đến là rát với 16,1%, tăng nhạy cảm ánh sáng với 9,7% và cuối cùng là tróc vảy da với 6,5%.

- Sau 8 tuần điều trị: đỏ da chiếm tỷ lệ cao nhất với 16,1%, tiếp đến là

khô da là 12,9%, rát 6,5% và cuối cùng là tróc vảy và tăng nhạy cảm ánh

sáng với 3,2% .

Bảng 3.16: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ Sau 4 tuần Sau 8 tuần

n % n %

12 38,7 8 25,8

Không 19 61,3 23 74,2

Nhận xét: Sau 4 tuần điều trị, số bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn là 38,7%, sau 8 tuần tỷ lệ này là 25,8%

3.2.2. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu 2

3.2.2.1. Đánh giá sự cải thiện về số lượng thương tổn

Bảng 3.17: Số lượng thương tổn trước và sau điều trị Thương tổn Trước điều trị Sau 4 tuần Sau 8 tuần P Nhân trứng cá 53,7 ± 10,4 39,5 ± 7,5 24,7 ± 5 p1 < 0,05

p2< 0,05 p3< 0,05

Thương tổn viêm 28,6 ± 3,8 19,3 ± 3,2 11,4 ± 2,2

Tổng thương tổn 82,3 ± 12,1 58,7 ± 8,5 36 ± 6

p1: Mức ý nghĩa thống kê của nhóm NC2 sau điều trị 4 tuần so với trước

điều trị.

p2: Mức ý nghĩa thống kê của nhóm NC2 sau điều trị 8 tuần so với trước

điều trị.

p3: Mức ý nghĩa thống kê của nhóm NC2 sau điều trị 8 tuần so với sau

điều trị 4 tuần.

Nhận xét: Có sự giảm đáng kể nhân trứng cá và thương tổn viêm sau 4 tuần và sau 8 tuần điều trị, với p < 0,05.

Bảng 3.18: Tỷ lệ % giảm thương tổn sau điều trị

Thương tổn Sau 4 tuần Sau 8 tuần

Nhân trứng cá 24,4 ± 4,9 53,8 ± 5

Thương tổn viêm 33 ± 6,3 60,3 ± 6

Tổng thương tổn 28,6 ± 3,9 56,2 ± 3,7

Nhận xét: Sau điều trị mức độ giảm thương tổn viêm nhiều hơn so với thương tổn trứng cá với 33% so với 24,4% sau 4 tuần điều trị; 60,3% so với 53,8% sau 8 tuần điều trị.

3.2.2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng

Bảng 3.19: Phân loại mức độ đáp ứng Tuần

Mức độ Sau 4 tuần Sau 8 tuần

Tốt 0 (0) 1 (3,2) Khá 0 (0) 14 (45,2) Trung bình 19 (61,3) 16 (51,6) Kém, không đáp ứng 12 (38,7) 0 (0) Tổng 31 (100) 31 (100) Nhận xét:

- Sau 4 tuần điều trị: mức độ đáp ứng trung bình là cao nhất với 61,3%, kém là 38,7%.

- Sau 8 tuần điều trị: mức độ đáp ứng trung bình là cao nhất với 51,6%, khá là 45,2%, tốt 3,2%.

3.2.2.3.Thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng

Bảng 3.20: Thang điểm cảm nhận tổng thể lâm sàng sau điều trị Tuần Điểm Tuần 4 Tuần 8 NCV n, % BN n, % NCV n, % BN n, % 1 điểm

(thuyên giảm nhiều) 0 (0) 0 (0) 15 (48,4) 16 (51,6) 2 điểm

(thuyên giảm vừa) 19 (61,3) 22 (71) 16 (51,6) 15 (48,4) 3 điểm

(thuyên giảm ít) 12 (38,7) 10 (32,3) 0 (0) 0 (0) Trung bình 2,4 ± 0,5 2,4 ± 0,5 1,5 ± 0,6 1,5 ± 0,5

Nhận xét:

- Đánh giá của BN: sau 4 tuần điều trị, tỷ lệ BN tự đánh giá thuyên giảm ở mức độ nhiều và vừa là 71%. Sau 8 tuần điều trị thì tỷ lệ này là 100%. Sự cải thiện sau 8 tuần điều trị cao hơn so với 4 tuần điều trị .

- Đối với NCV: sau 4 tuần điều trị, tỷ lệ NCV tự đánh giá thuyên giảm ở mức độ nhiều và vừa là 61,3%. Sau 8 tuần điều trị thì tỷ lệ này là 100%. Sự cải thiện sau 8 tuần điều trị cao hơn so với 4 tuần điều trị.

3.2.2.4.Tác dụng không mong muốn của NNC2

Bảng 3.21: Tỷ lệ tác dụng không mong muốn

Triệu chứng Sau 4 tuần

n, % Sau 8 tuần n, % Đỏ da 8(25,8) 5 (16,1) Khô da 6 (19,4) 4(12,9) Tróc vảy 3 (9,7) 2(6,5) Rát, ngứa 6(19,4) 3 (9,7) Tăng nhạy cảm ánh nắng 3 (9,7) 1(3,2) Khác 1(3,2) 1(3,2) Nhận xét:

khô da và rát cùng 19,4%, tróc vảy da và tăng nhạy cảm ánh sáng cùng là 9,7%, cuối cùng là tác dụng phụ khác: ghi nhận 1 trường hợp đầy hơi, ợ nóng chiếm 3,2%.

-Sau 8 tuần điều trị: đỏ da chiếm tỷ lệ cao nhất với 16,1%, tiếp đến là

khô da với 12,9%, rát với 9,7%, tróc vảy da với 6,5%, tăng nhạy cảm ánh sáng với 3,2%, cuối cùng là tác dụng phụ khác: ghi nhận 1 trường hợp đầy hơi, ợ nóng chiếm 3,2%.

Bảng 3.22: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn Tác dụng phụ nSau 4 tuần% nSau 8 tuần%

11 35,5 10 32,3

Không 20 64,5 21 67,7

Tổng 31 100 31 100

Nhận xét: Sau 4 tuần điều trị tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn là 35,5%, sau 8 tuần tỷ lệ này là 32,3%.

3.2.3. So sánh kết quả điều trị 2 nhóm3.2.3.1. Mức độ đáp ứng 3.2.3.1. Mức độ đáp ứng Bảng 3.23: So sánh mức độ đáp ứng sau 4 tuần Mức độ N Nhóm NC1 Nhóm NC2 1 = 31 % n2 = 31 % Tốt 0 0 0 0 Khá 0 0 0 0 Trung bình 14 45,2 19 61,3 Kém, không đáp ứng 17 54,8 12 39,7 P > 0,05

Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ đáp ứng sau 4 tuần

Nhận xét: Sau 4 tuần điều trị mức độ trung bình của nhóm NC2 là 61,3% cao hơn nhóm NC1 là 45,2%. Mức độ kém của nhóm NC2 39,7% thấp hơn nhóm NC1 54,8%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.24: So sánh mức độ đáp ứng sau 8 tuần Mức độ Nhóm NC1 Nhóm NC2 n1 = 31 % n2 = 31 % Tốt 0 0 1 3,2 Khá 13 42 14 45,2 Trung bình 17 54,8 16 51,6 Kém, không đáp ứng 1 3,2 0 0 P > 0,05

Nhận xét: Sau 8 tuần điều trị mức độ tốt của nhóm NC2 là 3,2%, khá là 45,2%, trung bình là 51,6% cao hơn nhóm NC1 tốt 0%, khá 42%, trung bình 54,8%, kém/ không đáp ứng là 3,2%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.2.3.2. Số lượng thương tổn

Bảng 3.25: So sánh số lượng nhân trứng cá trước và sau điều trị Khởi đầu Sau 4 tuần Sau 8 tuần X ± SD Nhóm NC1 51,8 ± 17,6 40,1 ± 15,5 26,3 ± 9,3

Nhóm NC2 53,7 ± 10,4 39,5 ± 7,5 24,7 ± 5

P p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt về số lượng nhân trứng cá sau 4 tuần và 8 tuần điều trị ở 2 nhóm với p>0,05.

Bảng 3.26: So sánh số lượng thương tổn viêm trước và sau điều trị

Khởi đầu Sau 4 tuần Sau 8 tuần X ± SD Nhóm NC1 29,7 ± 9,4 22,3 ± 7,3 12,2 ± 4,1 Nhóm NC2 28,6 ± 3,8 19,3 ± 3,2 11,4 ± 2,2

P p > 0,05 p < 0,05 p > 0,05

Nhận xét:

- Sau 4 tuần điều trị, số lượng thương tổn viêm ở nhóm NC2 thấp hơn nhóm NC1, sự khác bệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

- Sau 8 tuần điều trị, số lượng thương tổn viêm ở nhóm NC2 thấp hơn nhóm NC1, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Bảng 3.27: So sánh tổng số thương tổn trước và sau điều trị Khởi đầu Sau 4 tuần Sau 8 tuần X ± SD Nhóm NC1 81,6 ± 14,8 62,4 ± 14 38,5 ± 8,7

Nhóm NC2 82,3 ± 12,1 58,7 ± 8,5 36 ± 6

P p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt về số lượng tổng số thương tổn ở 2 nhóm trước và sau điều trị 4 tuần, 8 tuần với p> 0,05.

Bảng 3.28: Tỷ lệ % giảm thương tổn sau điều trị

Thương tổn Sau 4 tuần Sau 8 tuần

Nhóm NC1 Nhóm NC2 Nhóm NC1 Nhóm NC2 Nhân trứng cá 23 ± 9,7 24,4 ± 4,9 49,1 ± 6,3 53,8 ± 5

Thương tổn viêm 24,6 ± 9,6 33 ± 6,3 57,7 ± 10,3 60,3 ± 6

Tổng thương tổn 23,6 ± 7,9 28,6 ± 3,9 52,8 ± 6 56,2 ± 3,7

Nhận xét: Tỷ lệ giảm nhân trứng cá, tổn thương viêm và tổng số thương tổn của nhóm NC2 cao hơn so với nhóm NC1 sau 4 tuần và 8 tuần điều trị.

3.2.3.3.Thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng

Bảng 3.29: So sánh CGI-IS ở 2 nhóm sau 4 tuần

Điểm BN NCV Nhóm NC1 n, % Nhóm NC2 n, % Nhóm NC1 n, % Nhóm NC2 n, % 1 điểm 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 2 điểm 13 (41,9) 21 (67,7) 14 (45,2) 19 (61,3) 3 điểm 18 (58,1) 10 (32,3) 17 (54,8) 12 (38,7) Trung bình 2,6 ± 0,5 2,4 ± 0,5 2,5 ± 0,5 2,4 ± 0,5 P p > 0,05 p > 0,05 Nhận xét:

- Trung bình thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng của BN nhóm NC1 là 2,6 ± 0,5 cao hơn nhóm NC2 là 2,4 ± 0,5; sự khác biệt thang điểm ở 2 nhóm không có sự khác biệt với p>0,05.

- Trung bình thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng của NCV nhóm NC1 là 2,5 ± 0,5 cao hơn nhóm NC2 là 2,4 ± 0,5; sự khác biệt thang điểm ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.30: So sánh CGI-IS ở 2 nhóm sau 8 tuần

Điểm BN NCV Nhóm NC1 n, % Nhóm NC2 n, % Nhóm NC1 n, % Nhóm NC2 n, % 1 điểm 14 (45,2) 16 (51,6) 13 (41,9) 15 (48,4) 2 điểm 16 (51,6) 15 (48,4) 17 (54,8) 16 (51,6) 3 điểm 1 (3,2) 0 (0) 1 (3,2) 0 (0) Trung bình 1,6 ± 0,6 1,5 ± 0,5 1,6 ± 0,6 1,5 ± 0,6 P p > 0,05 p> 0,05 Nhận xét:

- Trung bình thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng của BN

tự đánh giá nhóm NC1 là 1,6 ± 0,6 cao hơn nhóm NC2 là 1,5 ± 0,5; sự khác biệt thang điểm ở 2 nhóm không có sự khác biệt với p>0,05.

- Trung bình thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng của NCV nhóm NC1 là 1,6 ± 0,6 cao hơn nhóm NC2 là 1,5 ± 0,6; sự khác biệt thang điểm ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.2.3.4. So sánh tác dụng không mong muốn ở 2 nhóm NC

Bảng 3.31: So sánh tỷ lệ tác dụng không mong muốn ở 2 nhóm

Nhóm NC1 % Nhóm NC2 % Nhóm NC1 % Nhóm NC2 % Đỏ da 22,6 25,8 16,1 16,1 Khô da 22,6 19,4 12,9 12,9 Tróc vảy da 6,5 9,7 9,7 6,5 Rát, ngứa 16,1 19,4 6,5 9,7 Tăng nhạy cảm ánh nắng 9,7 9,7 3,2 3,2 Khác 0 3,2 0 3,2 P p > 0,05 p > 0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt về triệu chứng đỏ da, khô da, tróc vảy da, rát/ ngứa, tăng nhạy cảm ánh sáng, khác… ở 2 nhóm sau 4 tuần và 8 tuần điều trị. Nhóm NC2 có 3,2% bệnh nhân xuất hiên tác dụng phụ khác: ợ nóng, buồn nôn.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG THƯỜNG

4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

4.1.1.1. Giới tính

Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1 cho thấy số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 62, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ 75,8% và nam giới chiếm 24,2%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước như nghiên cứu của Đặng Văn Em (2006): trong tổng số 68 BN TCTT thì nữ chiếm 76,5% , nam chiếm 23,5% [41], Mai Bá Hoàng Anh (2012): trong tổng số 325 BN TCTT, nữ chiếm 68,3 %, nam chiếm 31,7% [10], Thiboutot D và cs (2003): bệnh trứng cá gặp ở nữ nhiều hơn nam [48].

Tuy nhiên theo Nguyễn Cảnh Cầu, Nguyễn Khắc Việt thì tỷ lệ bệnh trứng cá ở cả 2 giới là tương đương nhau nhưng nam giới thường mắc bệnh nặng hơn nữ giới [12]. Yahva H. tiến hành nghiên cứu ở một trường trung học về bệnh trứng cá thì nam giới chiếm 50,8% và nữ giới chiếm 49,2%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 [65].

WeiB và cs khi nghiên cứu trên 2920 thanh niên bị TCTT thì nam giới chiếm 52,7% và nữ giới là 47,3%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [66].

Như vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh trứng cá ở nam và nữ tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng nghiên cứu. Yahva và WeiB nghiên cứu trên đối tượng học sinh và thanh niên. Nguyễn Cảnh Cầu, Nguyễn Khắc Viện nghiêm cứu trên tất cả các thể của bệnh nhân TCTT (bao gồm cả thể nặng, trung bình và nhẹ). Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương và đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân TCTT thể trung bình số bệnh nhân nữ nhiều hơn nam, có thể lý giải điều này do bệnh trứng cá ảnh hưởng đến thẩm mỹ và điều đó gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sự tự tin trong cuộc sống cho nữ giới, vì vậy số bệnh nhân nữ đi

khám nhiều hơn nam ,mặt khác nam giới thường mắc bệnh TCTT thể nặng nhiều hơn thể trung bình.

4.1.1.2.Tuổi

Theo kết quả bảng 3.2 thì bệnh trứng cá thông thường thể trung bình gặp nhiều nhất từ 20-24 tuổi với 48,4%, 15-19 tuổi chiếm 27,4%, sau 25 tuổi chiếm 24,2%. Như vậy, bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi từ 15-24 tuổi chiếm 75,8%.

Có nhiều nghiên cứu về tuổi mắc bệnh trứng cá trong và ngoài nước. Ở Việt Nam:

+ Trần Thị Song Thanh nghiên cứu 1161 bệnh nhân trứng cá thì tuổi 15-25 chiếm 73,4% [67].

+ Nguyễn Thị Minh Hồng nghiên cứu trên 277 bệnh nhân thì <15 tuổi chiếm 5,1%, 15-24 tuổi chiếm 64,9%, trên 24 tuổi chiếm 30% [61].

+ Nguyễn Thị Thanh Nhàn nghiên cứu trên 265 bệnh nhân trứng cá thì 15-19 tuổi chiếm 62,7%, 20-24 tuổi chiếm 14,8% [20].

+ Vũ Văn Tiến thì TCTT hay gặp nhất ở lứa tuổi 20-24 [15]. + Hoàng Ngọc Hà: trong 34 BN TCTT , 20-24 tuổi chiếm 58,8% [14] + Mai Bá Hoàng Anh nghiên cứu trên 325 bệnh nhân thì 15-19 tuổi chiếm 34,4 %, 20- 29 tuổi chiếm 40,9% [10].

Ở nước ngoài: Shen Y và cs nghiên cứu trên 1399 bệnh nhân trứng cá thì dưới 15 tuổi: 5,6%, 15-24 tuổi: 72%, 24-29 tuổi: 12,1%, trên 29 tuổi: 10,3% [68].

Như vậy kết quả nghiên cứu về tuổi bị bệnh ở bệnh nhân của chúng tôi so với các nghiên cứu khác thì có sự tương đồng và bệnh gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 15-24. Điều này có thể được giải thích là ở độ tuổi này, cơ thể phát triển mạnh, tăng tiết nội tiết trong đó quan trọng là androgen, chính hormon này tác động lên tuyến bã làm tuyến bã tăng kích thước và tăng hoạt động, tiết ra nhiều chất bã, thuận lợi cho thương tổn trứng cá hình thành và phát triển.

Theo bảng 3.3 thì thời gian mắc bệnh trứng cá trên 2 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,6%, 1-2 năm chiếm 40,3% và thấp nhất là dưới 1 năm với 16,1%.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hồng thì chiếm cao nhất là thời gian mắc bệnh 1-2 năm với 57,8%, tiếp đến là trên 2 năm với 23,1% và thấp nhất là dưới 1 năm với 19,1% [61].

Theo Vũ Văn Tiến thì thời gian mắc bệnh TCTT trên 2 năm chiếm tỷ lệ cao nhất [15].

Mai Bá Hoàng Anh thì thời gian mắc bệnh trứng cá trên 2 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,7%, 1-2 năm chiếm 35,4% và thấp nhất là duới 1 năm với 12,9% [10].

Như vậy, ở nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến khám tại bệnh viện là những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 1 năm trở lên. Điều này chứng tỏ rằng trứng cá nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ có tiến triển dai dẳng, mạn tính. Mặt khác, có thể được giải thích là do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là Bệnh viện Da liễu Trung Ương là tuyến cao nhất trong ngành Da liễu, bệnh nhân có thể đi khám các tuyến cơ sở y tế khác trước khi đến khám tại đây và do trứng cá là bệnh phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên nên khi bị bệnh bệnh nhân thường có xu hướng coi nhẹ, tự mua thuốc điều trị và chỉ đi bệnh viện khám khi bệnh tiến triển dai dẳng hoặc kháng trị.

4.1.1.4.Yếu tố gia đình

Bảng 3.4 cho thấy 45,2% bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị

Một phần của tài liệu Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng thuốc bôi Klenzit-C (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w