ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng thuốc bôi Klenzit-C (Trang 29)

- Đặc tính

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng

Bệnh nhân đến khám tại phòng khám Bệnh viện Da Liễu Trung Ương được chẩn đoán là bệnh TCTT từ tháng 3/2013 đến tháng 8/2013.

2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trứng cá thông thường

- Dạng thương tổn: nhân kín, nhân mở, sẩn, mụn mủ, cục, nang. - Vị trí: tổn thương khư trú ở vùng da dầu: mặt, ngực, lưng... - Phân độ bệnh theo Karen Macoy [32]:

Mức độ trung bình: + 20-100 thương tổn không viêm, hoặc:

+ 15-50 thương tổn viêm, hoặc: + Tổng số thương tổn 30-125

2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân bị bệnh TCTT mức độ trung bình được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương

- Bệnh nhân từ 15 tuổi.

- Chấp nhận tham gia nghiên cứu và tuân thủ điều trị.

2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ

- Dị ứng với adapalene, clindamycin, azithromycin, hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

- Phụ nữ có thai hay nghi ngờ có thai, đang cho con bú. - Suy chức năng gan, suy thận, suy tim

- Làm việc ngoài nắng hay thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng .

- Bệnh nhân có tiền sử viêm ruột, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh.

- Bệnh nhân bị tâm thần.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia, không tuân thủ chế độ điều trị.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh

2.2.2. Cỡ mẫu

Tính cỡ mẫu theo công thức nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y Tế thế giới [64]: [ ] 2 2 1 2 2 2 1 1 2 / 1 2 1 ) ( ) 1 ( ) 1 ( ) 1 ( 2 p p p p p p Z p p Z n n − − + − + − = = −α β

n1: cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu 1

n2: cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu 2

Z1-α/2: hệ số tin cậy 95% = 1,96 (khi α = 0,05)

Zβ: lực mẫu 80% = 1,645.

p1: tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu 1 đạt tốt: ước lượng 85%

p2: tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu 2 đạt tốt: ước lượng 45%

p = (p1 + p2)/2

Như vậy kết quả tính cỡ mẫu của mỗi nhóm là n1 = n2 = 31, dự kiến tỷ

lệ bỏ cuộc là 10% nên cỡ mẫu nghiên cứu khoảng 35 bệnh nhân.

2.2.3. Vật liệu nghiên cứu

- Klenzit- C:

+ Thành phần: adapalene + clindamycin phosphate 1% + Dạng bào chế: gel

+ Trọng lượng: 15g

+ Nhà sản xuất: Glenmark,Ltd- Ấn Độ . - Azithromycin 250mg,

+ Dạng thuốc: viên nang sử dụng qua đường uống + Hàm lượng: 250mg/viên.

2.2.4. Các bước tiến hành

- Bệnh nhân TCTT mức độ vừa, đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu được đưa vào 2 nhóm: NNC1 và NNC2, mỗi nhóm 35 BN theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

- Hỏi bệnh, khám bệnh, chụp ảnh trực tiếp đối tượng NC - Ghi vào mẫu bệnh án nghiên cứu.

- Tiến hành điều trị theo 2 nhóm: + Nhóm nghiên cứu 1:

Klenzit- C bôi 1 lần/tối x 8 tuần + Nhóm nghiên cứu 2:

Klenzit- C bôi 1 lần/ tối x 8 tuần

Azithromycin 250mg x 2 viên/ngày x 3 ngày / tuần x 4 tuần đầu 1 viên/ ngày x 3 ngày/ tuần x 4 tuần sau Bệnh nhân được đánh giá hiệu quả điều trị sau 4 tuần, 8 tuần.

2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Khảo sát một số đặc điểm của bệnh nhân: + Tuổi

Tính tuổi theo năm

Các nhóm tuổi: 15-19 tuổi; 20- 24 tuổi; 25-29 tuổi; >29 tuổi + Giới: nam và nữ

+ Nghề nghiệp: học sinh- sinh viên, cán bộ,khác + Địa dư: thành phố, nông thôn

+ Thời gian mắc bệnh trước đó: < 1 năm; 1-2 năm; > 2 năm. + Tiền sử gia đình có người bị bệnh trứng cá.

+ Vị trí tổn thương trứng cá + Các loại tổn thương

- Kết quả điều trị:

+ Nhóm nghiên cứu 1: giảm thương tổn không viêm, thương tổn viêm, tổng số thương tổn, mức độ đáp ứng sau 4 tuần, 8 tuần.

+ Nhóm nghiên cứu 2: giảm thương tổn không viêm, thương tổn viêm, tổng số thương tổn, mức độ đáp ứng sau 4 tuần, 8 tuần.

- Tác dụng phụ: + Đỏ da + Khô da + Tróc vảy da

+ Cảm giác rát, đau nhức… + Tăng nhạy cảm với ánh nắng

+ Khác (đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đại tiện nhầy, máu…)

2.2.6. Kĩ thuật thu thập số liệu

Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất: - Hỏi bệnh:

+ Phần hành chính: họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên lạc.

+ Tuổi bắt đầu bị bệnh trứng cá, tiền sử gia đình. + Triệu chứng cơ năng tại tổn thương: rát, đau nhức… + Cảm nhận của bệnh nhân về kết quả điều trị.

- Khám thực thể

+ Xác định dạng thương tổn và số lượng tổn thương trước điều trị, sau 4 tuần, 8 tuần điều trị.

+ Xác định các tác dụng phụ: đỏ da, khô da, tróc vảy da…

- Chụp ảnh trực tiếp bệnh nhân TCTT mức độ trung bình trước và sau 4 tuần, 8 tuần điều trị.

2.2.7. Đánh giá hiệu quả điều trị

- Đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên giảm số lượng thương tổn không viêm và viêm sau 4 tuần, 8 tuần điều trị của từng nhóm và so sánh 2 nhóm với nhau.

Hiệu quả % giảm tổng số thương tổn

Tốt ≥ 75

Khá ≥ 50 - < 75

Trung bình ≥ 25 - < 50

Kém, không đáp ứng < 25

- Đánh giá dựa trên thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng (Clinical Global Impression - Improvement Scale: CGI-IS) ( Guy.W-1976)

Thang điểm Cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng

1 Thuyên giảm bệnh nhiều

2 Thuyên giảm bệnh vừa phải

3 Thuyên giảm bệnh ít

4 Không thay đổi

5 Xấu đi rất ít

6 Xấu đi vừa phải

7 Xấu đi rất nhiều

Thang điểm này được đánh giá một cách độc lập bởi nghiên cứu viên và bệnh nhân sau 4 tuần, 8 tuần điều trị.

2.2.8. Khảo sát các tác dụng không mong muốn của Klenzit - C

Khảo sát các tác dụng không mong muốn dựa trên: - Triệu chứng cơ năng là rát, đau nhức .

- Triệu chứng thực thể gồm: + Khô da

+ Tróc vảy da

+ Tăng nhạy cảm ánh nắng

+Khác

2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu: 3/2013 - 8/2013

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Da Liễu Trung Ương

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y - sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0

- Dùng T test để kiểm định sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình

- Dùng khi bình phương χ2để kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ %

- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Bệnh trứng cá là một bệnh lành tính nhưng vị trí xuất hiện thương tổn thường là ở mặt, đặc biệt bệnh chiếm tỷ lệ lớn ở tuổi thanh, thiếu nên làm ảnh hưởng đến nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm góp phần điều trị và đem lại sự tự tin, khả năng hòa nhập cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân.

- Những bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu mới đưa vào danh sách sau khi đã được giải thích rõ về mục đích và yêu cầu của nghiên cứu.

- Những bệnh nhân từ chối tham gia trước và trong nghiên cứu vẫn được khám, tư vấn, điều trị chu đáo.

- Mọi số liệu thu được chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, không sử dụng mục đích nào khác.

- Đề tài đã được thông qua hội đồng đạo đức.

2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Số lượng người tham gia nghiên cứu hạn chế, thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa có thể đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc bôi Klenzit- C một cách chính xác nhất.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Giới 3.1.1. Giới

Bảng 3.1: Phân bố theo giới

Giới tính Số lượng Tỷ lệ % P Nam 15 24,2 p< 0,05 Nữ 47 75,8 Tổng 62 100

Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 24,2%, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 75,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

3.1.2.Tuổi

Bảng 3.2: Phân bố theo tuổi

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ % P 15-19 17 27,4 P< 0,05 20-24 30 48,4 25-29 11 17,7 >29 4 6,5 Tổng 62 100

Nhận xét: Nhóm tuổi 20-24 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,4 %, nhóm tuổi >30 chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,5%. Đa số bệnh nhân ở độ tuổi 15-24 chiếm 75,8%. Sự khác biệt các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05

3.1.3. Thời gian mắc bệnh trứng cá

Thời gian mắc bệnh Số lượng Tỷ lệ % P ≤ 1 năm 10 16,1 P< 0,05 >1 năm - 2 năm 25 40,3 > 2 năm 27 43,6 Tổng 62 100

Nhận xét: Số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 2 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 43,6%, thứ 2 là mắc bệnh 1-2 năm với 40,3% và thấp nhất là mắc bệnh dưới 1 năm với 16,1%. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trên 1 năm 83,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.1.4. Tiền sử gia đình

Bảng 3.4: Phân bố theo tiền sử gia đình Tiền sử gia đình Số lượng Tỷ lệ %

Có người bị trứng cá 28 45,2

p> 0,05

Không có người bị trứng cá 34 54,8

Tổng 62 100

Nhận xét: Số bệnh nhân có tiền sử gia đình bị trứng cá chiếm 45,2%, không có tiền sử gia đình bị trứng cá chiếm 54,8%. Như vậy, không có sự khác biệt về tiền sử gia đình có người bị trứng cá và không có người bị trứng cá với p > 0,05

3.1.5. Phân bố theo nghề nghiệp

Bảng 3.5: Phân bố theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ % P Học sinh-sinh viên 27 43,6 P< 0,05 Cán bộ 19 30,6 Nghề khác 16 25,8 Tổng 62 100

Nhận xét:Học sinh-sinh viên mắc TCTT chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,6%, tiếp đến là cán bộ 30,6% và thấp nhất là các nghề khác với 25,8%. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

3.1.6. Phân bố theo địa dư

Bảng 3.6: Phân bố theo địa dư

Nơi sống Số lượng Tỷ lệ % P

Thành phố 37 59,7

P< 0,05

Nông thôn 25 40,3

Tổng 62 100

Nhận xét: Số bệnh nhân mắc TCTT thể trung bình sống ở thành phố chiếm tỷ lệ 59,7%, cao hơn so với sống ở nông thôn với 40,3%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

3.1.7. Vị trí thương tổn

Bảng 3.7: Phân bố theo vị trí thương tổn

Vị trí Số lượng Tỷ lệ %

Mặt 62 100

Lưng 23 37,1

Ngực 18 29

Nơi khác (cổ, vai...) 10 16,1

Nhận xét: Vị trí chiếm tỷ lệ cao nhất là mặt 100%, tiếp đến là lưng 37,1%, ngực 29% và thấp nhất là các vị trị khác 16,1%

3.1.8. Các loại thương tổn

Bảng 3.8. Tỷ lệ các loại thương tổn

Nhân trứng cá 100 100 Sẩn 100 100 Mụn mủ 23 37,1 Cục 16 25,8 Dát thâm 21 33,9 Sẹo lồi 2 3,2 Sẹo lõm 14 22,6 Giãn mạch 5 8,1

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các loại thương tổn

Nhận xét: Thương tổn chiếm tỷ lệ cao nhất là nhân và sẩn với 100%, tiếp theo là các thương tổn mụn mủ 37,1%, dát thâm 33,9%, cục 25,8%, sẹo lõm 22,6%, dãn mạch 8,1% và thấp nhất là sẹo lồi 3,2%.

3.1.9. Triệu chứng cơ năng

Bảng 3.9: Phân bố theo triệu chứng cơ năng

Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ %

Ngứa 19 30,7

Đau, nhức 9 14,5

Bình thường 34 54,8

Nhận xét: Đa số bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng khi mắc bệnh 54,8%, số bệnh nhân có triệu chứng ngứa là 30,7% và đau, nhức là 14,5%

3.1.10. Đặc điểm đối tượng của từng nhóm nghiên cứu

Bảng 3.10: Phân bố theo đặc điểm đối tượng của 2 nhóm

Chỉ số Nhóm NC1 Nhóm NC2 P Giới tính Nam 7 8 >0,05 Nữ 24 23 n 31 31 Tuổi 20,9 ± 4,3 21,1 ± 3,8 >0,05 Thời gian mắc bệnh ≤ 1 năm 5 (6,1%) 4 (12,9)% >0,05 >1 năm - 2 năm 9 (29%) 11 (35,5%) >2 năm 17 (54,8%) 16 (51,6%) Số lượng thương tổn Nhân trứng cá 51,8 ± 17,6 53,7 ± 10,4 >0,05 Thương tổn viêm 29,7 ± 9,4 28,6 ± 3,8 >0,05 Tổng 81,6 ± 14,8 82,5 ± 13,6 >0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt về giới tính, tuổi, thời gian bị bệnh, mức độ bệnh, số lượng nhân trứng cá, thương tổn viêm ở 2 nhóm với p > 0,05.

3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

3.2.1. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu 1

3.2.1.1. Đánh giá sự cải thiện về số lượng thương tổn

Bảng 3.11: Số lượng thương tổn trước và sau điều trị Thương tổn Trước điều trị Sau 4 tuần Sau 8 tuần P Nhân trứng cá 51,8 ± 17,6 40,1 ± 15,5 26,3 ± 9,3 p 1< 0,05

p 2< 0,05 p 3< 0,05

Thương tổn viêm 29,7 ± 9,4 22,3 ± 7,3 12,2 ± 4,1

Tổng thương tổn 81,6 ± 14,8 62,4 ± 14 38,5 ± 8,7

p 1: Mức ý nghĩa thống kê của nhóm NC1 sau điều trị 4 tuần so với

trước điều trị.

p 2: Mức ý nghĩa thống kê của nhóm NC1 sau điều trị 8 tuần so với

trước điều trị.

p 3: Mức ý nghĩa thống kê của nhóm NC1 sau điều trị 8 tuần so với sau

điều trị 4 tuần.

Nhận xét: Có sự giảm giảm đáng kể số lượng nhân trứng cá và thương tổn viêm sau điều trị 4 tuần và 8 tuần với p < 0,05

Bảng 3.12: Tỷ lệ % giảm thương tổn sau điều trị

Thương tổn Sau 4 tuần Sau 8 tuần

Nhân trứng cá 23 ± 9,7 49,1 ± 6,3

Thương tổn viêm 24,6 ± 9,6 57,7 ± 10,3

Tổng thương tổn 23,6 ± 7,9 52,8 ± 6

Nhận xét: Sau điều trị mức độ giảm thương tổn viêm nhiều hơn so với nhân trứng cá với tỷ lệ lần lượt là 24,6% so với 23% sau 4 tuần và 57,7% so với 49,1% sau 8 tuần.

3.2.1.2. Đánh giá mức độ đáp ứng

Tuần Mức độ Sau 4 tuần n, % Sau 8 tuần n, % Tốt 0 (0) 0 (0) Khá 0 (0) 13 (42) Trung bình 14 (45,2) 17 (54,8) Kém , không đáp ứng 17 (54,8) 1 (3,2) Tổng 31 (100) 31 (100) Nhận xét:

- Sau 4 tuần điều trị: đáp ứng điều trị kém chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,8%, trung bình là 45,2%, không có trường hợp nào đáp ứng khá và tốt.

- Sau 8 tuần điều trị: đáp ứng trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,8%, tđáp ứng khá chiếm 42%, đáp ứng kém chiếm 3,2%, không có trường hợp đáp ứng tốt.

3.2.1.3.Thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng

Bảng 3.14: Thang điểm cảm nhận tổng thể lâm sàng sau điều trị Tuần

Điểm NCVTuần 4 Tuần 8

n, % BN n,% NCV n, % BN n, % 1 điểm

(thuyên giảm nhiều) 0 (0) 0 (0) 13 (41,9) 14 (45,2) 2 điểm

(Thuyên giảm vừa) 14 (45,2) 13 (41,9) 17 (54,8) 16 (51,6) 3 điểm

(Thuyên giảm ít) 17 (54,8) 18 (58,1) 1 (3,2) 1 (3,2) Điểm trung bình 2,5 ± 0,5 2,6 ± 0,5 1,6 ± 0,6 1,5 ± 0,5

Nhận xét:

- Đánh giá của BN: sau 4 tuần điều trị, tỷ lệ BN tự đánh giá thuyên giảm ở mức độ nhiều và vừa là 41,9%. Sau 8 tuần điều trị thì tỷ lệ này là 96,8%. Sự cải thiện sau 8 tuần điều trị cao hơn nhiều so với 4 tuần điều trị .

- Đối với NCV: sau 4 tuần điều trị, tỷ lệ NCV tự đánh giá thuyên giảm ở mức độ nhiều và vừa là 45,2%. Sau 8 tuần điều trị thì tỷ lệ này là 96,8%. Sự cải thiện sau 8 tuần điều trị cao hơn nhiều so với 4 tuần điều trị .

3.2.1.4. Tác dụng không mong muốn của NNC1

Bảng 3.15: Tỷ lệ tác dụng không mong muốn

Triệu chứng Sau 4 tuần

n, % Sau 8 tuần n, % Đỏ da 7 (22,6) 5 (16,1) Khô da 7 (22,6) 4 (12,9) Tróc vảy 2 (6,5) 1 (3,2) Rát 5 (16,1) 2 (6,5) Tăng nhạy cảm ánh nắng 3 (9,7) 1 (3,2) Khác 0 (0) 0 (0) Nhận xét:

- Sau 4 tuần điều trị: đỏ da và khô da chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,6%,

Một phần của tài liệu Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng thuốc bôi Klenzit-C (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w