- Các tĩnh mạch bàng quang tạo thành đám rối trước bàng quang >
4.2.5. Mối liên quan của VPR với kiểm HbA1c
Từ bảng 3.3 tình hình kiểm soát đường huyết của nhóm bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát đường máu kém là 66,2%, chỉ có 33,8% BN kiểm soát đường huyết tốt trong tổng số đối tượng nghiên cứu.
Phân bố VPR theo mức độ kiểm soát đường máu từ bảng 3.14 chúng tôi có kết quả 36,8% BN có VPR khi kiểm soát đường máu kém, 13,8% BN có VPR khi kiểm soát đường máu tốt (p < 0,05). Điều đó chứng tỏ rằng khi cân bằng Glucose máu kém thì nguy cơ biến chứng thần kinh xảy ra là cao và điều này đã được đề cập đến trong nhiều y văn [4],[7],[51].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Thuỷ [5] đường huyết không ổn định là một trong những yếu tố nguy cơ gây biến chứng cấp và mạn tính cho bệnh nhân ĐTĐ. Vì thế việc kiểm soát tốt đường huyết là một trong những mục tiêu cơ bản luôn đặt ra trong quá trình điều trị thuộc bất cứ đối tượng ĐTĐ nào.
4.2.6. Mối liên quan của VPR với HHATT.
Hạ HATT đứng ở bệnh nhân ĐTĐ được xem như là biểu hiện của bệnh thần kinh tự động giao cảm tim mạch trong đái tháo đường. Có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự phối hợp bệnh thần kinh tự động tim mạch với những biến chứng mạn tính khác của đái tháo đường. Từ đó bệnh thần kinh tự động tim mạch cũng xem như là dấu hiệu chỉ báo của biến chứng này [64].
Qua kết quả nghiên cứu trên 86 bệnh nhân ĐTĐ chúng tôi nhận thấy có 70,8% BN hạ HATT có VPR với (p<0,05). Cũng cho kết quả tương tự là nghiên cứu của Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005)[13]. Nghĩa là khi đã có biến chứng thần kinh tự động tim mạch thì nguy cơ biến chứng thần kinh tự động bàng quang là rất cao.
4.2.7. Mối liên quan của VPR với bệnh lý thần kinh ngoại vi
Bệnh lý thần kinh ngoại vi hay gặp nhất trong số các biến chứng của ĐTĐ và là biến chứng sớm nhất của ĐTĐ. Tỷ lệ của bệnh lý thần kinh rất khác nhau, nhưng tăng lên theo thời gian bị bệnh và mức độ nặng của bệnh lý thần kinh tăng lên cùng với tuổi của bệnh nhân và phụ thuộc vào mức độ
kiểm soát đường huyết [42]. Bệnh lý thần kinh ĐTĐ tác động đến thần kinh cảm giác, thần kinh vận động và thần kinh tự động. Đặc điểm của tổn thương thần kinh ĐTĐ là sự mất myelin từng đoạn, có tính chất đối xứng và lan tỏa dẫn đến làm giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, rối loạn tính nhạy cảm và tính tự động [9].
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.16 của chúng tôi cho thấy có 68,6% bệnh nhân có bệnh lý thần kinh ngoại vi có VPR. Với kết quả trên chúng tôi nhận thấy khi đã có biến chứng thần kinh tự động tim mạch hoặc biến chứng thần kinh ngoại biên thì tỷ lệ biến chứng thần kinh tự động bàng quang là rất cao (p<0,05).