- Các tĩnh mạch bàng quang tạo thành đám rối trước bàng quang >
1.4. Tình hình nghiên cứu thể tích nước tiểu tồn lưu trong bàng quang
Trên thế giới:
- Năm 1945, Rundles cung cấp dữ liệu đầu tiên bệnh thần kinh nội tạng do ĐTĐ. Sau đó bệnh thần kinh ĐTĐ này ít được chú ý đến [65].
- Năm 1989, Mainprize và Drutz khi nghiên cứu triệu chứng đường tiểu kéo dài mạn tính ở phụ nữ. VPR >50ml được xem là bất thường [42].
- Năm 1994, Marilyn Scott nghiên cứu bàng quang ở người lớn tuổi, đưa ra 3 loại đi tiểu khôn kiểm soát (urinary incontinence): không kiềm được do thôi thúc (urge incontinence), không kiềm được do stess (stess incontinence) và không tiểu được do quá tải (overflow incontinence). Kết quả ở nhóm 2 thì VPR bằng 2, có thể có VPR và nhóm 3 VPR tăng nhiều [60].
- Năm 1999, Kolman.C và cộng sự khảo sát tồn lưu bàng quang ngẫu nhiên ở nam giới bằng siêu âm 477 người, kết quả phân bố tồn lưu bàng quang 25-75%. Có sự liên quan giữa tồn lưu bàng quang và thể tích tiền liệt tuyến [57].
- Năm 2000, Johannes-Martin Hahn khi siêu âm bàng quang cho rằng bình thường khi VPR <50ml [53].
- Năm 2003 Diane K. Newman và cộng sự dùng siêu âm để khảo sát VPR để đánh giá chức năng bàng quang [34].
Ở Việt Nam:
- Trương Xuân Lan và Nguyễn Thy Khê năm 2005 khi nghiên cứu nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng ở bệnh nhân ĐTĐ có đề cập đến VPR [14].
- Nguyễn Thị Nhạn (2005) Nghiên cứu thần kinh tự động bàng quang 44 bệnh nhân ĐTĐ (nhóm chứng 15 người bình thường), thì tỷ lệ khá cao ứ trệ nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu hết. Nhóm chứng không có VPR [8].
- Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005), "Nghiên cứu hình thái, kích thước thận và thể tích tồn lưu bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường" [13].
Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chúng tôi chưa thấy được công bố nào về thể tích tồn lưu nước tiểu bàng quang ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu