Mối liên quan của VPR với thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 64)

- Các tĩnh mạch bàng quang tạo thành đám rối trước bàng quang >

4.2.4. Mối liên quan của VPR với thời gian mắc bệnh

Phân bố tồn lưu bàng quang theo thời gian mắc bệnh, từ bảng 3.12 chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có tồn lưu bàng quang tăng dần theo thời gian mắc bệnh. Đặc biệt khi thời gian mắc bệnh trên 10 năm thì tỷ lệ

này là rất cao (82,2%), từ 5-10 năm là (53,3%) dưới 5 năm là (10,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Thời gian mắc bệnh càng dài tỷ lệ có VPR càng cao, điều này có thể giải thích do sự gia tăng glucose máu kéo dài làm cho tỷ lệ biến chứng cao hơn. Chính vì thế mà nhóm "Nghiên cứu biến chứng và kiểm soát Đái tháo đường" (DCCT) đã khuyến cáo nếu không cải thiện glucose máu tốt thì biến chứng xuất hiện sớm và nặng, còn nếu điều chỉ glucose máu tốt thì không những làm chậm lại tiến trình xuất hiện biến chứng mà còn làm giảm tỷ lệ biến chứng như giảm biến chứng võng mạc (47%), giảm albumin niệu vi thể (39%), giảm bệnh thận (54%) và nhất là giảm 60 % biến chứng thần kinh [9],[4].

So với nghiên cứu của Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [13] BN mắc bệnh trên 10 năm là 91,84%. Nguyễn Thị Nhạn (2005)[8] nhóm mắc bệnh trên 10 năm là 83,6%. Như vậy kết quả của chúng tôi thấy phù hợp kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên.

Tóm lại có thể nói rằng thời gian mắc bệnh ĐTĐ là một yếu tố quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ bởi vì phát hiện và điều trị sớm cũng như quản lý, giáo dục tốt cho những người bệnh ĐTĐ lâu năm là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ để làm chậm quá trình xảy ra các biến chứng cho người bệnh mà VPR là một trong các biến chứng đó, hạn chế biến chứng là một cách để đem lại cuộc sống thoải mái cho người bệnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w