công tác giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay
* Về đạo đức
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa xấu xa thì còn làm nổi việc gì” [13, tr.252-253].
Xác định ý nghĩa to lớn câu nói của Hồ Chí Minh trong công tác “trồng
người”, thời gian qua, Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn đã yêu cầu các trường học quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh cho học sinh.
Trong mỗi năm học, việc giáo dục đạo đức được các trường học trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Kết quả thực hiện được đánh giá thông qua phiếu đánh giá điểm rèn luyện mà các nhà trường xây dựng. Nội dung giáo dục đạo đức được lồng ghép và cụ thể hóa thành các chương trình hành động, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đặc biệt, tại các trường
học còn gắn liền nội dung giáo dục đạo đức với việc đổi mới phương pháp
giảng dạy, học tập, với các phong trào thi đua đối với các trường học trong tỉnh như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”... Trong các đợt thi đua chào mừng ngày lễ lớn trong năm, các em học sinh còn tổ chức viết báo tường, sưu tầm những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác đối với thiếu nhi, tổ chức văn nghệ có chủ đề hát về Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước… nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh được lồng ghép vào các môn học, điển hình như môn giáo dục công dân, môn đạo
44
đức, văn học, môn lịch sử... để giáo dục cho học sinh yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống quê hương, đất nước, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm… Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hoạt động thiết thực về đạo đức như: gương người tốt việc tốt, nhặt được của rơi trả lại người mất, hay các phong trào ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
Trong các nhà trường cũng luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp “trồng người” là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Ngành giáo dục Bắc Kạn luôn quan tâm bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, lao với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người.
Trong Di chúc của Người có đoạn nói về “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện lời dạy của Người, Ngành giáo dục và đào tạo Bắc Kạn đã xác định việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình dài lâu, xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Ngành cũng đã xác định muốn phát triển được quê hương giàu mạnh, văn minh thì trước tiên phải xây dựng được những lớp người có đủ trí và đức. Những lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay, những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường họ phải được trang bị đầy đủ đức và tài để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy những người làm công tác giáo dục, các thầy giáo, cô giáo phải dạy cho các em biết sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại “thương người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ. Sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng,
45
nghĩa sĩ có công đức với dân, với nước, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…
* Về trí tuệ
Dạy học là một trong những hoạt động quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của nhà trường cũng như kiến thức của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là đối với khu vực miền núi lâu nay vẫn luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Vì vậy ngoài việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thì giáo dục trí tuệ cho học sinh cũng là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đối với ngành giáo dục Bắc Kạn. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang chú trọng tới vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhằm tạo sự chuyển biến trong công tác giáo dục, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới yêu cầu con người trong giai đoạn hiện nay, đồng thời khắc
phục các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và tình trạng chạy theo thành tích.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, phần lớn các trường học đều nằm ở các nơi vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại không thuận lợi, trình độ nhận thức của học sinh còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ các phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình. Chính những điều này đã ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Trước tình hình đó, để nâng cao chất lượng giáo dục - dạy học của địa phương, Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn thực hiện tốt việc duy trì, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh, lên kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, đề ra nhiều giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, dạy học sát đối tượng, dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ để học sinh có điều kiện học tập, vui chơi, gắn bó hơn với thầy cô và bạn bè…
46
Cùng với đó, Ngành Giáo dục tỉnh Bắc Kạn luôn xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi người thầy giáo, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục là luôn tìm tòi, sáng tạo, lựa chọn các phương pháp phù hợp để quản lý quá trình dạy học đạt kết quả cao, đưa các em trở thành những người có tri thức, có ích cho xã hội. Bởi vậy, Ngành luôn chú trọng thực hiện công tác tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên; tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh tuyên truyền huy động tối đa các em học sinh đến trường; các trường học duy trì thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần giảm các hiện tượng tiêu cực trong học hành và thi cử.
Ngoài ra, là địa phương khó khăn, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ, tỉnh luôn tranh thủ từ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (trường, lớp, nhà công vụ giáo viên, công trình vệ sinh…), hoàn thiện cơ cở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước nâng cao chất lượng dạy học.
* Về thể lực, sức khỏe
“Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên”, đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chỉ tầm quan trọng của sức khỏe như là tài sản quý báu của con người. Xuất phát từ sự nhìn nhận đó, Ngành giáo dục và đào tạo khuyến khích các nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất; đẩy mạnh phong trào tập thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, từ đó bồi dưỡng những vận động viên có năng khiếu, tạo nguồn nhân tài thể dục thể thao cho tỉnh. Ở đây, phải đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường, và nhà trường phải đặt đúng tầm quan trọng của thể chất. Giáo dục thể chất trong nhà trường được thực hiện dưới ba phương thức:
47
Luyện tập theo chương trình nội khóa, rèn luyện thể dục thể thao ngoại khóa và tự luyện tập. Giáo dục thể chất phải toàn diện, vừa nâng cao thể chất, vừa giáo dục vệ sinh phòng bệnh.
Tỉnh Bắc Kạn, các đơn vị trường học trong toàn tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc thi thể thao, cuộc thi hội khỏe phù đổng trong các kì học, kì nghỉ hè cho học sinh, sinh viên. Hội thi thể thao học sinh là cuộc vận động giáo dục lớn, thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với việc chăm lo sức khoẻ cho thế hệ trẻ và là điều kiện tốt để góp phần cho việc tổ chức và triển khai thành công Cuộc vận động “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong các nhà trường. Thông qua hoạt động này, các nhà giáo có dịp trao đổi kinh nghiệm về công tác giáo dục thể chất; học sinh được thể hiện sức khoẻ, tài năng, trí tuệ qua các môn thi đấu; đồng thời đây cũng là hoạt động để ngành Thể thao tỉnh nhà phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ.
Ngoài việc học trên lớp, các em học sinh còn thường xuyên được tổ chức nhiều hoạt động vui chơi ngoài giờ, rèn luyện thân thể bằng các hoạt động thể dục thể thao theo tấm gương sáng về tinh thần tự giác rèn luyện thân thể của Bác
“Muốn giữ gìn sức khỏe phải thường xuyên tập thể dục, thể thao” [18, tr.116]. * Về thẩm mĩ
Ngoài việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thể lực thì nhà trường, các lực lượng giáo dục cũng đã quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giáo dục, phát triển học sinh một cách toàn diện. Giáo dục thẩm mĩ nhằm giúp học sinh biết phân biệt giữa cái đẹp - cái xấu, cái hay cái dở, phân biệt những việc làm đúng - sai, phải - trái chủ yếu thông qua các bài dạy, các buổi học và trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Các lực lượng giáo dục nên đề cao, cổ vũ những tập thể, cá nhân tiên
48
là bông hoa rất đẹp trong vườn hoa chung của dân tộc” [20, tr.548]. Đồng
thời phải nâng cao sự hiểu biết của học sinh về cái hay, cái đẹp, cái đúng, cái tốt cái anh hùng qua đó cổ vũ, định hướng cho họ không ngừng vươn tới những giá trị cao cả của chân, thiện mĩ, lấy gương tốt để giáo dục lẫn nhau.
Trong trường học ngoài trang bị cơ sở vật chất cho các trường (phòng chức năng) thì cần phải có cách nhìn đúng về chức năng, nhiệm vụ của giáo dục nghệ thuật trong nhà trường, đặc biệt xóa bỏ tâm lý bị coi là giáo viên dạy môn phụ, không quan trọng của giáo viên nghệ thuật. Nhà trường nên quan tâm đến những môn hát nhạc, mĩ thuật vì đây là những môn học có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học sinh tiếp xúc với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, rèn luyện cảm xúc và óc tưởng tượng của học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng được hướng dẫn và khuyến khích tìm những biện pháp, cách thức tổ chức giờ học mang tính vui - học, học - vui. Học sinh không bị căng thẳng bởi những bài học khô khan, nặng nề làm cho chương trình phù hợp với tinh thần giáo dục âm nhạc, xây dựng một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định cho các em. Phương diện giáo dục thẩm mỹ phải được đề cao trong trường học, tránh hiện tượng nhường chỗ cho các môn khác.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nhà trường không chỉ giáo dục cho học sinh về các môn học nghệ thuật mà nhà trường cũng luôn giáo dục cho học sinh hiểu biết và giữ gìn truyền thống, cái hay - cái đẹp của dân tộc mình, như nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi trang phục dân tộc, thi nấu ăn các món dân tộc trong những ngày lễ...để góp phần phát triển con người toàn diện đầy đủ các mặt đức, trí, thể, mĩ, lao.
* Về lao động
Nguyên lý giáo dục đã chỉ ra mục đích cũng như yêu cầu của quá trình giáo dục, trong đó, giáo dục toàn diện là yếu tố quan trọng hàng đầu không thể thiếu được của các nhà trường. Do vậy, trong quá trình giáo dục học sinh,
49
thông qua dạy chữ để dạy làm người, các nhà trường trong toàn tỉnh Bắc Kạn luôn chú trọng rèn cho học sinh các yếu tố như đức, trí, thể, mĩ. Trong đó, yếu tố giáo dục học sinh bằng lao động và qua lao động không thể thiếu được.
Từ rất lâu, các nhà trường trong tỉnh dù ở cấp nào đi nữa ngoài rèn đạo đức, cung cấp tri thức cho học sinh thì một yếu tố rất quan trọng đó là luôn coi lao động là việc làm cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh. Ngoài giờ học, hàng tuần, học sinh phải tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng và tham gia lao động công ích ở địa phương. Có như vậy, với sự tiến hành thường xuyên và có kế hoạch của các nhà trường sẽ giúp ích rất lớn vào việc hình thành đức tính yêu lao động ở trẻ, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống…
Xác định được vai trò quan trọng của lao động đối với học sinh, nhiều nhà trường trong tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng kế hoạch lao động hàng tuần sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Công việc không quá nặng nhọc đối với các em, miễn là để các em có dịp tham gia vào hoạt động này một cách thường xuyên và hiệu quả. Nhiều trường học đã yêu cầu học sinh vệ sinh lớp học hàng ngày bằng cách phân công theo bàn trực nhật. Hoặc điển hình như các trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh luôn luôn có kế hoạch lao động cụ thể hàng ngày, hàng tuần cho học sinh như vệ sinh trường học, lớp học, kí túc xá, phòng ở ngoài ra nhà trường còn yêu cầu học sinh các lớp học trồng rau sạch phục vụ cho chính bữa ăn hàng ngày của các em, chăn nuôi lợn, nuôi cá… và hàng năm các nhà trường đều phát động tết “trồng cây” cho các em thực hiện. Đây là một hoạt động không thể thiếu được. Vì nhờ có hoạt động này, sẽ giúp các em nhận thức được rằng cần phải làm sạch nơi mình học, nơi mình ở và sự công bằng trong phân công lao động. Rồi hàng tuần, các nhà trường có kế hoạch cho lớp trực tuần tham gia lao động vệ sinh trường học làm cho cảnh quan xanh, sạch, đẹp mỗi ngày.
Tuy nhiên, việc giáo dục lao động không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà giáo dục học sinh qua lao động cũng cần có sự chung tay, góp sức
50
của phụ huynh học sinh. Khi về nhà, phụ huynh cần có thời gian biểu hợp lý để con em được ôn bài rồi có thời gian tham gia vào hoạt động lao động ở gia đình theo công việc phù hợp. Có như thế, các em mới có thêm động lực để học tập.
Dù ở bất kỳ thời nào, ở nhà trường nào, luôn đặt ra vấn đề giáo dục toàn