Minh về chiến lược "trồng người”
“Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng. Quan điểm của Người đã trở thành cơ sở phương pháp luận cho việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Chiến lược đó đã chỉ ra rằng, bản chất của con người không phải là cái gì có sẵn, nó cũng không cố hữu bất biến, mà bản chất đó được hình thành thông qua những quan hệ xã hội và thay đổi khi những quan hệ xã hội đó thay đổi. Để có những con người có đầy đủ năng lực và phẩm chất, thì phải thực hiện chiến lược “trồng người”. Mà để “trồng” được những con người có thể đáp ứng được yêu cầu tốt kết hợp với một môi trường có những quan hệ xã hội tốt tất yếu sẽ tạo
ra những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chiến lược “trồng người” đó
đã định hướng cho chiến lược xây dựng con người trong giai đoạn cách mạng mới của Đảng và Nhà nước ta.
Trên cơ sở kế thừa triết lý nhân sinh truyền thống của dân tộc và lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chiến lược “trồng người” vô cùng độc đáo và sâu sắc. Người đã xây dựng một nền giáo dục toàn diện và để lại cho chúng ta một kho tàng quý báu về tư tưởng giáo dục. Đó là nguồn ánh sáng soi đường cho sự phát triển giáo dục ở Việt Nam nửa thế kỉ qua, và cả trong giai đoạn sắp tới. Mọi thành quả to lớn trong lĩnh vực giáo dục của nhân dân Việt Nam đều bắt nguồn từ quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh, mà nổi bật nhất là vấn đề hoàn thiện con người thông qua giáo dục và tự giáo dục.
Nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” đã góp phần gợi mở những suy nghĩ sâu sắc hơn nữa, những việc làm tốt hơn nữa
35
trong việc tự rèn luyện mình và rèn luyện bồi dưỡng giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên, tinh hoa dân tộc, người chủ tương lai đất nước như điều mà chủ
tịch Hồ Chí Minh đã gởi gắm vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [12, tr.32]. Quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược
“trồng người” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc không chỉ đối với cách mạng Việt Nam nói chung mà còn có ý nghĩa rất cơ bản và thiết thực đối với sự nghiệp giáo dục nói riêng. Quan điểm của Người đã soi đường cho công tác giáo dục và đào tạo đi đúng hướng, là việc “trồng người”, giáo dục con người phải là công việc hàng đầu và thường xuyên, và đối tượng giáo dục là rất rộng không loại trừ ai cả. Đó là một quan điểm không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục văn hóa, tri thức ở nhà trường, trong quan hệ giữa thầy và trò mà có tính chất sâu xa nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, cụ thể nhằm đào tạo ra những con người toàn diện vừa hồng vừa chuyên, có tri thức, sức khỏe, có tài có đức, tinh thần, thẩm mĩ... luôn vững tin vào sự nghiệp cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với chính sách phát triển các thành phần kinh tế, vận hành trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy đường lối đó đã mang lại những thay đổi cho đất, chúng ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân đã và đang được cải thiện rõ rệt. Song mặt trái của nó cũng đã làm nảy sinh ra những tệ nạn tiêu cực của xã hội, làm suy giảm, xuống cấp về mặt đạo đức con người... Đặt ra những thách thức lớn cho dân tộc, trong nền giáo dục chịu sự thách thức trực tiếp và gay gắt. Để đáp ứng và phục vụ tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thế kỉ XXI, Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng đầy đủ và toàn diện về
36
công tác giáo dục và đào tạo mà nguồn sáng chính là quan điểm Hồ Chí Minh
về chiến lược “trồng người”. Tin chắc rằng với giá trị lí luận và thực tiễn to
lớn di sản quan điểm Hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng toàn Đảng toàn dân trong xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam trong thời kì mới.
“Trồng người”, xây dựng con người mới chính là sự nghiệp của toàn xã
hội và của chính bản thân mỗi con người. “Trồng người”, xây dựng thành công những con người mới là công việc thường xuyên và liên tục. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì “trồng người” càng thể hiện tầm quan trọng của nó. “Trồng người”, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa chính là xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
37
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN LƯỢC “TRỒNG NGƯỜI” VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ở TỈNH BẮC KẠN HIỆN NAY