Những thành tựu

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm của hồ chí minh về chiến lược trồng người vào công tác giáo dục và đào tạo ở tỉnh bắc cạn hiện nay (Trang 43)

Trong hơn 15 năm đổi mới, trên cơ sở tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII - 1997) của Đảng về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Kạn có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả quan trọng, theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm học 2011 - 2012 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 (Ngày 28/02/2012) tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn, kết quả mà ngành giáo dục Bắc Kạn đạt được là:

1- Quy mô, các loại hình trường lớp tiếp tục phát triển: Toàn tỉnh có 344 trường thuộc các bậc học; 08 Trung tâm Giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp; 01 Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật với tổng số 65.383 học sinh… Cơ sở vật chất các nhà trường được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 36 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 11 trường; Tiểu học: 21 trường; THCS: 04 trường).

2- Quy mô mạng lưới trường, lớp tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Công tác vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh ở các cấp học

38

được thực hiện tương đối tốt, việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học có hiệu quả, số học sinh bỏ học giảm so với năm học trước. Các cuộc vận động và phong trào thi đua ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành công việc thường xuyên của mỗi cơ sở giáo dục và có hiệu quả rõ rệt. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đã có sức lan tỏa mạnh mẽ với sự huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội và nhà trường; đã gắn kết nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo đặc trưng của ngành là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với nhiều hình thức và phương pháp phù hợp, hiệu quả.

Hệ thống trường lớp ngày càng được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư xây dựng. Từ các nguồn vốn: Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, Chương trình 135, nguồn vốn theo Nghị quyết 186/NQ-CP, Chương trình 30a, ngân sách địa phương cân đối, các Dự án và vốn xã hội hoá, đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 3.393 phòng học văn hóa; 53 phòng thư viện. Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 44 trường đạt chuẩn quốc gia. Hằng năm, thực hiện cấp thiết bị và sách vở, học phẩm tối thiểu, đồ dùng học tập cho học sinh kịp thời, đúng quy định.

3- Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng, chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao. Ngành đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu giáo viên; việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuẩn cho đội ngũ giáo viên có sự tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: Mầm non: Đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 40,19%; Tiểu học: Đạt chuẩn 99,9%, trên chuẩn 56,4%; THCS: Đạt chuẩn 99,9%, trên chuẩn 31,9%; THPT: Đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 3,7%.

4- Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng cao thêm một bước qua việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; tiếp tục điều

39

chỉnh theo hướng giảm tải chương trình giáo dục phổ thông; hướng dẫn dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng; kiên trì chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá; chú trọng phụ đạo cho học sinh yếu kém, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học; chất lượng giáo dục được nâng lên so với năm học trước. Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,77%; số học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,09% (tăng 0,35%); số học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,63% (tăng 5,96%); Giáo dục thường xuyên đạt 97,19% (tăng 8,33%). Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều. Tỉnh duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập giáo dục THCS. Hiện nay ngành đang tích cực triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, toàn tỉnh có 23 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (tỷ lệ 18,82%); phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015.

Đối với giáo dục chuyên nghiệp: Đảm bảo có chất lượng, duy trì và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, làm tốt công tác tư vấn cho học sinh chọn trường đăng ký dự thi. Số học sinh được tuyển thẳng và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Ngoài việc đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn đã chủ động liên kết với các trường cao đẳng, đại học thực hiện các loại hình đào tạo theo nhu cầu của địa phương một cách nghiêm túc, đúng quy định.

Về bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Tỉnh đã từng bước quy hoạch và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. Hiện nay, số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn của mầm non: 100%, trong đó trên chuẩn 56,18%; tiểu học: 100%, trong đó trên chuẩn 61,26%; THCS: 99,8%, trong đó trên chuẩn 58,44%; THPT: 100%, trong đó trên chuẩn 4,91%.

40

5- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục có những chuyển biến tốt; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống thư viện trường học ở các cơ sở giáo dục được tăng cường đầu tư, đảm bảo yêu cầu phát triển quy mô học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Hệ thống trường lớp, các cấp trên tỉnh ngày càng khang trang, phòng học xây dựng mới đều được thực hiện từ bán kiên cố trở lên. Phòng học bộ môn, phòng học thí nghiệm, thư viện ở các trường được đầu tư đồng bộ và hiện đại hơn. Các cơ sở đào tạo tiếp tục được đầu tư nâng cấp mở rộng và trang bị tốt hơn để phục vụ yêu cầu đào tạo nguồn lực cho địa phương.

6- Nội dung chương trình các môn học và hoạt động chính trị, đạo đức, pháp luật, thể chất… trong nhà trường được triển khai đầy đủ và đạt hiệu quả cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm của hồ chí minh về chiến lược trồng người vào công tác giáo dục và đào tạo ở tỉnh bắc cạn hiện nay (Trang 43)