Nội dung chiến lược “trồng người”

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm của hồ chí minh về chiến lược trồng người vào công tác giáo dục và đào tạo ở tỉnh bắc cạn hiện nay (Trang 25)

Để có những con người phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh hướng đến nội dung “trồng người” toàn diện. Chiến lược “trồng người” đó phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa đức dục, trí dục, thể dục nhằm tạo ra những con

20

người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên” có tri thức, lí tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mĩ. Tháng 8 năm 1960 trong thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh,

sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hóa, Người chỉ rõ: “Trong việc

giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hóa kĩ thuật, lao động và sản xuất” [18, tr.190]. Đó là những nội

dung “trồng người” hết sức căn bản gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho sự phát triển con người Việt Nam.

* Bồi dưỡng lí tưởng và ý chí cách mạng

Hồ Chí Minh coi việc xây dựng lí tưởng ý chí cách mạng, rèn luyện đạo đức và giáo dục chính trị là nhiệm vụ phải làm đầu tiên trong quá trình giáo dục và rèn luyện con người một cách toàn diện, không có lí tưởng cách mạng thì không có hành động cách mạng, nghĩa là sẽ không có cách mạng. Người căn dặn chúng ta coi trọng lãnh đạo tư tưởng và giáo dục chính trị, giáo dục và xây dựng cho con người một lí tưởng cách mạng kiên định, một nhận thức và lập trường chính trị vững vàng, tuyệt nhiên không liên quan gì đến cái gọi là duy ý chí mà trái lại là một việc hết sức cần thiết, là công việc đầu tiên và phải tiến hành thường xuyên. Lí tưởng cách mạng, sự giác ngộ chính trị, các phẩm chất cách mạng, tư tưởng của mỗi con người cũng là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Lịch sử chứng minh không có một cuộc cách mạng nào có thể bùng nổ nếu không được chuẩn bị trước về tư tưởng, tinh thần. Không có một cuộc cách mạng nào giành được thắng lợi nếu không chuẩn bị đào tạo trước được một lớp chiến sĩ xung phong, mang trong mình lí tưởng và đường lối của cách mạng ấy, có đạo đức và khẳ năng dẫn dắt quần chúng lật đổ xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới. Không có việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, không có tư tưởng Hồ Chí Minh, không có các lớp thanh niên được Nguyễn Ái Quốc đào tạo ở Quảng Châu, ở Liên Xô cũ, tại các nhà tù của đế quốc và trong thực tiễn đấu tranh cách mạng trước 1945, không có

21

sự đấu tranh anh dũng và sự hi sinh của hàng triệu đồng chí, đồng bào thì không có Đảng Cộng Sản Đông Dương, không có Cách mạng Tháng 8, không có nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không có nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc giáo dục chính trị, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng cho con người Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh, trong thời đại ngày nay, nếu con người không có định hướng chính trị đúng đắn, không được trang bị lí tưởng cách mạng tiên

tiến thì “như người nhắm mắt mà đi” [16, tr.221] “như ban đêm không có

đèn, không có gậy, dễ vấp té” [6, tr.120],“như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [3, tr.24], “nhất định không thể hăng hái đấu tranh cho nhân dân, cho cách mạng” [15, tr.42]. Người chỉ rõ giáo dục lí tưởng và

ý chí cách mạng phải làm cho mọi người thấm nhuần cái học hữu dụng, cái học đích thực để có tri thức hoàn toàn, có như vậy giáo dục mới tham gia vào công việc cách mạng

Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng “phải dạy chủ nghĩa Mác - Lênin cho mọi

người” [13, tr.47]; “phải chịu khó học tập lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin” [13,

tr.47]; “phải nâng cao giác ngộ chính trị” [14, tr.184] cho các tầng lớp nhân

dân. Đó là biện pháp quan trọng và có ý nghĩa, để giữ vững củng cố và nâng cao lí tưởng cách mạng, lập trường giai cấp công nhân cho cán bộ, đảng viên và quần chúng. Do đó, bồi dưỡng và nâng cao tinh thần yêu nước là một nội dung quan trọng trong giáo dục chính trị, xây dựng lí tưởng cách mạng cho con người

Việt Nam mà Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Theo Người, “cách dạy trẻ cần

làm cho chúng biết yêu tổ quốc, thương đồng bào” [13, tr.712]; “cốt phải dạy cho học trò biết yêu thương nòi...quyết không chịu làm nô lệ” [14, tr.102].

Tuy nhiên Hồ Chí Minh cũng lưu ý, bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu

22

yêu nước, chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế” [14, tr.172].

* Bồi dưỡng đạo đức cách mạng

Trong tất cả nội dung “trồng người”, Người luôn nhấn mạnh đến đạo đức. Đạo đức là nền tảng cho tài năng phát triển. Người nói: “Dạy cũng như học là phải biết chú trọng cả tài và đức”, đức được coi như là cái “gốc” của cây, “nguồn” của sông, nếu không có đức thì người có tài cũng vô dụng. Hồ

Chí Minh khẳng định rằng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không

có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [13, tr.252-253].

“Trồng người” về mặt đạo đức là nền tảng trong giáo dục không loại trừ bất cứ trường hợp nào kể cả thầy cô giáo và học trò, người huấn luyện cũng như người được huấn luyện, Người chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng là ở bất cứ cương vị gì đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng, một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Người nêu rõ những chuẩn mực đạo đức làm định hướng cho sự rèn

luyện của thanh niên đó là: “Trước hết, phải yêu tổ quốc, yêu nhân dân. Phải

có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn, phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ luật, phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân… Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau… Ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà” [18, tr.106]. Cũng như giáo dục lí

tưởng và ý chí cách mạng, giáo dục đạo đức là nền tảng trong giáo dục, không

loại trừ bất cứ trường hợp nào kể cả người dạy và người học.

Đối với thiếu niên nhi đồng, Người quan tâm nhất là giáo dục đạo đức, bởi đạo đức là nền tảng của mọi phẩm chất con người. Trong việc “trồng

23

người”, Hồ Chí Minh căn dặn phải bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức: “tiên học lễ, hậu học văn”, Người thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy cho con người, Người đòi hỏi tất cả không trừ một cấp bậc nào phải thường

xuyên, trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng.

Trong lí tưởng đạo đức, tinh thần là quan trọng nhất “có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước”. Trong khi cả nước tập trung kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”, “Thiếu một đức (trong 4 đức cần,

kiệm, liêm, chính) thì không thành người”, cần phải hiểu đạo đức cách mạng

mà Hồ Chí Minh nêu lên vừa mang tính chiến lược lâu dài làm nền tảng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội như “lấy dân làm gốc”, “tận trung với nước, tận hiếu với dân”, “giàu sang không thể quyễn rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “không tham ô, không lãng phí, không quan liêu, chủ nghĩa cá nhân”, “việc học là không cùng, càng tiến bộ càng phải học”... Vừa có những nội dung cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng đối tượng. Nội dung hàng đầu của giáo dục đạo đức là thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của chủ nghĩa, chứ không phải thuộc sách kinh điển làu làu. Trên cơ sở đó có sự thống nhất, kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn vừa cụ thể, vừa bao quát của nội dung giáo dục đạo đức là chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do. Từ lòng yêu nước thương người Hồ Chí Minh đi tới là đạt ở tầm cao của lòng yêu nước, thương người là tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do, không có gì quý độc lập tự do đã nâng lòng thương dân của Người thành chủ nghĩa nhân văn, Hồ Chí Minh cao cả,

24

rực sáng “nếu nước được độc lập mà dân không được ấm no hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”, là sự cô đúc đạo đức Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là nội dung hàng đầu xuyên suốt trong việc giáo dục đạo đức cho nhân dân. Độc lập - tự do - giàu mạnh - hạnh phúc - văn minh đã hàm chứa tinh hoa và cốt cách dân tộc như yêu nước, nhân đạo, bình dị, lạc quan... là

những nội dung giáo dục cụ thể mà Hồ Chí Minh thường xuyên đề cập tới.

* Bồi dưỡng năng lực, trí tuệ

Hồ Chí Minh rất coi trọng tài năng, Người trân trọng đón mời, ưu đãi, thể tất những mặt thứ yếu, trao thực chức thực quyền cho những người có tài năng kể cả những người có lúc sa chân lỡ bước nhưng đã rời bỏ mê lầm về với cách mạng, Người đã quy tụ được quanh mình những tri thức lớn của dân tộc mà đa số trong đó đã từ bỏ địa vị và cuộc sống cao sang ở nước ngoài theo người về nước tham gia kháng chiến kiến quốc. Người đã đòi hỏi mỗi con người phải tinh thông nghiệp vụ của mình, công nhân phải giỏi ngành nghề, giám đốc phải giỏi quản lý, người nấu bếp phải nấu ăn ngon, thầy thuốc phải giỏi trị bệnh cho người...Trong bài nói chuyện với cán bộ và đồng bào Hải Phòng khi kết thúc đàm phán từ pháp về nước T9/1945, Người khơi dậy cho nhân dân ý tưởng “dân mạnh nước giàu”, “dân cường nước thịnh”. Người kêu gọi “phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái” Người rất mực coi trọng tài năng.

Trong quan điểm phát triển con người về trí tuệ của Hồ Chí Minh, phổ cập là để nâng cao và nâng cao để cho xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ

“Chúng ta phải học nhiều, phải cố gắng học. Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ được là thoái bộ. Xã hội còn đi xa. Công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu khó học thì lạc hậu” [17, tr.554]. Trong tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí

25

nâng cao, xã hội mới phát triển được. Ngược lại, xã hội tiến lên đòi hỏi năng lực của con người phải được nâng cao để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội, Hồ

Chí Minh cho rằng: “tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi,

công việc của chúng ta nhiều và mới, kĩ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp với sự biến đổi vô cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập, nghiên cứu học tập lí luận và kĩ thuật” [15, tr.392].

Giáo dục tinh thần, đạo đức, lí tưởng đứng ở vị trí hàng đầu nhưng con người chỉ có đức mà không có tài ngay cả khi đất nước chưa bước vào giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì không thể đáp ứng được nhiệm vụ cách

mạng. Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã xác định: “Chủ nghĩa xã hội cộng với

khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận” [17, tr.131]; “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức, cần phải học văn hóa, chính trị, kĩ thuật, cần phải học lí luận Mác - Lênin, kết hợp đấu tranh và công tác hàng ngày...Học đi đôi với hành” [18, tr.306]. Vì vậy

Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu ngày càng nhiều hơn, tốt hơn tri thức văn hóa của nhân loại. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự hoàn thiện và phát triển trí tuệ con người Việt Nam mà còn là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng, bảo vệ và phát triển đất

nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trình độ văn hóa của nhân

dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [15, tr.55].

* Nâng cao thể lực, sức khỏe

Hồ Chí Minh tiếp cận con người theo tinh thần mác - xít, xem xét con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, trong sự thống

26

nhất giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Vì vậy, theo Người, thể lực và sức khỏe là mặt rất quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng, con người phát triển toàn diện phải quan tâm đến thể lực, sức khỏe.

Giáo dục thể lực, sức khỏe cho con người cũng là những vấn đề quan tâm của Hồ Chí Minh. Với quan điểm con người mới là một con người phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh đặt việc giáo dục và rèn luyện sức khỏe ngang hàng như giáo dục các nội dung khác.

Trong chủ trương phát triển con người toàn diện cho chế độ mới, ngay từ đầu Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vấn đề thể lực, sức khỏe, bởi theo

Người: “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng

cần có sức khỏe mới thành công” [12, tr.212]. Người quan niệm sức khỏe là

sự lành mạnh cả thể xác lẫn tinh thần. Năm 1946 Người viết: “khí huyết lưu

thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe” [12, tr.212].

Người chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa sức khỏe của mỗi người dân và của cả dân tộc. Do đó, nâng cao sức khỏe của cá nhân là góp phần nâng

cao sức khỏe của toàn xã hội. Hồ Chí Minh viết: “Mỗi một người dân yếu ớt

tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước” [12, tr.212]. Theo Người, việc học tập, rèn luyện nói

chung và rèn luyện sức khỏe nói riêng trước hết phải bắt đầu từ nhận thức về

trách nhiệm và nghĩa vụ, phải tự nguyện, tự giác. Người viết: “Luyện tập thể

dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người yêu nước. Vỉệc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái, trai, già, trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe” [12, tr.212]. Thấy được tầm

quan trọng của việc rèn luyện thể dục, Hồ Chí Minh đã chủ trương đưa giáo dục thể chất vào trường học từ rất sớm. Ngay từ 1946, Người đã chỉ rõ: “Bộ

27

giáo dục có nhà thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khỏe”.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm của hồ chí minh về chiến lược trồng người vào công tác giáo dục và đào tạo ở tỉnh bắc cạn hiện nay (Trang 25)