Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 50)

2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và điều tra

Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới chung toàn huyện gồm 15 xã, thị trấn và lựa chọn một số xã có tính chất đặc thù để khảo sát điều tra. Điểm đƣợc chọn là địa bàn có tính đặc trƣng và tính đại diện có vùng sinh thái, sự phát triển kinh tế xã hội khác nhau, xã, thị trấn đƣợc chọn là xã, thị trấn điểm của tỉnh, huyện để tập trung đầu tƣ xây dựng.

2.1.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, thông tin

Tổng hợp các số liệu đã đƣợc công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND huyện, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện và Đảng ủy, UBND các xã. Số liệu đã công bố phải đảm bảo đƣợc độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có căn cứ pháp lý hoặc có cơ sở khoa học. Trong đề tài này, sử dụng số liệu công bố dành cho nghiên cứu các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, hạ tầng, kinh tế - văn hoá - xã hội.

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng hệ thống các phƣơng pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, các số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố nhƣ: Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Hà Giang, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp, nông thôn, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan Trung ƣơng và các cấp chính quyền ở địa phƣơng nơi nghiên cứu. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn, mạng Internet,... đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.

Các số liệu sau khi điều tra thu thập đƣợc tiến hành phân tích, xử lý, tổng hợp bằng chƣơng trình Excel, Word.

2.1.3. Phương pháp chuyên gia

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia (là Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, Trƣởng, phó các phòng, ban ngành cấp huyện) về các đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa phƣơng trong thời gian tới. Phiếu xin ý kiến các chuyên gia đƣợc phát ra 30 phiếu, nội dung phiếu đƣợc trình bày cụ thể tại Phụ lục 1 và Phụ lục 3.

2.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Đây là phƣơng pháp lấy ý kiến của ngƣời dân thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ dân bằng bộ câu hỏi đã đƣợc lập sẵn, từ đó thống nhất các số liệu đã đƣợc thu thập.

Trên cơ sở ba xã đại diện cho các vùng đặc trƣng của huyện Quang Bình, mỗi xã chọn 10 hộ. Mỗi hộ đƣợc phát một bảng hỏi đóng (đƣợc lập sẵn), đại diện chủ hộ trả lời bảng hỏi bằng cách chọn một trong các đáp án đã có sẵn. Từ đó, tổng hợp, tính tỷ lệ % cho từng ý kiến đƣợc chọn.

2.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Do tính chất đặc thù của đề tài nghiên cứu về xây dựng NTM nên hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chính là 19 chỉ tiêu về nông thôn mới đã ban hành theo quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông tƣ số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ban hành hƣớng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUANG BÌNH

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ Hành chính huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang.

(Các xã được chọn để điều tra, khảo sát về nông thôn mới bao gồm: Xuân Giang, Tân Bắc, Yên Thành)

3.1.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ:

Huyện Quang Bình nằm ở phía tây nam của tỉnh Hà Giang, giáp huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần; phía đông giáp huyện Bắc Quang; phía nam giáp với một phần của huyện Bắc Quang và huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái); phía tây giáp với

huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai). Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm 14 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên là 79.188,05 ha.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Địa hình:

Huyện Quang Bình thuộc vùng thấp của tỉnh Hà Giang, chia làm 3 loại hình cơ bản: Địa hình đồi núi cao (trung bình từ 1.000 - 1.200 m), dạng lƣợn sóng; địa hình đồi núi thoải (trung bình từ 1.000 - 1.200 m), có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng; địa hình thung lũng (gồm các dải đất bằng thoải và những cánh đồng ven sông suối).

+ Khí hậu - thủy văn:

Quang Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,50C; lƣợng mƣa trung bình khoảng 3.500 - 4.000 mm/năm.

+ Tài nguyên khoáng sản và thủy điện:

Huyện Quang Bình có nguồn khoáng sản nhƣ: Mỏ chì, kẽm, mê ka, quặng sắt, vàng sa khoáng; nguồn vật liệu cát, sỏi, đá xanh.v.v.

Quang Bình có nguồn nƣớc mặt khá dồi dào thông qua hệ thống sông suối gồm 02 con sông chính là sông Chừng (Sông con 2) và sông Bạc. Có nhiều suối nhỏ phân bố tƣơng đối đồng đều ở các xã, thị trấn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các công trình thuỷ lợi, cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng các nhà máy thuỷ điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

+ Tài nguyên sinh vật: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích đất tự nhiên của huyện Quang Bình là 79.188,05 ha với nhiều loại đất phân bố ở các dạng địa hình khác nhau, kết hợp với sự phân hóa của khí hậu nên có điều kiện để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp chuyên canh theo hƣớng hàng hóa, là cơ sở để xây dựng nên những thƣơng hiệu hàng hóa nổi tiếng của quê hƣơng Quang Bình.

Diện tích rừng nguyên sinh với thảm thực vật tƣơng đối phong phú, đa dạng với nhiều loại động, thực vật quý hiếm nhƣ: Gỗ trai, nghiến, đinh, sến... có tác dụng bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống sói mòn, sạt lở, đồng thời còn có thể phát triển hoạt động du lịch sinh thái, là điểm đến hấp dẫn đối với những ngƣời yêu thích thiên nhiên. Diện tích rừng trồng (rừng kinh tế) phát triển tƣơng đối mạnh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp giấy và vật liệu xây dựng.

Ở các xã, thị trấn vùng thấp nhƣ Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Yên Hà, Hƣơng Sơn, Tiên Yên, Vĩ Thƣợng và phần đồi núi thấp của các xã vùng cao địa hình có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng tƣơng đối thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả (cam, quýt) với quy mô lớn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1.Dân cư và nguồn lao động

Tính đến hết năm 2013, huyện Quang Bình có 61.252 ngƣời (gấp 1,07 lần năm 2009). Dân số nông thôn 54.984 ngƣời (chiếm 89,76%), ở thành thị 6.268 ngƣời (chiếm 10,24%). Trong những năm gần đây tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần.

Huyện Quang Bình có cơ cấu dân tộc khá đa dạng, có khoảng 15 dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Giấy, Pà Thẻn, Hoa - Hán, La Chí và các dân tộc khác.

Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2013 là 78 ngƣời/km2; dân cƣ phân bố không đồng đều giữa các xã. Những nơi dân cƣ tập trung thƣa thớt chủ yếu là các xã vùng sâu, vùng xa.

3.1.2.2.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Giao thông: Giao thông liên xã chủ yếu là đƣờng xe máy, ô tô nhỏ. Hệ

thống đƣờng giao thông đến các xã ngày càng đƣợc củng cố, đƣờng liên thôn đƣợc bê tông hóa ngày càng nhiều đã và đang có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của huyện. Mạng lƣới giao thông và các phƣơng tiện vận tải trên đã đóng góp tích cực vào sự phát triển KTXH của huyện.

Điện: 24/24 xã, TT đều có điện lƣới quốc gia.

Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành nông nghiệp: đã đầu tƣ xây dựng

trung tâm giống cây trồng hoạt động có hiệu quả, 1 trạm thú y, 2 trạm khuyến nông. Hệ thống thủy lợi đƣợc xây dựng ngày càng nhiều, phục vụ nƣớc tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, việc kiên cố hóa kênh mƣơng cũng đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng.

Các cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ công tác cung ứng, trao đổi hàng hóa của nhân dân. Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trao đổi và lƣu thông hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng xã hội: y tế, văn hóa, giáo dục:

Hầu hết các xã đều đƣợc xây dựng trạm y tế; bệnh viện đa khoa huyện đã đƣợc nâng cấp và mở rộng, chất lƣợng khám chữa bệnh ngày càng đƣợc nâng cao, với 108 giƣờng bệnh, 126 cán bộ ngành y, 17 cán bộ ngành dƣợc.

Toàn huyện hiện có 22 trƣờng mầm non, 16 trƣờng tiểu học, 15 trƣờng THCS, 2 trƣờng THPT và 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện Quang Bình

3.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành

3.2.1.1. Công tác ban hành văn bản

Trên cơ sở các văn bản của chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng và của tỉnh Hà Giang, huyện Quang Bình đã ban hành các văn bản chỉ đạo hƣớng dẫn triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM: 30 văn bản chỉ đạo (bao gồm: Chỉ thị,

văn bản của UBND huyện); 35 văn bản hƣớng dẫn; 60 văn bản tổ chức thực hiện. Ban Chỉ đạo đã ban hành các kế hoạch, hƣớng dẫn để thực hiện chƣơng trình, trong đó có một số văn bản quan trọng nhƣ: Hƣớng dẫn số 01/KH-BCĐ ngày 24/04/2014 của Ban chỉ đạo xây dựng NTM về việc hƣớng dẫn các tiêu chí về “Nhà sạch, vƣờn đẹp”; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ về lồng ghép thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2014; Kế hoạch số 05/KH-BCĐ ngày 24/12/2013 của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện về việc triển khai cắm mốc quy hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2014.

3.2.1.2. Hoạt động của Ban chỉ đạo:

Bộ máy thực hiện chƣơng trình từ huyện đến tận các thôn bản tiếp tục đƣợc củng cố, kiện toàn, đến nay cơ bản đã hoàn thiện và hoạt động dần có tính chuyên nghiệp. Ban chỉ đạo huyện đã quyết định kiện toàn lại tổ giúp việc cấp huyện do đồng chí Phó Chủ tịch Thƣờng trực UBND huyện phụ trách nông lâm nghiệp làm tổ trƣởng. Tổ giúp việc đƣợc đặt tại văn phòng HĐND-UBND huyện trực tiếp tham mƣu giúp việc cho Ban chỉ đạo trong tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình.

Công tác kiểm tra, chỉ đạo tại xã đƣợc tăng cƣờng, thành viên Ban chỉ đạo đƣợc phân công phụ trách xã đã tích cực kiểm tra, đôn đốc các xã triển khai xây dựng nông thôn mới, đặc biệt các đồng chí trong Thƣờng trực Ban chỉ đạo và tổ giúp việc thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc xã triển khai các kế hoạch huyện giao nhƣ làm đƣờng giao thông, cắm mốc quy hoạch, lao động cộng sản, cải tạo vƣờn tạp trong phát triển sản xuất…

Phân công các thành viên phụ trách xã có trách nhiệm thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc triển khai thực hiện chƣơng trình theo phƣơng châm chỉ đạo các tiêu chí dễ làm trƣớc, tiêu chí cần ít tiền vận động nhân dân làm trƣớc…

Ban chỉ đạo đã tổ chức kiểm tra các xã tập trung vào công tác triển khai văn bản chỉ đạo, công tác quy hoạch, công tác tuyên truyền, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng nhƣ: chỉnh trang nhà cửa,

di chuyển chuồng trại ra xa nhà, tu sửa đƣờng nhánh vào hộ gia đình, tu sửa đƣờng liên thôn, đƣờng làng, ngõ xóm, làm hàng rào, vƣờn rau, ao cá tại các hộ gia đình... và kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác triển khai và thực hiện chƣơng trình tại cơ sở.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã tiến hành rà soát đồ án, cắm mốc quy hoạch xã Nông thôn mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng Kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn các chƣơng trình, dự án trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn

3.2.2.1. Công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền, vận động tiếp tục đƣợc đẩy mạnh dần đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay, đổi mới về hình thức, nội dung tuyên truyền, đi vào chiều sâu phù hợp với từng đối tƣợng. Các cơ quan Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến các thôn, Đài truyền hình huyện đã tăng cƣơng tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Chỉ trong năm 2013 Đài truyền hình thực hiện đƣợc 346 tin thời sự, phổ biến văn bản, phóng sự, chuyên mục, chuyên trang, cổ động trực quan; chiếu phim lƣu động, diễn văn nghệ quần chúng đƣợc 322 buổi, với 13.776 lƣợt ngƣời xem; tuyên truyền miệng (thông qua họp chợ, họp thôn, chi bộ, hội nghị...) 30 buổi, với 3.431 lƣợt ngƣời.

3.2.2.2. Đào tạo, tập huấn

- Từ 2011 đến hết 2013, Ban chỉ đạo CTMTQG xây dựng NTM huyện đã phối hợp với Văn Phòng điều phối CT XDNTM tỉnh Hà Giang mở 23 lớp tập huấn cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản với 1.245 lƣợt ngƣời tham gia, nhằm nâng cao trình độ năng lực trong triển khai thực hiện chƣơng tại cơ sở.

- Dạy nghề khuyến nông theo hình thức cầm tay chỉ việc đƣợc 65 lớp, với 3.227 lƣợt ngƣời tham gia.

Trong quá trình nghiên cứu tại huyện Quang Bình, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Trong đó chú trọng đến các dữ liệu, thông tin liên quan đến kết quả thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại 3 xã đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu (Xuân Giang, Tân Bắc, Yên Thành).

3.2.3.1. Kết quả thực hiện các nội dung quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất tại 3 xã đến tháng 12 năm 2013

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện các nội dung tại 3 xã nghiên cứu đến tháng 12 năm 2013

TT DANH MỤC Đơn vị tính

Tổng số Xã Xuân Giang Xã Tân Bắc Xã Yên Thành

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện I Quy hoạch xây dựng NTM Thuyết minh Quy hoạch 8 7 2 2 3 3 3 2 II Xây dựng CSHT

1 thông Giao Công trình 12 10 5 5 3 2 4 3 2 Thủy lợi Công trình 3 3 - - 2 2 1 1

III Phát triển SX 1 nghiệp Nông Dự án 8 8 3 3 2 2 3 3 2 nghiệp Công Dự án 2 2 1 1 1 1 - - 3 Tiểu thủ công nghiệp Dự án 5 4 2 2 1 0 2 2 4 Thƣơng mại Dự án 2 1 - - 1 0 1 1

dịch vụ

Nguồn: Báo cáo tổng kết chương trình xây dựng NTM năm 2013 của 3 xã điều tra

Qua bảng trên cho thấy, sau ba năm triển khai xây dựng Nông thôn mới ở Quang Bình, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện dự án phát triển sản xuất về cơ bản đã đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt so với kế hoạch đã đề ra. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở xã Yên Thành còn một bản quy hoạch chƣa đƣợc thực hiện; xây dựng công trình giao thông tại xã Tân Bắc và Yên Thành chƣa hoàn thành so với kế hoạch; Các dự án phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đƣợc thực hiện đảm bảo 100% kế hoạch, dự án về tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ do liên quan đến kinh phí và điều kiện khách quan nên tạm thời phải dừng lại một dự án.

3.2.3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của 3 xã đến 31 tháng 12 năm 2013

Qua bảng 3.2 có thể thấy, sau ba năm xây dựng NTM ở Quang Bình, kết quả thực hiện các nội dung chủ yếu của công tác xây dựng NTM của ba xã nghiên cứu là chƣa đồng đều, nhất là tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng điện sinh hoạt và tỷ lệ hộ sử dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 50)