Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 52)

Hình 3.1. Bản đồ Hành chính huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang.

(Các xã được chọn để điều tra, khảo sát về nông thôn mới bao gồm: Xuân Giang, Tân Bắc, Yên Thành)

3.1.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ:

Huyện Quang Bình nằm ở phía tây nam của tỉnh Hà Giang, giáp huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần; phía đông giáp huyện Bắc Quang; phía nam giáp với một phần của huyện Bắc Quang và huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái); phía tây giáp với

huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai). Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm 14 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên là 79.188,05 ha.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Địa hình:

Huyện Quang Bình thuộc vùng thấp của tỉnh Hà Giang, chia làm 3 loại hình cơ bản: Địa hình đồi núi cao (trung bình từ 1.000 - 1.200 m), dạng lƣợn sóng; địa hình đồi núi thoải (trung bình từ 1.000 - 1.200 m), có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng; địa hình thung lũng (gồm các dải đất bằng thoải và những cánh đồng ven sông suối).

+ Khí hậu - thủy văn:

Quang Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,50C; lƣợng mƣa trung bình khoảng 3.500 - 4.000 mm/năm.

+ Tài nguyên khoáng sản và thủy điện:

Huyện Quang Bình có nguồn khoáng sản nhƣ: Mỏ chì, kẽm, mê ka, quặng sắt, vàng sa khoáng; nguồn vật liệu cát, sỏi, đá xanh.v.v.

Quang Bình có nguồn nƣớc mặt khá dồi dào thông qua hệ thống sông suối gồm 02 con sông chính là sông Chừng (Sông con 2) và sông Bạc. Có nhiều suối nhỏ phân bố tƣơng đối đồng đều ở các xã, thị trấn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các công trình thuỷ lợi, cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng các nhà máy thuỷ điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

+ Tài nguyên sinh vật:

Diện tích đất tự nhiên của huyện Quang Bình là 79.188,05 ha với nhiều loại đất phân bố ở các dạng địa hình khác nhau, kết hợp với sự phân hóa của khí hậu nên có điều kiện để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp chuyên canh theo hƣớng hàng hóa, là cơ sở để xây dựng nên những thƣơng hiệu hàng hóa nổi tiếng của quê hƣơng Quang Bình.

Diện tích rừng nguyên sinh với thảm thực vật tƣơng đối phong phú, đa dạng với nhiều loại động, thực vật quý hiếm nhƣ: Gỗ trai, nghiến, đinh, sến... có tác dụng bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống sói mòn, sạt lở, đồng thời còn có thể phát triển hoạt động du lịch sinh thái, là điểm đến hấp dẫn đối với những ngƣời yêu thích thiên nhiên. Diện tích rừng trồng (rừng kinh tế) phát triển tƣơng đối mạnh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp giấy và vật liệu xây dựng.

Ở các xã, thị trấn vùng thấp nhƣ Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Yên Hà, Hƣơng Sơn, Tiên Yên, Vĩ Thƣợng và phần đồi núi thấp của các xã vùng cao địa hình có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng tƣơng đối thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả (cam, quýt) với quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 52)