Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng to lớn đối với sự phát triển. Vì vậy, Quang Bình cần đẩy mạnh việc nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất
theo hƣớng hàng hoá chất lƣợng cao. Xây dựng cơ sở vật chất – hạ tầng chính là xây dựng, phát triển các công trình vật chất phục vụ sản xuất và đời sống của cƣ dân nông thôn. Nói cách khác, mục tiêu của Xây dựng cơ sở vật chất – hạ tầng ở nông thôn là để phục vụ sản xuất, nâng cao tính hiệu quả của sản xuất, nâng cao đời sống, mức sống dân cƣ nông thôn. Việc này liên quan đến tất cả các mặt của đời sống cƣ dân ở khu vực nông thôn xuất phát từ nhu cầu đa dạng của cƣ dân nông thôn. Đó là các nhu cầu đi lại, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt, nhu cầu đƣợc dùng nƣớc sạch, môi trƣờng vệ sinh sạch sẽ, nhu cầu sử dụng các dịch vụ giáo dục, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng… Do vậy, trong xây dựng, Xây dựng cơ sở vật chất – hạ tầng nông thôn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở vật chất – hạ tầng nông thôn phải đảm bảo nâng
cao cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trƣờng.
Thứ hai, xây dựng cơ sở vật chất – hạ tầng nông thôn phải đảm bảo duy trì
sự ổn định xã hội ở vùng nông thôn.
Thứ ba, xây dựng cơ sở vật chất – hạ tầng nông thôn không chỉ nhằm mục
tiêu phát triển kinh tế, mà phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.