T NG QUAN I LI UỔ ÀỆ
4.1.5. Thực trạng trì hoãn hiến máucủa người hiến máu do huyết sắc tố
do huyết sắc tố thấp.
Chỉ số huyết sắc tố là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng máu và chế phẩm khối hồng cầu [5]. Việc nghiên cứu tỷ lệ các đối tượng hiến máu bị trì hoãn do huyết sắc tố thấp để định hướng vận động tuyên truyền HMTN ở các đối tượng có tỷ lệ trì hoãn hiến máu thấp do lượng huyết sắc tố không đạt cũng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng máu và chế phẩm.
Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy số lượng người HMTN bị trì hoãn có tỷ lệ 3,0% ,thấp hơn so với người HMCN là 6,8%. Điều này cho thấy ở đối tượng HMTN dù sao họ cũng có hiểu biết về ý nghĩa của việc hiến máu cứu người, họ cho máu không vì lợi ích kinh tế và họ cho máu đúng thời hạn, còn ở đối tượng HMCN họ cho máu vì cần tiền và coi việc cho máu là nguồn thu nhập
nên họ bất chấp quy định cho máu nhiều lần hơn so với quy định nên chất lượng máu (huyết sắc tố) thường thấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Trần Bích Hợp có người HMTN lần đầu là 14,33% [17], của Phạm Thị Thùy Nhung có 0,94% người HMCN có lượng huyết sắc tố nhỏ hơn 90 g/l và 27,3% có biểu hiện thiếu máu [20]. Việc này được lý giải do công tác tuyên truyền vận động HMTN ở Hải Phòng trong những năm gần đây đã phát triển sâu rộng do đó các đối tượng hiến máu đã đánh giá được sức khỏe của mình trước khi đi hiến máu. Nên trong tương lai chúng ta phải tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các đối tượng trong cộng đồng để lượng máu tiếp nhận đều là từ người HMTN để nâng cao chất lượng máu và chế phẩm khối hồng cầu.
Kết quả ở biểu đồ 2 cho thấy trong 4 nhóm đối tượng theo nghề nghiệp thì chúng tôi gặp đối tượng là LLVT bị trì hoãn hiến máu do có lượng huyết sắc tố thấp là thấp nhất tỷ lệ này là 2,1% sau đó là CBCNV có tỷ lệ là 4,2%, ở HS-SV là 4,8%. Trong khi đó tỷ lệ này ở đối tượng là người LĐTD bị trì hoãn hiến máu do lượng huyết sắc tố thấp là 7,4% cao nhất. Điều này cho thấy sự nhận thức về HMTN của những người LĐTD chưa cao nên không đánh giá được sức khỏe của mình và ít khi đi kiểm tra sức khỏe nên khi tham gia hiến máu mới phát hiện ra tình trạng huyết sắc tố thấp.
Kết quả ở biểu đồ 3 cho thấy Trong 4 nhóm đối tượng theo lứa tuổi thì chúng tôi gặp nhóm đối tượng ở lứa tuổi 18-24 là 5,0 %, nhóm tuổi 25-35 là 4,0%, nhóm tuổi 36-49 là 4,2% và nhóm tuổi trên 50 là 3,7%. Điều này cho thấy ở nhóm đối tượng ở nhóm tuổi 18-24 là thanh niên đây đối tượng hăng hái tham gia hiến máu nhất, họ sẵn tham gia khi có phát động phong trào nên số lượng ở đối tượng này tham gia hiến máu cao nhất và lứa tuổi ≥50 tham gia hiến máu rất ít và ở lứa tuổi này thường được cân nhắc rất kỹ hiến máu nên tỷ lệ bị trì hoãn do huyết sắc tố thấp có số lượng thấp nhất.
Kết quả của chúng tôi so với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác như Perera WWK (Srilanka) trong số các nguyên nhân người hiến máu ở độ tuổi từ 18 đến 30 bị loại thì nguyên nhân do có lượng huyết sắc tố thấp chiếm 7,4% [109]; Yamin Ayob (Malaysia) trong các lý do người hiến máu bị loại (29%) thì lượng huyết sắc tố thấp là nguyên nhân chủ yếu và hầu như trong số họ là nữ [125]; Mindy Goldma (Canada) có 5% người hiến máu (chủ yếu là nữ ) bị loại vì lượng huyết sắc tố thấp [108]; Urlep Salinovic K (Slovenia) lượng huyết sắc tố thấp là lý do trì hoãn hiến máu phổ biến nhất là 22,1% năm 2002 và 31,2% năm 2006 [124]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với một số tác giả nước ngoài nhưng vẫn bị trì hoãn nhiều hơn ở các nước phát triển như Canada... Do vậy, muốn có được nguồn máu chất lượng chúng ta phải mở rộng nguồn người hiến máu từ các đối tượng như LLVT, CBCNV như vậy mới tránh được tình trạng thiếu máu vào dịp nghỉ hè và nghỉ Tết của HS-SV.