Kiểm tra thể tích máu tiếp nhận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu tại hải phòng giai đoạn 2010 2011 (Trang 26)

T NG QUAN I LI UỔ ÀỆ

1.6.1. Kiểm tra thể tích máu tiếp nhận:

Thể tích máu tiếp nhận được kiểm tra nhằm tránh cho người hiến máu không bị mất quá nhiều máu và duy trì được đúng tỷ lệ chống đông máu. Nhiều loại thiết bị có thể sử dụng như bộ phận đóng mở sẽ ngắt dòng chảy của máu trong đường dây khi túi máu đạt trọng lượng mong muốn, máy lắc được cân chỉnh để tự động dừng khi túi máu đủ trọng lượng hoặc sử dụng một cân thông thường để người lấy máu dễ quan sát túi máu đủ trọng lượng [4], [58],[59],[60].

1.6.1.1. Kiểm tra trọng lượng túi máu:

Một phương pháp đơn giản để đánh giá các thiết bị sử dụng trong thu thập máu có hoạt động tốt hay không là theo dõi trọng lượng túi máu đầu tiên ngay ở máy lắc hay cân máu. Phương pháp này phải kiểm tra các thiết bị hàng ngày, nếu máy lắc hoặc cân máu cho trọng lượng túi máu nặng hoặc nhẹ quá hoặc ở giới hạn cao hay thấp của ngưỡng cho phép thì phải cân chỉnh lại để máy lấy máu ở trị số trung bình.

1.6.1.2. Kiểm tra trọng lượng túi máu toàn phần:

Các phương pháp ở trên đều dựa vào trọng lượng quy định thể tích máu tiếp nhận, bao gồm túi máu, đường dây, chất chống đông, chất bảo quản và máu. Thể tích túi máu thông thường là 450 ± 45ml (hoặc 250 ± 25 ml hay 350

± 35 ml) nhưng trường hợp đặc biệt có thể cho phép lấy một thể tích ít hơn vào các túi thích hợp chứa chống đông để giảm thể tích tương ứng. Một ml máu có cân nặng không dưới 1,053 gam, đây là trọng lượng máu ở người hiến máu có nồng độ huyết sắc tố 125g/l, như vậy túi máu sẽ có cân nặng không ít hơn 426 gram (1,053g/ml x 450ml) cộng thêm trọng lượng túi và chống đông. Để xác định trọng lượng túi nên cân tối thiểu 10 túi cho mỗi lô của mỗi nhà sản xuất, lưu ý túi của các lô khác nhau cũng có trọng lượng sai số đáng kể. Hiệu quả chống đông sẽ giảm nếu tăng hematocrit và tăng thể tích máu nên trọng lượng tối đa của túi máu chấp nhận được là 522 gram (1,053 g/ml x 495ml) cộng thêm trọng lượng túi và chống đông [4],[125].

Đối với loại túi mới 800ml dùng trong kỹ thuật valeri để đông lạnh hồng cầu thì cũng phải đảm bảo chỉ có 450ml ± 45ml máu được tiếp nhận vào túi sơ khởi. Khi tiếp nhận máu có thể hiệu chỉnh lại các loại cân cho thích hợp, túi máu có thể gấp đôi và hẹp lại nhưng lưu ý để chất chống đông không bị kẹt lại trong phần gấp của túi và không làm thủng túi [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu tại hải phòng giai đoạn 2010 2011 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w