- Tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp;
c) Khu vực kinh tế thương mại dịch vụ du lịch
3.3.1 Sự phát triển đô thị và công nghiệp trên địa bàn huyện
Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ ranh giới tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội.
Ngày 1/8/2008, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký Quyết định số 20/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Đông Xuân (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Quốc Oai quản lý kể từ ngày 1/8/2008.
Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Đông Xuân vào huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân.
Huyện Quốc Oai có 14790.78 ha diện tích tự nhiên và 174.254 nhân khẩu. Địa giới hành chính huyện Quốc Oai: Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế của thành phố trên địa bàn huyện có nhiều bước phát triển cả về kinh tế, xã hội. Hiện nay huyện Quốc Oai đã và đang hình thành các khu đô thị với quy mô nhỏ và vừa như: khu đô thị Ngôi nhà mới với diện tích 27,5 ha ha thuộc thị trấn Quốc Oai; khu đô thị Sunny Gaden City với diện tích 24,4 ha thuộc xã Sài Sơn; khu đô thị Văn Minh với diện tích 123,2 ha thuộc xã Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp và 2 xã của huyện Thạch Thất. Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp 72 ha thuộc thị trấn Quốc Oai, khu công nghiệp Bắc Phú Cát.