Khái quát quá trình đô thị hóa ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện quốc oai thành phố hà nội giai đoạn 2009 2013 (Trang 43)

Cùng với nhịp độ đô thị hóa của cả nước, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh và mạnh từ những năm 1990 nhờ những chuyển biến trong thời kỳ Đổi mới. Đô thị hóa nối liền thành thị với vùng nông thôn bao quanh, trước hết là dọc theo các quốc lộ 1A, 5, 11, 3, 2, 6 với các thị trấn (Đông Anh, Yên Viên, Cầu Giấy, Văn Điển…) ngày càng mở rộng nhờ những nỗ lực của Nhà Nước và nhân dân. Sự mở rộng dần của không gian địa lý Hà Nội lần này không phải do ý muốn “từ trên xuống” mà đúng là “từ dưới lên” và kết quả của nó là sự lan truyền của “lối sống thành thị”. Đó là một quá trình thực sự mang tính tích cực. Một trong những đặc trưng của Hà Nội trong quá trình đô thị hóa là sự mở rộng có sự tồn tại đan xen của các làng xã đô thị hóa. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt, có hàng chục các làng xã đô thị hóa nằm rải rác, xen kẽ trong đô thị không những ảnh hưởng tới hình thái phát triển, mở rộng đô thị mà còn chứa đựng tất cả các vấn đề tiêu biểu nhất trong quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội hiện nay. Với việc sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của tỉnh Hòa Bình, Hà Nội mới là một trong 20 thủ đô có diện tích tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Việc mở rộng thủ đô là một bước ngoặt trong việc phát triển không gian đô thị hiện đại của Hà Nội nói riêng và quá trình đô thị hóa của cả nước nói chung. Với việc sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, dân số nông thôn tăng đột biến, dẫn tới sự suy giảm mạnh của chỉ số đô thị hoá giai đoạn từ 2008-2010. Năm 2007, chỉ số đô thị hoá là 1,877 thì đến năm 2008 địa giới hành chính Hà Nội mở rộng làm cho chỉ số đô thị hoá giảm xuống còn 0.686. Hiện nay, với tốc độ phát triển của đô thị hoá, công nghiệp hoá tại các huyện ngoại thành thì chỉ số đô thị hoá đang dần tăng lên, đến năm 2010 con số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

này đã là 0,704. Như vậy, chỉ số đô thị hóa của Hà Nội có sự thay đổi không đồng đều qua các giai đoạn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện quốc oai thành phố hà nội giai đoạn 2009 2013 (Trang 43)