Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện quốc oai thành phố hà nội giai đoạn 2009 2013 (Trang 50)

- Tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp;

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, có tọa độ địa lý như sau:

- Vĩ độ Bắc : từ 20054’ đến 21004’; - Kinh độ Đông : từ 105030’ đến 105043’50’’.

Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 20km về phía Tây, cách quận Hà Đông 18km và thị xã Sơn Tây 24km; ranh giới địa lý giáp các huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất về phía Bắc; giáp huyện Chương Mỹ về phía Nam; giáp huyện Hoài Đức về phía Đông và giáp huyện Lương Sơn (Hòa Bình) về phía Tây.

Diện tích tự nhiên của Quốc Oai vào khoảng 147km2 bao gồm thị trấn Quốc Oai và 20 xã (kể cả xã Đông Xuân mới sát nhập vào Quốc Oai từ 5/8/2008) với tổng số dân là 174.254 người, mật độ dân số là 1.185 người/km2.

Là một huyện mới sát nhập vào Hà Nội, Quốc Oai có vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển của Thủ đô, sẽ là địa điểm tiếp nhận các xí nghiệp, nhà máy của Thủ đô chuyển đến. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai nhiều dự án lớn như các khu đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch sinh thái...

Với hệ thống đường giao thông khá phát triển, tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long qua huyện với chiều dài khoảng 9km là tuyến đường chiến lược nối Thủ đô Hà Nội với chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là vành đai phát triển thủ đô Hà Nội vào năm 2020), Quốc Oai có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Nhìn tổng quát, địa hình có hư- ớng thấp từ Tây sang Đông và được chia thành 3 vùng địa hình chính:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

- Vùng đồi thấp: nằm ở phía Tây của huyện, gồm 5 xã là Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên là vùng bán sơn địa, địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi trũng. Đất gò đồi có độ cao phổ biến từ 20 - 25m, cốt đất dưới ruộng từ 7 - 10m. Đất đai chủ yếu nằm trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong. Tầng đất canh tác thấp.

- Vùng đồi gò bị cắt xẻ theo sườn dốc làm sinh nhiều khe rãnh, suối nhỏ, mặt đất bị rửa trôi, vì vậy phần lớn diện tích đất của vùng này bị bạc màu nghiêm trọng, hay đã bị thành những lớp đá ong chặt và bị chia cắt thành những đồi thấp, đỉnh bằng phẳng sườn thoải.

Với đặc điểm như vậy rất thích hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Quốc Oai có địa hình đa dạng, vùng núi đồi gò ở phía Tây, vùng núi sót trong cụm “núi sót” Thập Lục Kỳ Sơn ở phía Đông Bắc huyện. Vùng đồng bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của huyện mang đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng với 2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, còn mùa hè nóng ẩm.

Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, lượng mưa trung bình năm 1650 - 1800 mm. Trong 15 năm qua, lượng mưa năm cao nhất (năm 1994) là 2300 mm; năm thấp nhất (năm 1995) là 1200 mm. Trận mưa lớn nhất (tháng 11 năm 1984) là 520 mm. Lượng bốc hơi cả năm chiếm trên 60% tổng vũ lượng. Hàng năm, Quốc Oai chịu ảnh hưởng của 2 - 3 cơn bão, gió thường dưới cấp 8, cấp 9. Những năm gần đây ít có sương muối, song một số năm có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây cối và nhà cửa. Do đặc điểm của địa hình địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo trồng quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân và cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.

3.1.1.4 Điều kiện thuỷ văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

sông Tích. Chế độ thủy văn của huyện phụ thuộc vào sông Hồng, sông Đáy, sông Tích và nhiều ao hồ khác. Sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai nhưng mực nước sông Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tưới tiêu cho hơn 1000ha ở vùng ven sông Đáy. Nếu nước sông Hồng lên cao phân lũ qua sông Đáy thì vùng ven Đáy khó khăn trong việc tiêu nước.

Các sông ở Quốc Oai có 2 mùa rõ rệt, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

- Sông Đáy là phân lưu chính của sông Hồng, chảy qua địa phận Quốc Oai 15km, độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh, về mùa cạn sông Đáy chỉ còn là một lạch nhỏ. Sông Đáy hoàn toàn bị chặn, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa tiêu nước cho sông Hồng, lưu lượng phân lũ lớn Qmax= 5000m3/s, theo dự báo của tổng cục dự báo khí tượng thủy văn, khi mực nước sông Hồng lên mức 13,3m tại Hà Nội, Thủ tướng công bố báo động khẩn cấp lũ lụt vùng phân lũ sông Đáy. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng bồi lấp và xói lở dòng sông Đáy. Hiện tại, sông Đáy là nguồn cung cấp nước tưới tiêu quan trọng cho đồng ruộng của huyện Quốc Oai.

- Sông Tích là con sông nội địa, bắt nguồn từ Đầm Long (Ba Vì) qua địa phận Quốc Oai 18km. Sông Tích có diện tích lưu vực và độ dốc khá lớn 10 - 20m/km, có thể gây hiện tượng lũ lụt, ảnh hưởng đến tiêu úng của huyện. Sau khi phân lũ sông Hồng vào sông Đáy, mực nước sông Hồng vượt mức 13,4m tại Hà Nội, công bố lệnh báo động khẩn cấp lũ lụt vùng chậm lũ Lương Phú để chậm lũ sông Đà vào sông Tích.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện quốc oai thành phố hà nội giai đoạn 2009 2013 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)