Đời sống hộ nông dân

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện quốc oai thành phố hà nội giai đoạn 2009 2013 (Trang 34)

Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm (Nguyễn Đức Triều, Vũ Tuyên Hoàng, 2005):

* Khả năng của hộ nông dân thỏa mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là việc đạt lợi nhuận cao nhất.

* Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác, tránh tình trạng tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân.

* Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng khả năng lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động).

* Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp.

* Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập.

* Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường.

Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hóa từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hóa ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hóa ấy, hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường.

“Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp” theo lý thuyết của Tchayanov có mục tiêu tối đa hóa lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình.

Hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào các điều kiện sau (Đặng Kim Sơn, 2008):

- Có khả năng mở rộng diện tích canh tác (có thể bằng tăng vụ) không? - Có thị trường lao động không? Vì người nông dân có thể bán sức lao động để tăng thu nhập nếu có chi phí cơ hội của lao động cao.

- Có thị trường vật tư không? Vì có thể tăng thu nhập bằng cách đầu tư thêm một ít vật tư (nếu có tiền để mua và có lãi).

- Có thị trường sản phẩm không? Vì người nông dân phải bán đi một ít sản phẩm để mua các vật tư cần thiết hay một số hàng tiêu dùng khác.

Trong các điều kiện này người nông dân có phản ứng một ít với thị trường, nhất là thị trường lao động và thị trường vật tư.

Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu “Hộ nông dân nửa tự cấp” có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Cuối cùng đến kiểu “Hộ nông dân sản xuất hàng hoá” là chủ yếu: Người nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng: Người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện quốc oai thành phố hà nội giai đoạn 2009 2013 (Trang 34)