- Tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp;
d) Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu hiện có Quốc Oai có một số tài nguyên khoáng sản như đá granite (Phú Mãn và Hòa Thạch), sét (Hòa Thạch), cao lanh (Đông Yên), vàng gốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
(Cổ Rùa - Phú Mãn), vàng sa khoáng (vùng đồi gò), đôlômít (Phượng Cách), đá vôi (Phượng Cách, Sài Sơn), than bùn (Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên), nước khoáng (Phú Cát), latêrit (Đông Yên). Đây là những tài nguyên quý, cần được nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thêm. Trước mắt có thể khai thác, lựa chọn khai thác một số tài nguyên như đá granite, than bùn non, nước khoáng ở Cầu Vai Réo, đá vôi, sét, gạch nung...
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Quốc Oai có một điểm khai thác cát tại chân sông Lớn, thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang với diện tích 2,6ha do Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được khai thác cát theo sự chấp thuận của UBND tỉnh Hà Tây tại quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 26/12/2005. Tuy nhiên, việc khai thác cát của Công ty đã làm sạt lở bờ sông và đường giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Quốc Oai là một huyện đang phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành kinh tế - xã hội phát triển mạnh, các trung tâm kinh tế - xã hội, các đô thị, thị trấn, thị tứ đó và đang được hình thành phát triển nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai cần được các cấp, các ngành có liên quan quan tâm. (Theo báo cáo của ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)
a) Môi trường đô thị các khu công nghiệp
Kết quả đo đạc, phân tích, đánh giá chất lượng không khí tại một số địa điểm cho thấy: Bụi lơ lửng trong không khí hầu hết đạt TCVN 5937 - 1995. Tuy nhiên, tại các vị trí gần đường Đại lộ Thăng Long, các khu công nghiệp có hàm lượng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng các đô thị, các khu công nghiệp ở mức độ nhẹ có thể chấp nhận được, nhưng xu thế ngày càng tăng do các hoạt động giao thông, phát triển công nghiệp ngày càng lớn.
Diễn biến chất lượng môi trường bên trong và bên ngoài các cơ sở công nghiệp: Dựa vào các số liệu đo đạc, phân tích, các số liệu ĐTM, số liệu kiểm soát ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó được phê chuẩn báo cáo ĐTM, số liệu về môi trường lao động cho thấy chất lượng nước xung quanh các cơ sở công nghiệp cũn tương đối tốt, ô nhiễm trong phạm vi hẹp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
b) Môi trường nông thôn
- Môi trường các cơ sở tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: Với quy mô các làng nghề đều nhỏ, sản xuất theo hộ kinh doanh gia đình, cỏ thể, thiết bị công nghệ hầu hết rất lạc hậu, manh mún, chắp vá, sản xuất mang nặng tính chất tự phát, dẫn đến ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi.
- Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp: Để đạt được mục tiêu tăng năng suất cây trồng, vật nuôi phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thâm canh tăng vụ, gắn liền với việc tăng cường sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu bệnh, diệt cỏ, diệt chuột, chất kích thích tăng trưởng. Tất cả các biện pháp này ít nhiều đều tác động đến môi trường.
3.1.1.7. Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
a) Thuận lợi
Nằm trên trục không gian và cảnh quan phát triển của thủ đô Hà Nội và chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, có đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long chạy qua, do đó Quốc Oai có những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp và đô thị, giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa với các thị trường lớn... Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình, khí hậu cho phép Quốc Oai phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất đa canh và thâm canh, cung cấp các sản phẩm mà thị trường đô thị cần như lương thực, thực phẩm, hoa quả, rau sạch, cây cảnh... tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Các cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch, dịch vụ
b) Khó khăn
Với địa hình, khí hậu đa dạng, mặc dù có những thuận lợi cho bố trí đa dạng hóa cây trồng nhưng cũng gây không ít trở ngại cho đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất đời sống trên địa bàn huyện.
Tài nguyên rừng nghèo kiệt, độ che phủ thấp, làm cho đất đai khu vực phía Tây của huyện (vùng gò đồi) bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi gây trở ngại cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Môi trường sinh thái đang có những dấu hiệu suy thoái gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, kinh tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua kinh tế tăng trưởng nhanh và khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân (từ 2009 - 2013) là 11.3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Năm 2013 tổng giá trị sản phẩm các ngành của huyện đạt 3.772 tỷ đồng, tăng 1717 tỷ đồng so với năm 2009. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 257 tỷ đồng, giá trị sản xuất CN - TTCN tăng 725 tỷ đồng, giá trị dịch vụ - thương mại tăng 735 tỷ đồng so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/người/năm.
Bảng 3.1: Giá trị sản phẩm các ngành kinh tế
Đv: Tỷđồng
Ngành Năm 2009 Năm 2013
Nông nghiệp 541 798
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 870 1595
Dịch vụ - Thương mại – Du lịch 644 1379
( Nguồn số liệu: UBND huyện Quốc Oai) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế