Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp, ĐTH ở Việt Nam đã trải qua mỗi giai đoạn ĐTH bộ mặt đô thị Việt Nam lại có những biến đổi nhất định.
* Thời kỳ trước năm 1954:
Nửa đầu thế kỷ XX, người Pháp đã mở đầu cho quá trình ĐTH Việt Nam thông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương mại và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tuy vậy, tốc độ tăng dân số mới đạt 7,5%; năm 1936 là 7,9%; 20 năm sau - năm 1955 mới đạt 11% (Bộ xây dựng, 1995).
* Thời kỳ năm 1955 - 1975:
Những năm thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. CNH đã có tác động đến việc gia tăng quá trình ĐTH. Năm 1965, tỉ lệ ĐTH đạt tới 17,2%. Từ giữa những năm 1960 đến năm 1975, cuộc chiến xảy ra ác liệt, diễn biến hai quá trình “dải ĐTH” ở miền Bắc và “ĐTH cưỡng bức” ở miền Nam trong đó quá trình thứ hai chiếm ưu thế và làm tăng giá trị tỷ lệ ĐTH của cả nước lên đến 21,5% vào năm 1975 (Bộ xây dựng, 1995).
* Thời kỳ năm 1975 - 1989:
Trong giai đoạn này quá trình ĐTH hầu như không có biến động, phản ánh nền kinh tế còn trì trệ.
* Thời kỳ từ năm 1989 đến nay:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
thị trường thì cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp cũng như những khuôn mẫu của đời sống đô thị đã và đang diễn ra những biến đổi quan trọng.
Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình CNH đang diễn ra mạnh mẽ. Về số lượng đô thị, năm 1990, cả nước có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, năm 2000 có 703 đô thị, đến năm 2013 Việt Nam đã có 770 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 14 đô thị loại 1, 10 đô thị loại 2,... Có 32.5% dân số đang sống trong đô thị và dự báo tỷ lệ này sẽ đạt đến 50% vào năm 2020.
Tuy vậy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. ĐTH cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:
- Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội Nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm (Bộ xây dựng, 1995).
- Dân số đô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải, đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất rắn ...
- Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương.
- Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp đang diễn ra ở các đô thị. Sự thiếu hiểu biết của người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội.
Trước những thách thức trên, quá trình ĐTH đã được Chính phủ quan tâm kịp thời. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 về Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển các đồ thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng:
Mức tăng trưởng dân sốđô thị:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
dân số đô thị cả nước; năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả nước; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số đô thị cả nước.
Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị:
Năm 2015, tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, đô thị đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị.
Năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V.
Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị:
Năm 2015, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 335.000 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên cả nước, chỉ tiêu trung bình 95 m2/người; năm 2020, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 400.000 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình 90 m2/người; năm 2025, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình 85 m2/người.
Hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Tại các đô thị lớn, cực lớn (đô thị đặc biệt, đô thị loại I và II) có tỷ lệ đất giao thông chiếm từ 20 – 26% đất xây dựng đô thị, các đô thị trung bình và nhỏ (đô thị loại III trở lên) chiếm từ 15 – 20% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn đạt trên 35% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2025.
Năm 2015 đạt trên 80%, năm 2025 trên 90% dân số đô thị được cấp nước sạch; 100% các đô thị được cấp điện sinh hoạt vào năm 2015; trên 80% các tuyến phố chính đô thị được chiếu sáng và trên 50% được chiếu sáng cảnh quan vào năm 2025; bảo đảm nước thải và chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị và hội nhập kinh tế quốc tế; năm 2015 đạt trên 80% và năm 2025 đạt 100% chính quyền các đô thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị điện tử, công dân đô thị điện tử.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật khác phải bảo đảm theo quy chuẩn xây dựng và các quy định pháp luật của Việt Nam.
Phát triển nhà ởđô thị:
Năm 2015, bình quân đạt trên 15 m2/người; Năm 2025, đạt bình quân 20 m2/người.