Giáo án thể nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp (Trang 54)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Giáo án thể nghiệm

Giáo án 1:

Giáo án phát triển nhận thức

Đề tài: Truyện “Cây rau của thỏ Út

Đối tƣợng: 5 - 6 tuổi Thời gian: 30 - 35 phút I. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên tác truyện, tên tác giả, tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.

- Trẻ nhớ được trình tự, diễn biến của câu chuyện.

b. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng nghe hiểu và thể hiện được ngữ điệu, giọng điệu của các nhân vật trong truyện khi trả lời.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng cho trẻ.

- Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp của một số kiểu câu: câu rút gọn, câu đơn hai thành phần, câu có thành phần phụ TRN và câu ghép nguyên nhân - hệ quả.

c. Thái độ

- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện.

- Giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn, chăm chỉ lao động.

II. Chuẩn bị

- Máy tính, loa, máy chiếu.

- Tranh ảnh minh họa, phim hoạt hình “ Cây rau của thỏ út”. - Nhạc bài hát “Trời nắng trời mưa”

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Cô đưa ra câu đố và đàm thoại với trẻ. + Các con ơi “Xúm xít, xúm xít…”

+ Cô đố các con những câu thơ sau đây nói về con gì?

“Con gì có mắt màu hồng. Bộ lông trắng muốt như bông nõn nà

Đôi tai dài rộng vểnh ra

Đuôi ngắn, nổi tiếng con nhà chạy nhanh?” (là con gì?) => Câu đố nói về những chú thỏ đấy các con ạ! Các con ạ, cô biết 1 bạn Thỏ Út

- Trẻ xúm xít quanh cô.

- Trẻ trả lời: “Con thƣa cô, là

con thỏ ạ”.

được mẹ dạy cho cách trồng củ cải, nhưng không hiểu sao tới vụ thu hoạch những củ cải của thỏ Út lại rất còi cọc, bé tẹo? Các con có muốn biết không? À vậy thì cô mời các con hãy cùng nhau lắng nghe câu chuyện “ Cây rau của Thỏ út” của tác giả Phong Thu cùng cô nhé!

2. Bài mới.

a. Cô kể chuyện cho trẻ nghe (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cô kể chuyện diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ lần 1.

- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Của tác giả nào?

- Cô nhắc lại câu trả lời rút gọn của trẻ.

* Cô kể chuyện diễn cảm lần 2, kết hợp với tranh ảnh minh họa.

- À! Để cho các con nhớ câu chuyện, sau đây cô xin kể lại truyện “Cây rau của Thỏ Út” một lần nữa nhé?

b. Đàm thoại.

- Các con ơi! Thỏ mẹ dẫn các con ra ngoài vƣờn làm gì?

- Cô đố các con biết, lúc mẹ dạy cách trồng rau Thỏ Út có chú ý lắng nghe không? Vì sao?

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời: “Con thƣa cô, câu

chuyện Cây rau của Thỏ út, của tác giả Phong Thu ạ”.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Con thƣa cô, Thỏ mẹ dẫn các

con ra ngoài vƣờn để dạy cách trồng củ cải ạ.

- Con thƣa cô, Thỏ út không chú ý lắng nghe mẹ dạy cách trồng rau vì bạn ấy còn mải

- Vậy hai ngƣời anh của Thỏ Út đã trồng rau nhƣ thế nào?

- Còn Thỏ út đã trồng rau nhƣ thế nào?

- Đến vụ thu hoạch những cây củ cải của hai anh Thỏ út ra sao?

- Còn cây rau của Thỏ út thì thế nào? Vì sao nó lại nhƣ vậy?

- Câu trả lời của bạn đã đủ chƣa các con?

Theo con là cần trả lời nhƣ thế nào nhỉ?

- Thỏ Út thấy rất xấu hổ với những cây rau của mình nên đã xin mẹ làm gì?

- Sau khi xin mẹ học lại cách trồng rau, Thỏ út đã trồng rau và những cây rau của Thỏ út lần này thế nào?

* Cô sửa lại lỗi trong câu trả lời cho trẻ: Con phải trả lời là: Con thƣa cô, sau khi học lại cách trồng rau, những cây rau của Thỏ út lớn rất nhanh và thu hoạch

nhìn theo đàn bƣớm ạ.

- Con thƣa cô, hai ngƣời anh của Thỏ út cặm cụi cuốc đất, đập đất rồi mới gieo hạt.

- Con thƣa cô, Thỏ út chỉ làm qua quýt rồi nhảy đi chơi ạ. - Con thƣa cô, những cây củ cải của hai anh Thỏ út lá nào cũng to, củ nào cũng to ạ. - Con thƣa cô, cây rau của Thỏ út thì cằn cỗi, củ bé tẹo ạ.

- Con thƣa cô, câu trả lời của bạn chƣa đủ ạ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo con bạn cần phải trả lời là: Cây rau của Thỏ út cằn cỗi, củ bé tẹo, vì thiếu nƣớc ạ. - Con thƣa cô,vì xấu hổ nên Thỏ út đã xin mẹ học lại cách trồng rau.

-Con thƣa cô, những cây rau của Thỏ út lần này lớn rất nhanh và thu hoạch đƣợc những cây rau lá xanh non.

đƣợc những cây rau lá xanh non ạ.

- Tại sao Thỏ út lại trồng đƣợc những cây rau tƣơi tốt nhƣ vậy các con?

- Các con thấy bạn Thỏ út có đáng yêu không? Vì sao?

=> Các con ạ! Bạn Thỏ út của chúng mình khi được mẹ dạy cách trồng rau ban đầu đã không chú ý và kết quả là những cây rau của bạn ấy còi cọc, cằn cỗi nhưng sau đó Thỏ út đã hối lỗi và đã xin mẹ học lại cách trồng rau và chú đã thu hoạch được nhưng củ cải to, lá cũng to đấy các con ạ! Vậy qua câu chuyện này cô mong các con chúng mình hãy vâng lời và chú ý những lời dạy dỗ của ông, bà, cha, mẹ, cô giáo, có như thế các con mới là con ngoan trò giỏi!

c. Cô cho trẻ xem lại câu chuyện lần cuối qua video

3. Củng cố

- Giáo viên cho trẻ hát và vận động bài hát “ Trời nắng, trời mưa”

4. Kết thúc

- GV nhận xét chung, tuyên dương và động viên trẻ.

- Con thƣa cô, vì thỏ Út biết lỗi nên đã chăm chỉ và chịu khó làm việc ạ.

- Có ạ! Vì bạn ấy đã biết nhận lỗi và sửa lỗi ạ.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ xem hoạt hình.

- Trẻ hát và vận động theo bài hát.

Giáo án 2: GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHỀ THỢ MAY ĐỐI TƢỢNG: 5 - 6 TUỔI THỜI GIAN 30 - 35 PHÚT I. Mục tiêu a. Kiến thức

- Trẻ biết được công việc của nghề thợ may như: Chọn vải, đo, cắt vải. may trang trí quần áo.

- Trẻ biết được một số dụng cụ làm việc của nghề thợ may: Kéo, thước dây, thước may, máy khâu, kim chỉ, bàn là….

b. Kỹ năng

- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng đã học để vẽ được một số trang phục đơn giản.

- Cung cấp cho trẻ một số kỹ năng, thao tác đo. - Rèn cho trẻ cách trả lời rõ ràng, mạch lạc.

- Giúp trẻ biết sử dụng đúng các kiểu câu đơn hai thành phần, câu đơn rút gọn, câu đơn mở rộng thành phần TRN và hô gọi với những mục đích khác nhau

c. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết được ý nghĩa của nghề may trong xã hội. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo, gọn gàng, sạch sẽ.

II. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô. - Thước đo.

- Video “Thăm cửa hàng may” * Đồ dùng của trẻ.

- Giấy vẽ, màu, bút chì.

III. Tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Cô cho trẻ quan sát video và đàm thoại với trẻ.

+ Hôm nay cô có một món quà dành tặng cho các con, chúng mình có vui không? Vậy các con hãy thật chú ý nhìn lên màn hình nhé.

2. Bài mới.

a. Cô cho trẻ quan sát video và đàm thoại với trẻ

- Cô đố các con, trong đoạn phim mình vừa xem, các con nhìn thấy gì?

=> Chúng mình vừa được đến thăm cửa hàng may của cô Hà đấy các con ạ! Vậy theo các con cô Hà làm nghề gì?

- Vậy muốn làm ra quần áo việc đầu tiên cô hà phải làm gì?

=> À! Muốn làm ra được những bộ quần áo thì việc đầu tiên là chọn vải

- Trẻ quan sát.

- Con thƣa cô, trong đoạn phim vừa xem con thấy cô thợ may đang làm việc ạ.

- Con thƣa cô, cô Hà làm nghề thợ may ạ.

- Con thƣa cô, cô Hà sẽ phải chọn vải ạ.

cho phù hợp với mọi người và phù hợp với thời tiết, mùa hè thì chọn vải mát mẻ, và mùa đông thì chọn vải dày.

- Bạn nào giỏi cho cô biết sau khi cô thợ may chọn vải xong cô sẽ làm gì?

- Các con thấy trong video, cô Hà dùng cái gì để đo cho khách?

- Chúng mình có muốn đƣợc đo quần áo không?

- Đầu tiên cô đo chiều dài áo, đo vai, đo ngực, đo hông, đo chiều dài tay áo. Nếu đo quần, cô đo vòng bụng trước rùi đo vòng mông, chiều dài quần.

- Sau khi đo xong, cô thợ may phải ghi lại số đo của khách vào một cuốn sổ đấy các con ạ.

- Sau khi chọn vải va đo xong, bƣớc tiếp theo cô thợ may làm gì nhỉ các con?

- Cô Hà dùng gì để cắt vải?

- Các con hãy chú ý quan sát lên trên màn hình xem cô thợ may làm gì tiếp nhé?

- Con thƣa cô, sau khi chọn vải xong cô thợ may sẽ đo số đo của khách ạ.

- Con thƣa cô, cô Hà dùng thƣớc đo cho khách ạ.

- Có ạ!

- Trẻ lắng nghe và quan sát hành động của cô.

- Con thƣa cô, cô thợ may cắt vải ạ.

Hoặc: - Sau khi chọn vải và đo, cô Hà cắt vải ạ.

- Dùng kéo ạ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoặc: - Cô Hà dùng kéo để cắt vải ạ.

- Cô thợ may đang làm gì? - Cô thợ may may áo bằng gì?

- Trên tay cô đang cầm gì đây? (Tranh máy khâu)

- Các con thấy, máy khâu trong bức tranh cô đang cầm có giống với máy khâu cô thợ may dùng không?

- Sau khi dùng máy khâu xong cô thợ may đã tạo nên những bộ quần áo rất đẹp đấy các con ạ!

- Còn một công đoạn cuối cùng nữa mà cô thợ may cần phải làm, cô đố các con biết đó là công đoạn nào?

- À! Cô thợ may là cẩn thận, để quần áo cho thật phẳng đấy các con ạ!

=> Các con ạ, cô thợ may của chúng mình rất là khéo léo. Để làm nên những bộ quần áo thật đẹp, cô thợ may phải làm rất nhiều các công đoạn. Đầu tiên cô chọn vải, sau đó dùng thước đo, dùng kéo cắt thành những bộ quần áo. Tiếp theo, cô thợ may dùng máy khâu để may và cuối cùng cô là phẳng những bộ quần áo đấy các con ạ!

- Cô thợ may đang may áo ạ. - Cô thợ may may áo bằng máy khâu ạ.

- Con thƣa cô, bức tranh máy khâu ạ.

Hoặc: - Trên tay cô đang cầm bức tranh máy khâu ạ.

- Có ạ!

- Trẻ lắng nghe.

- Con thƣa cô, đó là công đoạn là

quần áo ạ.

- Trẻ lắng nghe.

- Hôm nay cô và các con đã cùng nhau đi tìm hiểu nghề thợ may. Vậy qua bài này có bạn nào mơ ước làm nghề thợ may không? Vậy để trở thành thợ may ngay từ bây giờ các con hãy cố gắng học thật giỏi. Chúng mình hãy giữ gìn những bộ quần áo thật đẹp và sạch sẽ.

b. Mở rộng.

- Cô đàm thoại với trẻ:

+ Ngoài nghề thợ may ra con còn biết những nghề nào nữa?

=> Có rất nhiều nghề trong xã hội, nghề nào cũng cao quý và đáng quý trọng. Vậy chúng mình hãy cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên chúng mình sẽ làm những nghề mình thích nhé.

c. Củng cố.

- Hôm nay cô thấy chúng mình bạn nào học cũng giỏi và ngoan, vì vậy cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. Đó là trò chơi: “Bé làm nhà thiết kế”. Nhiệm vụ của các con là hãy thiết kế ra những chiếc áo, quần thật đẹp để cắt may thành những bộ quần áo thật đẹp nhé.

- Cô cho trẻ vẽ và nhận xét sản

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời:

- Con thƣa cô, ngoài nghề thợ may ra con còn biết nghề bác sĩ, nghề công an,… ạ.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe cô nói.

phẩm của trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Kết thúc.

- Cô nhận xét chung, tuyên dương, động viên trẻ.

- Cô chuyển sang hoạt động khác.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp”, chúng tôi ban đầu rút ra một số kết luận như sau:

Trẻ MGL đã biết sử dụng hầu hết các kiểu câu được phân chia theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói. Tuy nhiên dạng thức của từng kiểu câu của trẻ MGL chưa được đa dạng và phong phú. Trẻ dùng câu chưa được hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp, chưa đảm bảo được sự lễ phép và lịch sự trong giao tiếp.

Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL ở trường mầm non không có tiết học cụ thể, mà chỉ được lồng ghép tích hợp trong các nội dung học: âm nhạc. làm quen với tác phẩm văn học, làm quen với môi trường xung quanh,… Vì vậy mà hầu hết các giáo viên khi dạy chỉ quan tâm đến nội dung của bài học, chưa thực hiện tốt được nội dung kết hợp khác, nếu có quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì cũng chỉ quan tâm đến khía cạnh phát triển ngôn ngữ mạch lạc chứ chưa chú ý đến việc giúp trẻ nói đúng ngữ pháp câu.

Do thời gian có hạn, trong khoá luận, chúng tôi tập chung chủ yếu vào một số nội dung giúp trẻ MGL sử dụng đa dạng kiểu câu theo những mô hình ngữ pháp chuẩn mực vào giao tiếp. Trong quá trình thể nghiệm giúp trẻ thực hiện từng nội dung, dựa vào chuẩn mục ngữ pháp, chúng tôi phát hiện những lỗi cụ thể để uốn nắn cho trẻ. Đó là lí do vì sao trong khoá luận chúng tôi không có mục dành riêng sửa lỗi dùng câu cho trẻ MGL như một số tác giả đã làm.

Trong khoá luận này, để thực hiện những nội dung đã đề xuất chúng tôi bước đầu vận dụng một số phương pháp, biện pháp dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp để góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên bình diện nói đúng ngữ pháp câu. Những biện pháp, phương pháp này được chúng tôi áp dụng trong

các tiết học: kể chuyện, dạy hát, trò chơi ngôn ngữ,…của trẻ. Đồng thời chúng tôi cũng đã thiết kế hai giáo án minh hoạ cho việc cô sử dụng các mẫu câu để giúp trẻ biết sử dụng đúng và đa dạng các các kiểu câu trong học tập, trong giao tiếp hằng ngày.

Do lần đầu tiên tập làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, nên khoá luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi mong muốn đón nhận sự góp ý chân thành của các thầy cô và bạn bè để khoá luận này hoàn hảo hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Khoa (2013), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Sư Phạm.

2. Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân-Nguyễn Thị Hòa-Đinh Văn Vang (2008), Giáo dục học mầm non tập 1, 2, 3, NXB Đại học Sư Phạm

3. Phạm Minh Châu-Nguyễn Thị Oanh-Trần Thị Sinh, Giáo dục học mầm

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp (Trang 54)