7. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thực trạng dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp ở trường mầm non
TRƢỜNG MẦM NON XÉT TỪ PHÍA GIÁO VIÊN
Ở trường Mầm non do đặc thù tâm lí lứa tuổi, nên trong nội dung chương trình dạy học cho trẻ mẫu giáo lớn không có giờ riêng biệt để dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, để đánh giá trong dạy học giáo viên có quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp cho trẻ hay không, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trả lời câu hỏi.
2.1.1.Kết quả điều tra thực trạng của việc dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp bằng phiếu trả lời câu hỏi
Để đạt được các mục đích điều tra thực trạng dạy trẻ nói đúng ngữ pháp cảu giáo viên, chúng tôi sử dụng hai loại phiếu trả lời câu hỏi (gọi tắt là phiếu điều tra). Sự khác biệt của hai loại phiếu điều tra chính là mức độ khái quát hoặc cụ thể của câu hỏi. Phiếu điều tra số 1 là phiếu điều tra bằng cách trả lời những câu hỏi khái quát. Phiếu điều tra số 2 là phiếu điều tra bằng cách trả lời những câu hỏi cụ thể.
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1
(Dành cho giáo viên)
Xin chị vui lòng trả lời những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Chị hãy nêu tên loại bài đã dạy cho học sinh mẫu giáo lớn? Câu hỏi 2: Khi dạy những bài học đó chị đã bao giờ quan tâm đến việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp chưa? (Hãy đánh dấu vào ô thích hợp)
Có quan tâm
Chưa quan tâm
Em xin chân thành cảm ơn!
* Kết quả điều tra thực trạng từ phiếu số 1:
Chúng tôi đã phát ra 12 phiếu: 4 phiếu cho 4 cô giáo ở trường mầm non Tân Thành và 8 phiếu cho 8 cô giáo ở trường mầm non Hoa Sen.
Kết quả thu được như sau: - Đối với câu hỏi 1:
+ 100% giáo viên đã nêu được tên các loại bài dạy cho học sinh mẫu giáo lớn.
- Đối với câu hỏi 2:
+ Trong tổng số 12 phiếu phát ra có 10 người đã quan tâm đến việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, chiếm 83 %.
+ Có 2 người chưa quan tâm đến việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, chiếm 17%.
2.1.1.2. Phiếu điều tra số 2 và kết quả điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2
(Dành cho giáo viên) Xin chị vui lòng trả lời những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tên tiết dạy chị vừa thực hiện là gì?
Câu hỏi 2: Những mục đích mà chị muốn đạt được trong tiết dạy này là gì? Câu hỏi 3: Trong khi dạy trẻ ở tiết học đó, chị có quan tâm đến việc sử dụng những mẫu câu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ hay không?(Hãy đánh dấu vào ô thích hợp)
Có quan tâm
Chưa quan tâm
Câu hỏi 4: Theo chị, trẻ mẫu giáo lớn có hứng thú với tiết học này hay không? Kết quả tiết học có góp phần giúp trẻ nói đúng ngữ pháp hay không?
Em xin chân thành cảm ơn!
* Kết quả điều tra của phiếu số 2:
Chúng tôi đã tiến hành phát ra 12 phiếu, cho 4 giáo viên lớp mẫu giáo lớn thuộc trường mầm non Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, và 8 giáo viên lớp MGL thuộc trường mầm non Hoa Sen, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả thu được là:
- Ở câu hỏi 1: 100% giáo viên được hỏi nêu chính xác tên tiết dạy. - Ở câu hỏi 2: Thống kê tỉ lệ xác định mục đích thực hiện tiết dạy: + Có 1 người chỉ quan tâm đến việc truyền đạt nội dung của tiết dạy, chiếm 8%.
+ Có 8 người ngoài mục đích truyền đạt nội dung còn quan tâm đến giáo dục bồi dưỡng nhân cách cho trẻ, chiếm 67%.
+ Có 3 người còn quan tâm đến mục đích khác, chiếm 25%. - Ở câu hỏi 3: Trong tổng số 12 phiếu phát ra:
+ Có 11 người đã quan tâm đến việc sử dụng mẫu câu để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chiếm 92%.
+ Có 1 người chưa quan tâm đến việc sử dụng mẫu câu để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chiếm 8%.
- Đối với câu hỏi 4:
+ 92% giáo viên cho rằng trẻ hứng thú với tiết học đó, và tiết học trên giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên bình diện ngữ pháp.
+ 8 % còn lại trả lời là trẻ không hứng thú, và tiết học đó chỉ giúp trẻ phát triền ngôn ngữ mạch lạc chứ không phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên bình diện ngữ pháp.