Giúp trẻ biết sử dụng đa dạng kiểu câu đơn hai thành phần

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp (Trang 42)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1.Giúp trẻ biết sử dụng đa dạng kiểu câu đơn hai thành phần

3.1.1.1. Giúp trẻ sử dụng đa dạng câu đơn hai thành phần theo mô hình cấu C - V

Kết quả điều tra thực trạng nói năng của trẻ cho thấy phần lớn câu đơn hai thành phần được trẻ sử dụng khi nói năng được cấu tạo theo mô hình C - V, trong đó C là danh từ (cụm danh từ), V là động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ).

- VD 1: Bạn Nam bị ngã rồi. DT ĐgT

- VD 2: Tay bạn Linh bẩn quá.

DT TT

a. Để giúp trẻ có thể sử dụng đa đạng câu đơn hai thành phần có mô hình C - V, chúng ta có thể thông qua hoạt động tổ chức trò chơi theo chủ đề.

VD 3: trò chơi chủ - khách, chủ đề gia đình.

Cách chơi: Cô cho hai trẻ kết hợp thành một cặp để chơi, nhiệm vụ của trẻ là phải đóng vai thành chủ nhà và khách đến chơi nhà. Thông qua cuộc trò

chuyện, trẻ sẽ phải giới thiệu về gia đình mình cho khách biết và ngược lại khách sẽ phải giới thiệu lại về gia đình mình cho chủ nhà nghe.

- Chủ: Chào Nam, mời Nam vào nhà mình chơi. - Khách: Chào Quân, Nam cám ơn!

- Chủ: Nam uống nước đi!

- Khách: Nam mang bóng sang cho Quân này.

- Chủ: Quân cám ơn! Bóng đẹp quá! Nay Nam không đi học à? - Khách: Nay Nam được nghỉ.

- Khách: Bố, mẹ Quân đi đâu cả rồi? - Chủ: Bố Quân đi làm.

Mẹ Quân đi chợ.

- Khách: Bố Quân làm nghề gì? - Chủ: Bố Quân làm bác sĩ. - Khách: Mẹ Quân làm nghề gì? - Chủ: Mẹ Quân làm giáo viên. - Khách: Nhà Quân có mấy người?

- Chủ: Nhà Quân có 4 người: bố, mẹ, Quân và em Linh. - Khách: Em Linh mấy tuổi rồi?

- Chủ: Em Linh 2 tuổi rồi.

Em Linh đi học rồi đấy.

- Chủ: Bố Nam làm nghề gì? - Khách: Bố Nam làm bộ đội. - Chủ: Mẹ Nam làm nghề gì? - Khách: Mẹ Nam làm nhà báo. - Chủ: Nhà Nam có mấy người?

- Khách: Nhà Nam có 3 người: bố, mẹ và Nam. - Khách: Muộn rồi, Nam về đây.

- Chủ: Nam ở lại chơi đã.

- Khách: Mai Nam sang chơi với Quân nhé. - Chủ: Mai, Nam sang đây nhé!

- Khách: Tạm biệt Quân. - Chủ: Tạm biệt Nam.

* Ở VD 3, hai nhân vật giao tiếp, Quân (chủ nhà), Nam (khách) chủ yếu sử dụng câu đơn hai thành phần có mô hình C - V để giới thiệu cho nhau về gia đình của mình. Ngoài những câu gắn với chủ đề, Nam và Quân còn sử dụng câu để chào hỏi, mời mọc, biểu cảm và giải thích khi cần thiết. Sự phong phú về nội dung cần thông báo khi tham gia trò chơi đã chi phối Nam và Quân lựa chọn đa dạng câu có mô hình C - V để đạt được mục đích giao tiếp.

Khi tổ chức trò chơi cho trẻ, cô yêu cầu cả lớp lắng nghe Nam và Quân nói để có nhận xét về việc thực hiện của hai bạn, đặc biệt để phát hiện lỗi và giúp trẻ sửa lỗi nếu có.

Chẳng hạn: ở VD 3, Quân đã có một câu chưa chuẩn về ngữ pháp: “Nay Nam không đi học à?”

Và Nam khi sử dụng mô hình câu của Quân để trả lời cũng đã tạo ra một mô hình câu thiếu chính xác.

Căn cứ vào lỗi câu, cô giáo giúp trẻ sửa lỗi bằng một câu hỏi nhẹ nhàng:

- “Theo các con, trong câu nói của Quân chúng ta nên thay từ “nay” bằng từ nào sẽ hay hơn?”

Trẻ trả lời: Thay bằng từ “hôm nay”. Cô giáo khen trẻ và nhấn mạnh, ở cả câu hỏi của Quân và câu trả lời của Nam, từ “nay” nên thay bằng từ “hôm nay” thì câu nói rõ ràng, chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.2. Giúp trẻ MGL biết sử dụng đa dạng câu theo mô hình C là V

Trong giao tiếp, trẻ MGL chủ yếu dùng câu có mô hình C là V trong đó cả hai thành phần câu đều do danh từ (cụm danh từ) đảm nhiệm.

Giúp trẻ biết sử dụng đa dạng câu theo mô hình cấu tạo C là V nghĩa là hướng dẫn trẻ biết sử dụng các từ loại khác danh từ vào cấu tạo câu nói. Nội dung này có thể thực hiện trong các giờ sinh hoạt dạy trẻ kể lại chuyện, học hát,…với những biện pháp tiêu biểu như: dùng câu mẫu, trò chuyện.

a. Giúp trẻ dùng câu có chủ ngữ là đại từ, vị ngữ là danh từ

Việc làm này có thể vận dụng trong giờ sinh hoạt thông qua câu hỏi mẫu của cô.

VD 4: Chủ đề: Nghề nghiệp

Đề tài: Các dụng cụ của nghề y.

Cô cầm các dụng cụ của nghề y lên và hỏi trẻ.

- Cô: Đây là cái gì?

ĐT DT

- Trẻ: Đây là kim tiêm ạ.

ĐT DT

- Cô: Kim tiêm dùng để làm gì? - Trẻ: Kim tiêm dùng để tiêm ạ. - Cô: Đây là dụng cụ của nghề gì?

ĐT DT

- Trẻ: Đây là dụng cụ của nghề y ạ.

ĐT DT

b. Giúp trẻ dùng câu có chủ ngữ là tính từ, vị ngữ là danh từ

VD 5: Sau khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Quả bầu tiên”, cô dùng câu hỏi mẫu để trẻ dựa vào mô hình câu mẫu trả lời.

- Cô: Tốt bụng là đức tính của ai trong câu chuyện cô vừa kể? TT DT

- Trẻ: Tốt bụng là đức tính của cậu bé nhà nghèo. TT Cụm DT

c. Giúp trẻ biết dùng câu có chủ ngữ là động từ, vị ngữ là danh từ VD 6: Cô cho trẻ xem tranh thiên nga rồi hỏi trẻ:

- Cô: Đang múa trong tranh là ai, các con?

- Trẻ: Thƣa cô, đang múa trong tranh là chị thiên nga ạ. HN Cụm ĐgT Cụm DT

d. Giúp trẻ dùng câu có chủ ngữ là động từ, vị ngữ là tính từ hoặc động từ VD 7: Trong lớp có bạn hay khóc nhè, cô dỗ dành cho trẻ nín. Khi trò chuyện với trẻ đó hoặc với các trẻ, cô hỏi để trẻ trả lời:

- Cô: Khóc nhè là ngoan hay là hư các con? - Trẻ: Khóc nhè là hƣ ạ!

ĐgT TT

VD 8: Trong lớp có một bạn hay bắt nạt các bạn, cô có thể hỏi để trẻ bày tỏ nhận xét về hành vi đó qua câu trả lời.

- Cô: Theo các con, đánh bạn là đáng khen hay đáng chê? - Trẻ: Thưa cô, đánh bạn là đáng chê ạ.

Cụm ĐgT Cụm ĐgT

- Cô: Đúng rồi, đánh bạn là không tốt, là đáng chê vì chỉ những người xấu mới hành động như vậy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những câu hỏi mẫu của cô ở VD 7 và VD 8 thực hiện được nhiều mục đích giáo dục. Một mặt những câu hỏi đó gợi ý để trẻ bày tỏ suy nghĩ, đánh giá về những hành vi không tốt trong lớp. Từ nhận thức, trẻ không mắc những khuyết điểm đó. Mặc khác, những câu hỏi đó của cô được tổ chức theo một mô hình, trẻ dựa vào đó trả lời, dần dần trẻ sẽ có kĩ năng sử dụng câu theo mục đích đó. Như vậy, những câu hỏi của cô không những có tác dụng giáo

dục nhân cách cho trẻ mà còn góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp.

3.1.2. Giúp trẻ biết sử dụng đa dạng kiểu câu đơn hai thành phần mở rộng thành phần phụ rộng thành phần phụ

3.1.2.1. Giúp trẻ sử dụng thành thạo thành phần phụ hô gọi, tình thái trong câu đơn hai thành phần

Trẻ hay dùng câu đơn hai thành phần có thành có thành phần mở rộng bằng thành phần phụ hô gọi khi cần mách bảo cô hoặc mời gọi, rủ rê bạn.

VD 9: Cô ơi, bạn Quân đánh bạn Minh. VD 10: Nam ơi, sang đây chơi với tớ đi.

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các giờ sinh hoạt, giáo viên chúng ta cần thường xuyên nhắc trẻ dùng từ thưa gửi ở đầu câu để đảm bảo sự lễ phép.

VD 11: Cô hỏi trẻ: Khi cô hỏi các con đã rửa tay chưa, các con trả lời như thế nào nhỉ?

Trẻ có thể đáp: Chúng con rửa tay rồi ạ. Hoặc: Rồi ạ.

Cô cần nhắc trẻ: Khi đáp lời cô, các con cần nói: “Thưa cô, chúng con rửa tay rồi ạ.”

Việc nhắc trẻ thường xuyên như vậy sẽ giúp trẻ khắc phục lỗi nói câu cộc lốc do không sử dụng đúng thành phần phụ hô gọi khi giao tiếp với người lớn. Việc giúp trẻ biết dùng đúng câu có thành phần hô gọi ở đầu câu và dùng đúng trợ từ tình thái ở cuối câu sẽ góp phần tích cực trong việc đào tạo trẻ thành người lịch lãm trong giao tiếp

3.1.2.2. Giúp trẻ MGL biết sử dụng đa dạng trạng ngữ trong câu đơn hai thành phần

Đa số trẻ MGL thường sử dụng câu đơn hai thành phần có trạng ngữ chỉ thời gian. Trong các câu nói của trẻ, TRN chỉ thời gian luôn được đặt ở đầu câu.

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chúng ta cần giúp trẻ biết sử dụng câu đơn hai thành phần có mở rộng những loại trạng ngữ chỉ, địa điểm, nguyên nhân, mục đích…. Việc làm này có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi: trong giờ học, giờ sinh hoạt, giờ ăn, trong các hoạt động vui chơi của trẻ,… bằng biện pháp cô sử dụng câu hỏi mẫu để trẻ trả lời.

a. Giúp trẻ biết sử dụng TRN chỉ địa điểm trong câu

VD 12: Lúc cho trẻ xem hình ảnh của ong khi tìm hiểu về môi trường xung quanh, cô dùng câu mẫu hỏi để trẻ dựa vào đó trả lời:

- Cô: Trên những cành hoa, chị ong đang làm gì? - Trẻ: Trên những cành hoa, chị ong đang hút mật ạ. TRN chỉ địa điểm C V

b. Giúp trẻ biết sử dụng TRN chỉ nguyên nhân trong câu

VD 13: Sau khi học xong câu chuyện: “Ba chú lợn nhỏ”, cô giáo đặt câu hỏi để trẻ trả lời

- Cô: Tại sao ngôi nhà của lợn út không bị cáo thổi bay?

- Trẻ: Ngôi nhà của lợn út không bị cáo thổi bay vì đƣợc xây bằng gạch. C V TRN chỉ nguyên nhân - Cô: Đúng rồi, vì đƣợc xây bằng gạch nên ngôi nhà của lợn út không bị TRN chỉ nguyên nhân C V

cáo thổi bay.

Lời nhấn mạnh của cô một mặt thể hiện thái độ khen trước câu trả lời đúng của trẻ. Mặt khác thông qua câu nói rất tự nhiên đó, cô đã giúp trẻ nhận thức TRN nguyên nhân có thể đặt trước hoặc sau hai thành phần chính của câu. c. Giúp trẻ MGL biết sử dụng TRN chỉ mục đích trong câu

VD 14: Trong giờ sinh hoạt, cô dùng câu hỏi có TRN chỉ mục đích để trẻ dựa vào mô hình câu trả lời:

Trẻ: - Để trở thành một bé ngoan, con cần đi học đầy đủ ạ. TRN chỉ mục đích C V

- Để trở thành một bé ngoan, con cần biết vâng lời bố mẹ ạ. TRN chỉ mục đích C V

- Để trở thành một bé ngoan, con cần làm nhiều việc tốt ạ. TRN chỉ mục đích C V

d. Giúp trẻ MGL biết sử dụng TRN chỉ đối tượng, cách thức, hoặc TRN tình thái trong câu

Trong lớp khi trò chuyện với trẻ, cô có thể dùng câu mẫu để trao đổi thông tin, giáo dục nhân cách và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

VD 15: Gặp ngƣời lớn, con nhớ chào hỏi nhé. TRN tình thái C V (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VD 16: Với mỗi chúng ta, mẹ là người gần gũi, thân thương nhất. TRN tình thái C V

VD 17: Bằng lao động chăm chỉ, bố mẹ đã nuôi chúng ta khôn lớn. TRN chỉ cách thức, phương tiện C V

3.1.2.3. Giúp trẻ MGL biết sử dụng câu đơn hai thành phần có mở rộng thành phần phụ khởi ngữ

Căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng ta thấy, hầu hết trẻ MGL không dùng câu có thành phần phụ là khởi ngữ.

Để phát triển ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp câu cho trẻ MGL, chúng ta có thể thông qua câu mẫu của giáo viên, bằng biện pháp nêu vấn đề để hình thành trong trí óc của trẻ kiểu câu này.

VD 18: - Cô: Giầy dép, con đã xếp thẳng hàng chưa? KN

- Trẻ: Giầy dép, con xếp thẳng hàng rồi ạ. KN

VD 19: - Cô: Túi xách, con đã để lên giá chưa? KN

- Trẻ: Túi xách, con để lên giá rồi ạ. KN

VD 20: - Cô: Tay, con đã rửa sạch chưa? KN

- Trẻ: Tay, con rửa sạch rồi ạ. KN

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp (Trang 42)