Một vài nhận xét về thực trạng dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp (Trang 34)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.Một vài nhận xét về thực trạng dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp

phía giáo viên

2.1.3.1. Những thuận lợi cơ bản giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ở các lớp MGL trong trường mầm non

a. Về cơ sở vật chất

Khảo sát ở hai trường mầm non thuộc hai địa bàn khác nhau: trường mầm non Tân Thành thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình và trường mầm non Hoa Sen thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy các trường đều có cơ sở vật chất khá tốt, trường lớp khang trang, thoáng mát, phòng học rộng. Trường mầm non Tân Thành thuộc một xã miền núi mà ngoài trường lớp khang trang còn có sân trường rộng và đồ chơi đủ phục vụ nhu cầu của trẻ. Được công tác tại ngôi trường có trường lớp kiên cố, rộng, thoáng, các cô giáo sẽ có điều kiện tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

b. Về mặt đội ngũ

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục, đội ngũ giáo viên mầm non ngày nay về cơ bản là được đào tạo có trình độ về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Có thể lấy trường mầm non Tân Thành làm ví dụ. Trường có 32 giáo viên, trong đó có 15 người có trình độ đại học, 4 người có trình độ cao đẳng, và 10 người có trình độ trung cấp. Riêng 4 giáo viên phụ trách hai lớp 5 tuổi, các cô đều được đào tạo chính quy, có năng lực chuyên môn tốt. Trong đó 2 cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

Ngoài trình độ chuyên môn, những năm gần đây, những chính sách đài ngộ của nhà nước đối với giáo viên mầm non đã góp phần giúp các cô giáo có cuộc sống ổn định, tạo điều kiện tốt để các cô tâm huyết với nghề, với trẻ hơn. Mặt khác, nội dung chương trình dạy học ở trường mầm non rõ ràng ổn định. Những hoạt động sinh hoạt chuyên môn có giám sát, kiểm tra đánh giá của phòng giáo dục, sở GD&DT cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. Ở từng lớp, ở từng loại bài, tiết dạy, giáo viên đều nắm được mục đích yêu cầu cần thực hiện. Việc khích lệ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học đã góp phần giúp giáo viên tìm tòi những cách dạy học, tích cực, hiệu quả.

2.1.3.2. Những hạn chế liên quan đến việc dạy học nói chung, dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp nói riêng

a. Về cơ sở vật chất

Mặc dù trường lớp đã được cải thiện tích cực, nhưng các thiết bị hiện đại ở trường mầm non còn thiếu. Điều đó có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Trường Tân Thành thuộc một xã vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi nên công nghệ thông tin, thiết bị điện tử còn rất thiếu. Các phòng học chưa có ti vi, máy chiếu. Vì thế các cô không thể minh hoạ tiết học bằng hoạt động chiếu phim cho trẻ.

Do ít được tiếp xúc với vi tính nên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của cô giáo còn nhiều hạn chế.

b. Về phía giáo viên

Một bộ phận giáo viên chưa dành sự đầu tư thích đáng cho bài dạy, tiết dạy. Một số cô giáo soạn giáo án còn chung chung, chiếu lệ. Khi soạn bài và khi dạy trẻ các cô mới chỉ chú ý vào nội dung chính (dạy một bài hát cụ thể, kể một câu chuyện cụ thể…) mà chưa chú ý lồng ghép để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP CỦA TRẺ MGL 2.2.1. Cách thức điều tra:

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng năng lực của trẻ MGL thông qua hoạt động dự giờ 2 lớp MGL thuộc trường Mầm non Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Trong những giờ đó chúng tôi quan tâm đến các câu nói của trẻ MGL, ghi lại những kiểu câu tiêu biểu mà các em hay sử dụng, qua đó rút ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm dùng câu của các em.

2.2.2. Đặc điểm dùng câu của trẻ MGL (rút ra từ kết quả điều tra)

2.2.2.1. Trẻ MGL hay sử dụng câu rút gọn trong đối thoại trực tiếp

Khảo sát hoạt động nói năng của 83 trẻ thuộc hai lớp MGL A, B của trường mầm non Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, chúng tôi nhận thấy một đặc điểm nổi bật là trẻ thường sử dụng câu rút gọn trong đối thoại trực tiếp. Khi cô và các bạn hỏi nhiều trẻ chỉ trả lời nhanh, ngắn gọn vào nội dung câu hỏi chứ không chú ý đến nghi thức hỏi - đáp theo nghi thức giao tiếp. Vì thế nên câu rút gọn được trẻ dùng để trả lời thường bị cộc lốc.

VD 1: - Hôm nay ai đưa con đi học? - Bố. (Bảo Trúc trả lời)

VD 2: - Cô và các con vừa học xong bài hát gì nhỉ? - Em yêu cây xanh. (Hải Đăng trả lời)

VD 3: - Cậu bé trong câu chuyện “Quả bầu tiên” là người như thế nào? (tốt bụng hay xấu xa)

- Tốt bụng. (Châu Loan trả lời)

Từ các ví dụ trên cho thấy: biết dùng câu rút gọn (một biến thể của câu đơn) chứng tỏ trẻ MGL đã có một bước phát triển về năng lực dùng câu. Tuy vậy, những trường hợp dùng câu rút gọn ở các ví dụ đã nêu trên phản ánh hạn chế của trẻ MGL trong việc sử dụng loại câu này.

- Hạn chế đó là: Trẻ chưa biết sử dụng những yếu tố tình thái trong câu để đảm bảo sự lễ phép trong giao tiếp với người lớn. Hạn chế này không phản ánh đạo đức của trẻ, nhưng để tạo thói quen lịch sự khi dùng câu vào giao tiếp cho trẻ MGL, chúng ta cần giúp trẻ khắc phục thói quen nói cộc lốc đó.

2.2.2.2. Câu đơn hai thành phần của trẻ chưa đa dạng về mô hình cấu tạo

Trong lời nói, trẻ MGL đã biết sử dụng câu đơn hai thành phần có mô hình:

C - V

C là V

Trong đó câu đơn hai thành phần có mô hình C - V là chủ yếu. Đối với loại câu đơn này, trẻ chủ yếu sử dụng câu có chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là động từ hoặc tính từ.

VD 4: Con bị ngã. VD 5: Búp bê đẹp quá!

Trẻ MGL sử dụng câu có mô hình C là V trong đó chủ ngữ và vị ngữ thường do danh từ đảm nhiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VD 6: Mẹ con là giáo viên.

2.2.2.3. Trẻ MGL đã biết sử dụng câu đơn hai thành phần có mở rộng thành phần phụ, nhưng kiểu câu này thường được trẻ vận dụng đơn điệu

a. Trẻ MGL đã dùng câu có thành phần phụ hô gọi VD 7: - Cô ơi, con đau bụng.

VD 8: - Nam ơi, ngồi xuống đây.

b. Trẻ dùng câu có thành phần phụ trạng ngữ (TRN)

Quan sát hoạt động nói năng của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, chúng tôi nhận thấy đa số trẻ biết dụng câu đơn hai thành phần có TRN chỉ thời gian hoặc địa điểm. Trong các câu nói của trẻ TRN luôn được đặt ở đầu câu.

VD 9: Chủ nhật, mẹ con cho con đi về bà ngoại. VD 10: Hồi trƣớc, con được bố cho về Hà Nội. VD 11: Ở Hà Nội, con được đi xem xiếc thú.

- Một đặc điểm nổi bật của trẻ MGL là hay dùng trạng ngữ “hồi trước”, “hôm qua” để chỉ thời gian trong quá khứ. Còn những gì xảy ra trong tương lai, trẻ thường dùng trạng ngữ “ngày mai”.

- Ngoài việc biết sử dụng câu đơn hai thành phần có TRN chỉ thời gian, địa điểm, trẻ mẫu giáo lớn còn biết sử dụng câu đơn hai thành phần có TRN chỉ nguyên nhân, mục đích, nhưng loại câu có thành phần trạng ngữ này xuất hiện ít hơn.

+ TRN chỉ nguyên nhân:

VD 12: Vì cậu, tớ mới bị ngã đấy. VD 13: Cái nhà này đổ vì gió. + TRN chỉ mục đích:

VD 14: Con kê bàn để giúp cô giáo. VD 15: Cháu xây nhà để cho búp bê.

- Các loại TRN khác dường như ít thấy trong lời nói của trẻ như TRN: chỉ phương thức, phương diện (mở đầu bằng: với, bằng, theo, về,…), TRN chỉ điều kiện (mở đầu bằng: nếu, hễ,…), TRN chỉ sự nhượng bộ (mở đầu bằng: mặc dầu, dù,…), TRN chỉ tình thái.

c. Hầu hết trẻ MGL không dùng câu có thành phần phụ là khởi ngữ

2.2.2.4. Trong hai kiểu câu ghép, câu ghép đẳng lập được trẻ MGL sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn

+ Thông thường trẻ MGL hay dùng câu ghép chuỗi. VD 16: Con ăn sữa chua rồi con uống nước.

VD 17: Con nghe cô kể chuyện, bạn Nam không nghe, bạn ấy cứ nói chuyện.

+ Trẻ MGL có khả năng dùng câu ghép đẳng lập trong đó ý nghĩa của hai vế câu đối lập nhau.

VD 18: Con chơi với bạn Linh còn Nam thì trêu Linh. + Câu ghép đẳng lập lựa chọn ít được trẻ MGL sử dụng.

2.2.2.5. Trong bốn kiểu câu được phân chia theo mục đích nói, trẻ MGL dùng câu kể với tỉ lệ nhiều nhất. Kiểu câu này được trẻ dùng khi trò chuyện với cô giáo hoặc với bạn bè, cha mẹ…

VD 19: Hoa thơm quá.

- Câu kể còn được trẻ dùng để trình bày một mong muốn. VD 20: Cô ơi con muốn uống sữa.

VD 21: Cô ơi con muôn đi vệ sinh.

2.2.2.6. Câu hỏi là kiểu câu được trẻ mẫu giáo lớn dùng nhiều, tỉ lệ có ít hơn câu kể nhưng nhiều hơn câu cảm thán và câu cầu khiến

- Trẻ thường dùng câu hỏi trong các trường hợp tò mò, hoài nghi và chờ đợi sự trả lời hoặc giải thích từ người tiếp nhận.

VD 22: - Cô ơi, mẹ con đâu? VD 23: - Cô đang làm gì đấy?

2.2.2.7. Câu cảm thán được trẻ MGL được sử dụng với tỉ lệ thấp. Dạng thức của kiểu câu này trong lời nói của trẻ cũng không phong phú

VD 24: - Cái áo này đẹp quá! VD 25: - Bông hoa đẹp quá!

2.2.2.8. Câu cầu khiến đã xuất hiện trong lời nói của trẻ nhưng dạng thức vẫn còn nghèo nàn

VD 26: Đừng chơi với Nam nữa. VD 27: Quân ơi, đừng khóc nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tiểu kết:

Ở chương 2, chúng tôi đánh giá thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp của trẻ MGL. Những đánh giá của chúng tôi dựa trên kết quả điều tra thực tế từ phía giáo viên và trẻ MGL của hai trường: trường mầm non Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình và trường mầm non Hoa Sen, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Do điều kiện thời gian, từ phía giáo viên, chúng tôi mới bước đầu khảo sát việc thực hiện nội dung chương trình dạy học cho trẻ MGL thông qua hai loại phiếu điều tra và thông qua hoạt động tham khảo 8 giáo án và dự giờ 6 tiết dạy của một số cô giáo. Thông qua các nội dung điều tra đó, chúng tôi đã rút ra nhận xét về những thuận lợi và hạn chế liên quan đến việc dạy học ở các lớp MGL. Trong những hạn chế đã nêu có một hạn chế của giáo viên liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp cho trẻ MGL. Hạn chế đó là, khi điều tra bằng phiếu trả lời câu hỏi, 92% giáo viên khẳng định có quan tâm đến việc dùng mẫu câu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy vậy, trong thực tế khảo sát giáo án và dự giờ, chúng tôi nhận thấy kết quả không cao như vậy. Bởi vì nhiều cô giáo chỉ quan tâm đến việc truyền tải kiến thức, giáo dục tình cảm cho trẻ, chứ ít quan tâm đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Với những cô giáo quan tâm việc làm này, thì họ lại thiên về phát triển lời nói mạch lạc. Rất ít người trong số họ quan tâm đến việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.

Thời gian thực tập ở trường mầm non Hoa Sen, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, vì phải hoàn thành nhiệm vụ của một giáo sinh, nên chúng tôi không có điều kiện khảo sát kĩ lưỡng năng lực ngữ pháp của trẻ MGL ở đây. Chúng tôi dành nhiều thời gian cho dự giờ, lắng nghe trẻ nói, ghi lại các câu nói của trẻ để rút ra những đặc điểm ngữ pháp của trẻ ở hai lớp mẫu giáo 5 tuổi thuộc trường mầm non Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Kết quả điều tra thực trạng từ phía trẻ MGL được chúng tôi

bước đầu khái quát ở 8 đặc điểm ngữ pháp của trẻ. Từ những đặc điểm ngữ pháp đó, chúng tôi có thể bước đầu nêu những nhận xét chung như sau:

- Về ưu điểm: So với trẻ MGB và MGN, các trẻ MGL đã biết sử dụng hầu hết các kiểu câu được phân chia theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói. Khả năng vận dụng nhiều kiểu câu giúp trẻ trao đổi nhiều nội dung giao tiếp một cách rõ ràng, mạch lạc. Khả năng đó không những giúp trẻ giao tiếp thành công mà còn giúp trẻ tư duy tốt hơn.

- Về hạn chế: Do tuổi còn nhỏ (5 - 6 tuổi), phạm vi giao tiếp còn hạn chế (chủ yếu với cô, các bạn và người thân) nên vốn ngữ pháp của trẻ MGL còn nghèo. Dạng thức của từng kiểu câu của trẻ MGL chưa đa dạng, phong phú. Hiện tượng dùng câu chưa hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp, chưa đảm bảo sự lễ phép, lịch sự trong giao tiếp vẫn còn ở trẻ MGL.

Những hiểu biết về ưu điểm và hạn của trẻ ở bình diện ngữ pháp câu sẽ giúp chúng tôi lựa chọn nội dung, biện pháp thích hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL.

CHƢƠNG 3:

NÔI DUNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MGL THÔNG QUA VIỆC DẠY TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP

Căn cứ vào những ưu điểm và hạn chế của trẻ MGL thông qua việc điều tra thực trạng năng lực ngữ pháp của trẻ, ở chương này chúng tôi bước đầu chủ yếu đề xuất những nội dung biện pháp giúp trẻ vận dụng đa dạng mô hình kiểu câu vào hoạt động giao tiếp.

3.1. GIÚP TRẺ BIẾT VẬN DỤNG ĐA DẠNG MÔ HÌNH KIỂU CÂU VÀO HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀO HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

3.1.1. Giúp trẻ biết sử dụng đa dạng kiểu câu đơn hai thành phần

3.1.1.1. Giúp trẻ sử dụng đa dạng câu đơn hai thành phần theo mô hình cấu C - V

Kết quả điều tra thực trạng nói năng của trẻ cho thấy phần lớn câu đơn hai thành phần được trẻ sử dụng khi nói năng được cấu tạo theo mô hình C - V, trong đó C là danh từ (cụm danh từ), V là động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ).

- VD 1: Bạn Nam bị ngã rồi. DT ĐgT

- VD 2: Tay bạn Linh bẩn quá.

DT TT

a. Để giúp trẻ có thể sử dụng đa đạng câu đơn hai thành phần có mô hình C - V, chúng ta có thể thông qua hoạt động tổ chức trò chơi theo chủ đề.

VD 3: trò chơi chủ - khách, chủ đề gia đình.

Cách chơi: Cô cho hai trẻ kết hợp thành một cặp để chơi, nhiệm vụ của trẻ là phải đóng vai thành chủ nhà và khách đến chơi nhà. Thông qua cuộc trò

chuyện, trẻ sẽ phải giới thiệu về gia đình mình cho khách biết và ngược lại khách sẽ phải giới thiệu lại về gia đình mình cho chủ nhà nghe.

- Chủ: Chào Nam, mời Nam vào nhà mình chơi. - Khách: Chào Quân, Nam cám ơn!

- Chủ: Nam uống nước đi!

- Khách: Nam mang bóng sang cho Quân này.

- Chủ: Quân cám ơn! Bóng đẹp quá! Nay Nam không đi học à? - Khách: Nay Nam được nghỉ.

- Khách: Bố, mẹ Quân đi đâu cả rồi? - Chủ: Bố Quân đi làm.

Mẹ Quân đi chợ.

- Khách: Bố Quân làm nghề gì? - Chủ: Bố Quân làm bác sĩ. - Khách: Mẹ Quân làm nghề gì? - Chủ: Mẹ Quân làm giáo viên. - Khách: Nhà Quân có mấy người?

- Chủ: Nhà Quân có 4 người: bố, mẹ, Quân và em Linh. - Khách: Em Linh mấy tuổi rồi? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ: Em Linh 2 tuổi rồi.

Em Linh đi học rồi đấy.

- Chủ: Bố Nam làm nghề gì? - Khách: Bố Nam làm bộ đội. - Chủ: Mẹ Nam làm nghề gì? - Khách: Mẹ Nam làm nhà báo.

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp (Trang 34)