7. Phương pháp nghiên cứu
3.1.4. Giúp trẻ MGL biết sử dụng đa dạng câu ghép
3.1.4.1. Giúp trẻ MGL sử dụng đa dạng câu ghép đẳng lập
Qua điều tra thực trạng nói năng của trẻ MGL, chúng tôi nhận thấy trẻ chủ yếu dùng câu ghép đẳng lập có 2 vế để liệt kê sự việc.
VD 22: Buổi sáng, bố đưa chị đi học, mẹ đưa con đến trường mầm non. ( bé Thục Hiền trả lời).
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, chúng ta giúp trẻ biết dùng quan hệ từ đẳng lập để tạo câu ghép bằng một số biện pháp cụ thể sau:
a. Dùng câu hỏi có khuôn hình câu ghép đẳng lập để trẻ trả lời theo mẫu VD 23: Cô: - Hôm nay bố đưa con đi học, còn mẹ con làm gì? Trẻ: - Bố con đưa con đi học, còn mẹ con trông em bé.
b. Có thể thông qua các câu mẫu trong một tiết học cụ thể để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
VD 24: Trong tiết kể chuyện cho trẻ nghe: câu chuyện “Quả bầu tiên” cô giáo dùng câu hỏi để trẻ dựa vào mô hình đó để trả lời:
- Cô: Qua câu chuyện chúng mình thấy người tốt sẽ được đền đáp, còn người xấu sẽ bị như thế nào?
- Trẻ: - Người tốt sẽ được đền đáp, còn người xấu sẽ bị trừng phạt ạ. C1 V1 C2 V2
3.1.4.2. Giúp trẻ MGL sử dụng đa dạng kiểu câu ghép chính phụ
So với câu ghép đẳng lập, tỉ lệ câu ghép chính phụ được trẻ MGL sử dụng ít hơn. Trong lời nói của trẻ các câu ghép chính phụ nếu được dùng thì cũng rất nghèo nhàn về kiểu dạng. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên bình diện ngữ pháp, quá trình dạy trẻ trong nhà trường chúng ta cần đầu tư giúp trẻ khắc phục hạn chế này.
a. Giúp trẻ MGL biết dùng câu ghép chỉ nguyên nhân - hệ quả
VD 25: Sau khi kể câu chuyện “Cây rau của Thỏ út” cho trẻ MGL, cô lụa chọn câu hỏi có mô hình câu ghép nguyên nhân - hệ quả để trẻ dựa vào đó tạo câu trả lời.
- Trẻ: Con thưa cô, lúc mẹ dạy cách trồng rau, Thỏ út không lắng nghe lời TT TRN thời gian C2 V2 mẹ, vì bạn ấy còn mải mê nhìn theo đàn bướm ạ.
C1 V1
- Cô: Vì sao Thỏ út lại xin mẹ học lại cách trồng rau?
- Trẻ: Vì Thỏ út thấy rất xấu hổ với những cây rau cằn cỗi của mình, C1 V1
nên bạn ấy đã xin mẹ học lại cách trồng ra ạ. C2 V2
Với hai câu hỏi này của cô, có những trẻ trả lời ngắn gọn (chỉ có vế nguyên nhân) hoặc câu trả lời chỉ có cụm động từ hoặc tính từ. Với những trường hợp đó, cô cần nhắc lại câu trả lời có mô hình câu ghép nguyên nhân - hệ quả chuẩn mực để trẻ ghi nhớ đây là kiểu câu có hai kết cấu C - V, trong đó có một kết cấu C - V chỉ nguyên nhân, một kết cấu C - V chỉ hệ quả.
b. Giúp trẻ MGL biết dùng câu ghép điều kiện - hệ quả
Nội dung này có thể thực hiện trong các giờ sinh hoạt, kể chuyện, ngoại khoá,…
VD 26: Khi trò chuyện với trẻ, cô dùng câu mẫu câu ghép điều kiện - hệ quả để hỏi trẻ.
- Cô: Nếu con hay khóc nhè, thì cuối tuần con có được phiếu bé ngoan không?
- Trẻ: Nếu con hay khóc nhè, thì cuối tuần con không được nhận phiếu bé C1 V1 TRN C2 V2
ngoan ạ.
c. Giúp trẻ MGL biết dùng câu ghép mục đích – sự kiện
Chúng ta có thể thực hiện nội dung này, khi trò chuyện với trẻ trong các giờ sinh hoạt.
VD 27: Cô: - Để mẹ vui lòng, (thì) con cần làm gì?
Trẻ: - Để mẹ vui lòng, (thì) con cần chăm học và ngoan ngoãn ạ. C1 V1 C2 V2
d. Giúp trẻ MGL biết dùng câu ghép nhượng bộ
Câu ghép nhượng bộ thường có mô hình cấu trúc: Tuy C1 - V1, nhưng C2 - V2
Đây là kiểu câu trẻ MGL ít sử dụng. Để giúp trẻ biết sử dụng kiểu câu này, biện pháp dễ thực hiện và có hiệu quả nhanh nhất là cô sử dụng câu mẫu để trẻ bắt chước. Việc làm này có thể thực hiện khi cô biểu dương trẻ.
VD 28: Tuy hôm nay, trời mưa rất to, nhưng các bạn lớp ta vẫn đi học đầy đủ TRN C1 V1 C2 V2
* Tiểu kết:
Như vậy, căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng ngữ pháp của trẻ MGL, chúng tôi bước đầu đề xuất một số nội dung, biện pháp giúp trẻ sử dụng đa dạng mô hình kiểu câu trong hoạt động lời nói. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL trên bình diện ngữ pháp nhằm giúp trẻ nói đúng ngữ pháp câu, chúng tôi tập trung vào những nội dung sau:
- Giúp trẻ biết sử dụng đa dạng câu đơn hai thành phần theo mô hình: C - V
C là V
- Giúp trẻ biết sử dụng đa dạng kiểu câu đơn thành phần có mở rộng thành phần phụ trạng ngữ, khởi ngữ và thành phần hô gọi.
- Giúp trẻ biết sử dụng từ tình thái trong câu rút gọn.
- Giúp trẻ biết sử dụng đa dạng câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. Do đặc thù ở trường mầm non không có giờ riêng biệt dạy ngữ pháp cho nên những nội dung trên, theo chúng tôi có thể thực hiện lồng ghép trong
giờ sinh hoạt, hoặc trong các giờ: dạy hát, kể chuyện, giúp trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh…
Để trẻ MGL nói đúng ngữ pháp, chúng tôi cho rằng biện pháp chủ yếu là dùng câu mẫu gắn với tình huống cụ thể để trẻ dựa vào mô hình chuẩn tạo câu. Thực tế cho thấy: nếu giáo viên có ý thức sử dụng mẫu câu khi trò chuyện, khi dạy trẻ, trẻ sẽ bắt trước cô và nói đúng ngữ pháp.
Ngoài biện pháp sử dụng câu mẫu theo mô hình của một kểu câu cụ thể, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL trên bình diện ngữ pháp, chúng ta có thể kết hợp sử dụng với một số biện pháp khác như: đàm thoại, dùng câu hỏi,…
Giúp trẻ MGL biết sử dụng đa dạng các kiểu câu vào giao tiếp và tư duy là một việc làm không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Việc làm đó đòi hỏi người giáo viên phải làm kiên trì, bền bỉ, bám sát mục đích giáo dục đã đặt ra.
Sau đây chúng tôi trình bày hai giáo án thể nghiệm của mình.