Điều tra thực trạng dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp thông qua

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp (Trang 28)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.Điều tra thực trạng dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp thông qua

việc tham khảo giáo án và dự giờ của giáo viên

2.1.2.1. Kết quả điều tra thực trạng dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp thông qua việc tham khảo giáo án của giáo viên

Chúng tôi đã tham khảo 8 giáo án của các giáo viên dạy lớp MGL, trong đó có 4 giáo án của giáo viên trường mầm non Tân Thành, và 4 giáo án của giáo viên trường mầm non Hoa Sen.

Từ thực tế khảo sát giáo án của giáo viên, chúng tôi bước đầu có những đánh giá và nhận xét như sau:

a. Mục đích yêu cầu đặt ra trong giáo án còn rất chung chung. Hầu hết các giáo viên đặt ra mục đích yêu cầu dập khuôn theo mẫu như trong cuốn Chương trình chăm sóc giáo dục.

- Chủ yếu các giáo viên xác định các mục đích và yêu cầu như sau: + Trẻ hiểu và nắm được nội dung của bài học.

+ Thông qua tiết học rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích.

+ Giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp cái tốt.

- Trong 8 giáo án, chỉ có 3 giáo án đã cố gắng xác định mục đích yêu cầu một cách cụ thể hơn và tỏ ra đã quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhưng chủ yếu trên bình diện phát triển lời nói mạch lạc.

Ví dụ: Trong giáo án: kể chuyện cho trẻ nghe. Câu chuyện: “Quả bầu tiên”

Cô giáo Nguyễn Thị Huấn, chủ nhiệm lớp 5 tuổi A, trường mầm non Tân Thành đã xác định rõ hơn mục đích yêu cầu cảu bài dạy:

- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Hiểu được nội dung truyện.

- Phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. - Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc.

- Dạy trẻ biết yêu thương, giúp đỡ mọi người, mọi vật xung quanh. b. Trong 8 giáo án, chưa có giáo án nào đề cập đến nội dung, phương pháp, biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp.

2.1.2.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy trẻ nói đúng ngữ pháp thông qua hoạt động dự giờ của giáo viên

Chúng tôi đã dự 6 tiết dạy của các cô giáo lớp MGL. Riêng trường mầm non Tân Thành, chúng tôi đã dự 4 tiết của 4 cô ở hai lớp 5 tuổi A và B.

Có thể mô tả tóm tắt nội dung phương pháp được các cô thực hiện trong từng tiết dạy như sau:

a.Tiết 1 - Nội dung chính: Dạy bài hát “Em yêu cây xanh” Nội dung kết hợp: Nghe hát “Lý cây xanh” Trò chơi: “Ai đoán giỏi”

Tiết dạy được thực hiện ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A. * Tóm tắt hoạt động của cô và trò:

Đầu tiết dạy cô giới thiệu cho trẻ một số loại cây xanh và giới thiệu bài hát: “Em yêu cây xanh”. Sau đó cô hát cho trẻ nghe lần một bài hát và giới thiệu tác giả, tác phẩm. Cô hát cho trẻ nghe lần hai có kết hợp với cử chỉ, điệu bộ. Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát. Cô cho trẻ hát tập thể, hát theo tổ, theo nhóm, hát cá nhân.

Cô tiến hành cho trẻ nghe bài hát: “Lý cây xanh” rồi cho trẻ chơi trò chơi: “Ai đoán giỏi”. Kết thúc tiết dạy cô dặn các cháu về ôn bài hát và hát cho ông bà bố mẹ nghe.

* Nhận xét sơ bộ về tiết dạy:

- Ưu điểm: Cô giúp trẻ thuộc nội dung và hiểu nội dung của bài hát. Cô cũng đã chú ý đến việc giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh.

- Hạn chế:

+ Trong giờ dạy, cô hoạt động là chủ yếu. Cô chỉ chú ý đến một số trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Những trẻ nhút nhát hầu như không có điều kiện thể hiện.

+ Khi hỏi trẻ, cô chỉ chú ý đến nội dung trẻ trả lời, chứ không quan tâm uốn nắn khi trẻ dùng câu trả lời không đúng ngữ pháp.

VD: Cô: - Lớp mình vừa được học bài hát gì nhỉ? Ngọc Trúc: - Em yêu cây xanh

Lẽ ra, khi nghe bé Ngọc Trúc trả lời như vậy, cô cần nhắc nhở bé lựa chọn cách trả lời đúng là:

- Con thưa cô, lớp mình vừa học bài hát “Em yêu cây xanh” ạ!

b. Tiết 2 - Kể chuyện cho trẻ nghe: Truyện “Quả bầu tiên”

Tiết dạy được thực hiện ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A. * Tóm tắt hoạt động của cô và trò: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tiết dạy, cô đưa ra câu đố về quả bầu để trẻ giải câu đố, và giới thiệu về câu chuyện: “Quả bầu tiên”. Sau đó cô kể chuyện lần một câu chuyện

và giới thiệu tên chuyện. Cô kể lại chuyện lần hai kết hợp với cử chỉ, điệu bộ và tranh minh hoạ. Cô đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện. Cô cho tiến hành cho trẻ xem lại câu chuyện lần ba qua video. Kết thúc cô liên hệ giáo dục mở rộng cho trẻ, dặn các cháu về nhà nhớ ôn lại câu chuyện và kể cho ông bà, bố mẹ nghe.

* Nhận xét sơ bộ về tiết dạy: - Ưu điểm:

+ Giáo viên đã tạo được hứng thú cho trẻ trong tiết học này.

+ Cô đã giúp trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, kết hợp với việc giáo dục trẻ biết yêu quý và làm những việc tốt.

+ Cô đã thể hiện diễn cảm câu chuyện, diễn đạt đúng lời thoại của nhân vật, gây được sự chú ý cho trẻ.

+ Trong quá trình đàm thoại cô đã chú ý sửa lỗi câu cho trẻ. - Hạn chế:

+ Trong tiết học cô chỉ chú ý đến những trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Những trẻ nhút nhát hầu như không có điều kiện để thể hiện.

+ Khi đàm thoại cô chỉ chú ý sửa lỗi dùng từ cho trẻ, chưa thực sự quan tâm đến việc uốn nắn cho trẻ dùng câu đúng với cấu trúc ngữ pháp.

VD: Cô: - Qua câu chuyện các con yêu quý nhân vật nào nhất? Bảo ngọc: Cậu bé ạ!

Lẽ ra khi nghe bé Bảo Ngọc trả lời như vậy, cô cần nhắc nhở bé lựa chọn câu trả lời đúng là:

- Con thưa cô, qua câu chuyện con thấy yêu quý nhân vật cậu bé nhất ạ.

c. Tiết 3 - Vẽ theo đề tài: “Vẽ cây xanh”

Tiết học được tiến hành ở lớp 5 tuổi B. * Tóm tắt hoạt động của cô và trẻ:

Đầu tiết dạy, cô gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ hát bài hát: “Em yêu cây xanh”, và giới thiệu nội dung yêu cầu bài học cho trẻ. Sau đó cô cho trẻ quan sát bức tranh về cây xanh mà cô đã chuẩn bị, cô đàm thoại với trẻ về nội dung của bức tranh. Cô vẽ mẫu cho trẻ quan sát kèm theo lời hướng dẫn. Cô đàm thoại lại với trẻ một lần nữa về các thao tác để vẽ cây xanh, cô cho trẻ nêu ý tưởng sắp thực hiện của mình. Sau đó, cô cho trẻ thực hành, trong quá trình thực hành cô quan sát, động viên, nhắc nhở các cháu. Cuối cùng cô tiến hành trưng bày sản phẩm của cả lớp, cho trẻ nêu nhận xét về bài của mình và của bạn. Kết thúc cô nhận xét về toàn bộ tiết học và mở rộng giáo dục cho trẻ về lợi ích của cây xanh và phải biết yêu quý cây xanh.

* Nhận xét sơ bộ về tiết dạy: - Ưu điểm:

+ Cô đã tiến hành tiết học đúng với nội dung và phương pháp dạy học. + Trẻ đã biết sử dụng các kỹ năng vẽ các nét thẳng, nét xuyên, nét cong và các hình dạng khác nhau như: hình tròn,… để vẽ cây xanh.

+ Giáo viên đã rèn các kỹ năng khéo léo để trẻ vẽ và giáo dục trẻ biết yêu cây xanh.

- Hạn chế:

+ Giáo viên chỉ quan tâm đến nội dung của bài dạy và rèn các kỹ năng vẽ cho trẻ.

+ Cô chưa quan tâm đến nội dung kết hợp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong quá trình đàm thoại cô hoạt động là chủ yếu, khi trẻ trả lời cô chưa chú ý sửa lỗi câu và lỗi cấu trúc ngữ pháp cho trẻ mà chỉ quan tâm đến việc sửa nội dung câu trả lời sao cho phù hợp với bài học.

+ Tiết học này diễn ra một cách nhàm chán, cô chưa bao quát được hết các cháu.

VD - Cô: Con thấy bạn vẽ như thế nào? - Hải Đăng: Đẹp.

Lẽ ra cô phải nhắc nhở và sửa lại cho trẻ: Con nên trả lời là - Con thưa cô, bạn vẽ rất đẹp ạ.

d. Tiết 4: Tìm hiểu về “Cây xanh và môi trƣờng sống”

Tiết dạy được thực hiện ở lớp mẫu giáo 5 tuổi B. * Hoạt động của cô và trẻ:

Đầu tiết học cô cho trẻ tạo thành một đoàn tàu nối đuôi nhau ra sân dạo chơi. Cô cho hát bài hát “Em yêu cây xanh”, đàm thoại về nội dung bài hát và hướng trẻ đến nội dung chính là quan sát cây xanh trên sân trường. Sau đó cô đưa ra yêu cầu của nội dung bài học để hướng dẫn trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát tự do trên sân trường. Cô tập trung trẻ lại yêu cầu trẻ nói những gì mình đã quan sát thấy cho cô và các bạn cùng nghe, cô khái quát lại câu trả lời của trẻ. Cô khái quát lại một lần toàn bộ nội dung bài học. Kết thúc hoạt động học, cô chốt lại nội dung bài học, giáo dục nhắc nhở trẻ phải biết yêu quý và bảo vệ cây xanh, sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi bằng cách vẽ cây xanh tự do lên nền đất.

* Nhận xét sơ bộ về tiết học: - Ưu điểm:

+ Giáo viên đã xác định đúng mục đích yêu cầu của bài học và có sự kết hợp về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của một số loại cây, biết được sự phát triển của cây, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, giáo dục trẻ biết yêu quý cây xanh.

+ Tiết học này đã tạo được hứng thú và kích thích sự tò mò của trẻ. Cô giáo đã phát huy được tính tích cực và sáng tạo của trẻ bằng cách cho trẻ tự do quan sát đối tượng và nói về những gì mà mình quan sát được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giáo viên đã sử dụng các câu hỏi mẫu để gợi ý cho trẻ:

VD: - Con thấy lá cây có màu gì? Thân cây như thế nào?... + Cô đã chú ý sửa lỗi cho trẻ:

VD: Khi trẻ nói:“lá màu xanh”. Cô đã sửa lại cho trẻ: “Con phải nói là: “Con thưa cô, con thấy lá cây có màu xanh ạ.” Con nhớ chưa”.

- Hạn chế:

+ Cô mới chú ý sửa lỗi được cho một vài trẻ.

+ Hầu hết cô chỉ tập trung chú ý và hỏi một số trẻ học được, năng động và mạnh dạn trong lớp.

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp (Trang 28)