Xây dựng ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần thương mại xăng dầu việt nam trong giai đoạn từ năm 2014 - 2020 (Trang 68)

5. Cấu trúc luận văn

3.4.3Xây dựng ma trận SWOT

Sau khi phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức như trên, ta sử dụng ma trận SWOT để làm công cụ xây dựng các phương án kết hợp có thể có.

Bảng 3.3: Ma trận SWOT của Công ty

MA TRẬN SWOT

Cơ hội (O) Thách thức (T) 1. Xăng dầu là mặt hàng

thiết yếu

2. Đối tượng sử dụng lớn, nhu cầu sử dụng cao 3. Môi trường kinh tế chính trị ngày càng ổn định và hoàn thiện

1. Petrolimex chiếm thị phần lớn, có kênh phân phối trải khắp cả nước 2. Đòi hỏi về chất lượng sản phẩm ngày càng cao 3. Sự biến động về giá cả

Mặt mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T) 1. Có tài chính ổn định,

sẵn sàng đầu tư dài hạn 2. Quan hệ với nhiều đối tác lớn trên thị trường xăng dầu

3. Cơ cấu gọn nhẹ, linh động

1- S1/O1 2- S2/O2 3- S3/O3 1- S1/T1 2- S2/T2 3- S3/T3

Mặt yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)

1. Kỹ năng và kinh nghiệm trên thị trường Xăng dầu còn hạn chế 2. Hệ thống kho bãi và cơ sở hạn tầng còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu trong kinh doanh 3. Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể 1- W1/O1 2- W2/O2 3- W3/O3 1- W1/T1 2- W2/T2 3- W3/T3

59 Các phương án kết hợp:

Dựa vào ma trận SWOT ở bảng 3.3, có thể xây dựng được các phương án kết hợp các cặp phối hợp được xem là hợp lý như sau:

a. Phương án kết hợp 1: theo các cặp phối hợp S1/O1, S1/T1, W1/O1, W1/T1

S1: Có tài chính ổn định, sẵn sàng đầu tư dài hạn O1: Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu

T1: Petrolimex chiếm thị phàn lớn, có kênh phân phối trải khắp cả nước W1: Kỹ năng và kinh nghiệm trên thị trường Xăng dầu còn hạn chế

Nội dung kết hợp:

Sử dụng ưu thế Công ty có tài chính ổn định, sẵn sàng đầu tư dài hạn kết hợp với xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty dần dần chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Đồng thời mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao kỹ năng về thị trường xăng dầu và nghiệp vụ bán hàng cho cán bộ công nhân viên.

b. Phương án kết hợp 2: theo các cặp phối hợp S2/O2, S2/T2, W2/O2, W2/T2

S2: Quan hệ với nhiều đối tác lớn trên thị trường Xăng dầu O2: Đối tượng sử dụng lớn, nhu cầu sử dụng cao

T2: Đòi hỏi về chất lượng sản phẩm ngày càng cao

W2: Hệ thống kho bãi và cơ sở hạ tàng kém, chưa đáp ứng được yêu cầu trong kinh doanh

Nội dung kết hợp:

Xuất phát từ cơ hội của công ty là đối tượng sử dụng xăng dầu ngày càng lớn và nhu cầu sử dụng cao kết hợp với thế mạnh của Công ty là có mối quan hệ với nhiều đối tác lớn trên thị trường Xăng dầu có thể giúp Công ty kết hợp với các đối tác trên thị trường để phát triển mạng lưới bán hàng. Việc kết hợp kinh doanh với các đối tác lớn còn giúp cho Công ty có thể kiểm soát tốt hơn

60

về chất lượng Xăng dầu cũng như có thể tận dụng các mối quan hệ đó để thuê kho bãi và phương tiện vận tải với giá hợp lý hơn, giảm chi phí trong kinh doanh.

c. Phương án kết hợp 3: theo các cặp phối hợp S3/O3, S3/T3, W3/O3, W3/T3

S3: Cơ cấu bộ máy công ty linh hoạt, gọn nhẹ

O3: Môi trường kinh tế chính trị ngày càng ổng định và hoàn thiện T3: Sự biến động về giá cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

W2: Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể

Nội dung kết hợp:

Xuất phát từ điểm mạnh là Môi trường kinh tế chính trị ngày càng ổn định và Công ty có bộ máy gọn nhẹ linh động nên các bộ phận trong công ty có thể liên hệ hỗ trợ lẫn nhau tìm hiểu kỹ thị trường có thể phát triển, từ đó đưa ra chiến lược phát triển hợp lý và nắm bắt nhanh chóng tình hình biến đối giá cả cảu Xăng dầu đưa ra phương án kinh doanh tốt nhất.

Tóm lại, qua phân tích SWOT của Công ty, có thể tổng hợp được 03 phương án kết hợp cơ bản trên cơ sở phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như trên. Các cặp kết hợp này sẽ làm căn cứ cho việc xây dựng phương án cụ thể ở 3.5.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần thương mại xăng dầu việt nam trong giai đoạn từ năm 2014 - 2020 (Trang 68)