Mô hình Bản đồ chiến lược của Rober tS Kaplan và Dav iP Norton

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần thương mại xăng dầu việt nam trong giai đoạn từ năm 2014 - 2020 (Trang 33)

5. Cấu trúc luận văn

1.4.2Mô hình Bản đồ chiến lược của Rober tS Kaplan và Dav iP Norton

Bản đồ chiến lược mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược trong mối quan hệ nhân - quả rõ ràng, từ đó định hướng bước đi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Nguyên tắc của bản đồ chiến lược là: - Cân bằng các nguồn mâu thuẫn;

- Hướng đến khách hàng với các giá trị khác nhau; - Các giá trị được tạo ra nhờ nội lực của Doanh nghiệp; - Chiến lược bao gồm cả việc bổ sung nhau và đồng thời;

- Sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản vô hình Bản đồ chiến lược gồm bốn hướng chính là:

- Hướng tài chính: Chiến lược lợi nhuận của một doanh nghiệp dựa trên hai vấn đề lớn là tăng nguồn thu hoặc giảm chi phí. Có hai chiến lược cơ bản để thúc đẩy tình hình tài chính là chiến lược năng suất và chiến lược tăng trưởng.

- Hướng khách hàng: Đây là trọng tâm của chiến lược, yêu cầu doanh nghiệp phải chú ý đến tất cả các giá trị chào đến khách hàng như: giá cả, chất lượng, dịch vụ, thương hiệu… để tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng truyền thống.

- Hướng nội bộ công ty: Hướng này giúp doanh nghiệp xác định những kết quả cần thực hiện và cách để đạt được kết quả đó. Bao gồm các quy trình

24

thực hiện cụ thể như: Quy trình quản lý hoạt động, quy trình quản lý khách hàng, quy trình đổi mới, quy định và quy trình xã hội.

- Hướng học hỏi và phát triển: Xác định quá trình kinh doanh và các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp phải thực hiện để hỗ trợ chương trình Giá trị khách hàng. Chiến lược học hỏi và phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải sắp xếp, bố trí nhân lực, công nghệ, văn hóa doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu phù hợp với các yêu cầu của quá trình kinh doanh chiến lược dựa trên nhu cầu của khách hàng.

25

1.4.3 Mô hình của Michael E.Porter về 5 áp lực cạnh tranh

Mô hình phân tích mức độ cạnh tranh trong một ngành chịu ảnh hưởng bởi năm áp lực cơ bản nên được Michael E. Porter – nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh thuộc Đại học Havard gọi là mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Theo Ông, cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào năm lực lượng cạnh tranh vì vậy các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình này để tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ nhằm hiểu hơn bối cảnh ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Năm áp lực cạnh tranh cụ thể như sau:

- Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành thể hiện ở: + Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành + Mức độ tập trung của ngành

+ Chi phí cố định/ giá trị gia tăng + Tình trạng tăng trưởng của ngành + Tình trạng dư thừa công suất + Khác biệt giữa các sản phẩm + Các chi phí chuyển đổi

+ Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa + Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh + Tính sàng lọc trong ngành

- Khách hàng (người mua) thể hiện ở: + Vị thế mặc cả

+ Số lượng người mua

+ Thông tin mà người mua có được + Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa + Tính nhạy cảm đối với giá

26

+ Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành + Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế

+ Động cơ của khách hàng - Nhà cung cấp thể hiện ở:

+ Mức độ tập trung của các nhà cung cấp

+ Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp + Sự khác biệt của các nhà cung cấp

+ Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm

+ Chi phí chuyển đổi của các doanhnghiệp trong ngành + Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế

+ Nguy co tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp + Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành - Nguy cơ sản phẩm thay thế thể hiện ở:

+ Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm + Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng

+ Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế - Đối thủ tiềm ẩn thể hiện ở:

+ Sự hiểu biết về chu kỳ dao đông thị trường + Tính đặc trung của nhãn hiệu hàng hóa + Khả năng tiếp cận với kênh phân phối + Khả năng bị trả đũa

+ Các yêu cầu về vốn + Các sản phẩm độc quyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần thương mại xăng dầu việt nam trong giai đoạn từ năm 2014 - 2020 (Trang 33)