Thí nghiệm 2: Khảo sát tỉ lệ phối chế thích hợp cho quá trình chế

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình chế biến sinh tố trái cây (Trang 35)

3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát tỉ lệ phối chế thích hợp cho quá trình chế biến biến

Mục đích: khảo sát tìm ra tỉ lệ phối chế thích hợp đảm bảo giá trị cảm

quan cũng như độ ổn định của sản phẩm.

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với một nhân tố và 2 lần lặp lại.

Nhân tố B: tỉ lệ cơm dừa với 6 mức tỉ lệ:

B2 : 0,5 B3 : 0,8 B4 : 1 B5 : 1,5 B6 : 2 Số nghiệm thức: 6 x 1 = 6 nghiệm thức.

Số đơn vị thí nghiệm: 6 x 2 = 12 thí nghiệm.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thí nghiệm 2

Các thông số cố định:

Tỉ lệ khóm: chuối: nước = 2: 1,5: 2

Nồng độ acid ascorbic: 1%

Đường 230 Brix Acid ascorbic

Khóm Cơm dừa Chuối Phối chế Đóng chai Bảo quản 40C Sản phẩm Xử lý Xay B1 B2 B3 B4 B5 B6

Hàm lượng chất khô hòa tan (hay độ Brix) = 23%

Tiến hành thí nghiệm:

Nguyên liệu gồm 3 loại: cơm dừa, khóm và chuối. Sử dụng loại cơm dừa thích hợp nhất đã được lựa chọn từ thí nghiệm 1 để làm nguyên liệu chế biến cho thí nghiệm 2. Đối với chuối và khóm việc lựa chọn được thực hiện tương

tự như ở thí nghiệm 1.

Tiến hành xử lý riêng đối với từng nguyên liệu như đã được nêu ở thí nghiệm 1.

Nguyên liệu sau xử lý đến khâu phối chế, cố định tỉ lệ khóm: chuối:

nước = 2: 1,5: 2. Tiến hành chuẩn bị 6 mẫu với 6 tỉ lệ cơm dừa khác nhau lần

lượt là 0,2; 0,5; 0,8; 1; 1,5; 2. Tiếp theo, bổ sung acid ascorbic ở nồng độ 1%

(pha trong nước trước khi bổ sung), đo độ Brix của mẫu sau đó phối trộn

đường RE đến độ Brix cố định là 23%. Đóng chai, bảo quản lạnh ở 40C trong

vòng 3 giờ nhằm ổn định trạng thái sản phẩm, cuối cùng tiến hành lấy mẫu để

theo dõi các chỉ tiêu.

Chỉ tiêu theo dõi:

Đo màu Đo pH Đo độ nhớt

Đánh giá cảm quan

Khi kết thúc thí nghiệm, phân tích số liệu và chọn ra tỉ lệ phối chế tối ưu

nhất cho quá trình chế biến.

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình chế biến sinh tố trái cây (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)