5. Kết cấu của đề tài
3.1.3 Thiết kế nghiên cứu định tính
Sau khi nghiên cứu các lý thuyết về sự hài lòng, các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng, tác giả dựa trên mô hình của Romer và Lucas, 2007 để xây dựng mô hình nghiên cứu trong Luận văn này, đồng thời các thang đo trong mô hình này cũng đƣợc tác giả sử dụng nhằm đo lƣờng mức độ hài lòng của các nhà đầu tƣ tại KCN Tân Đông Hiệp B. Để đảm bảo các thang đo phù hợp với thực tế và có thể sử dụng đƣợc khi nghiên cứu về mức độ hài lòng của các nhà đầu tƣ tại KCN này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ thông qua phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu 5 nhà đầu tƣ của 3 công ty trong KCN Tân Đông Hiệp B. Cụ thể là các nhà đầu tƣ của Công ty TNHH Phú Mỹ, điện thoại (0650) 3791989, Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Hoàng Long, điện thoại (0650) 3728255, Công ty CP thức ăn Dinh Dƣỡng NUTIFARM, điện thoại (0650) 3738888. Qua việc nghiên cứu sơ bộ giúp tác giả nghiên cứu điều chỉnh, bổ xung và thống nhất các khái niệm liên quan đến các biến quan sát trong bảng khảo sát đƣợc sử dụng trong Luận văn này phù hợp với thực tế tại KCN Tân Đông Hiệp B.
Tác giả kết hợp việc khảo sát bảng câu hỏi với việc phỏng vấn chuyên sâu ngay khi đƣợc các nhà đầu tƣ dành cho thời gian phỏng vấn, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để điều chỉnh và khám phá ra các vấn đề thực tế phía sau mà không thể diễn tả trong bảng câu hỏi nhằm có cái nhìn tổng quát từ nhiều phía cho việc đánh giá và đề xuất các giải pháp và kiến nghị đƣợc chính xác và mang tính thực tiễn cao.